Các đối tượng chống đối, bất mãn, một số cá nhân có tư tưởng, nhận thức sai lệch, gom vào các group, hội, nhóm kín như “Công dân - góc nhìn báo chí”; “Đấu trường dân chủ”… để cung cấp tin, hình ảnh, đưa ra các bài viết, bình luận, lan truyền chia sẻ những thông tin sai sự thật về tình hình dịch COVID -19 tại Việt Nam.
Thời gian qua, tình hình dịch COVID -19 diễn biến phức tạp trên
phạm vi cả nước, đặc biệt tại TP Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh phía Nam. Bên cạnh
những nỗ lực không ngừng nghỉ của các cấp đảng, chính quyền, của đội ngũ y tế,
lực lượng vũ trang sát cánh cùng nhân dân thì trên không gian mạng, một số cá
nhân, tổ chức lại cố tình phớt lờ những công sức đó, tìm cách xuyên tạc, bịa
đặt nhằm gây phức tạp tình hình, tạo cớ chống phá Đảng, Nhà nước.
Một số cá nhân, tổ chức, bên cạnh những tài khoản hiện có, đã
tiến hành xây dựng hệ thống kênh tin truyền thông trải đều trên các nền tảng
mạng xã hội như you tobe, face book, blog, instagram… với lượt người theo dõi
và tương tác lớn như BBC Tiếng Việt, VOA Tiếng Việt, RFI Tiếng Việt, Chân trời
mới, Việt Tân…
Đi liền với đó là tập hợp các đối tượng chống đối, bất mãn, một
số cá nhân có tư tưởng, nhận thức sai lệch, gom vào các group, hội, nhóm kín
như “Công dân - góc nhìn báo chí”; “Đấu trường dân chủ”… để cung cấp tin, hình
ảnh, đưa ra các bài viết, bình luận, lan truyền chia sẻ những thông tin sai sự
thật về tình hình dịch COVID -19 tại Việt Nam.
Nhiều người trong và ngoài nước đã thông qua các tin bài trong
group để đưa lên các các trang cá nhân, diễn đàn với sự đa dạng về nội dung và
đối tượng tiếp cận như nhân danh chuyên gia y tế, chia sẻ kinh nghiệm, tâm sự
của người trong khu cách ly, quan điểm của người được cho là nổi tiếng, nghệ
sĩ, trí thức… Từ đó, họ mở rộng các góc độ tiếp cận cho người đọc để tiến hành
xuyên tạc, bịa đặt, thổi phồng các số liệu về tình hình phòng, chống dịch COVID
- 19 ở Việt Nam.
Thông qua hệ thống các trang tin trên, một số cá nhân, tổ chức
trong và ngoài nước đã không ngừng đăng tải các thông tin, nội dung xuyên tạc
sự thật lên mạng xã hội theo hiệu ứng “sóng nước”, tạo thành một làn sóng thông
tin sai lệch tràn ngập, gây hoang mang cho người dân. Đây được coi là phương
thức phổ biến và nguy hiểm mà các đối tượng xấu lợi dụng, dễ kích động người
dân trong việc tuyên truyền, xuyên tạc thông tin trên mạng internet.
Trong khi đó, công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động
trên không gian mạng ở nước ta hiện nay vẫn còn nhiều kẽ hở, dẫn đến việc một
số cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước “lách luật”.
Các loại hình tội phạm mới trên không gian mạng đã lợi dụng để
thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật. Đặc biệt là việc tận dụng nền tảng
mạng xã hội có máy chủ đặt ở ngoài nước như Facebook, Youtobe, Tik Tok… sẽ dẫn
đến khó khăn trong việc quản lý và áp các chế tài xử phạt theo quy định của
pháp luật Việt Nam đối với các tài khoản người dùng có hoạt động tuyên truyền,
đưa tin sai sự thật và xâm phạm an ninh Quốc gia, vi phạm pháp luật Việt Nam.
Có thể kể đến như hoạt động lợi dụng kẽ hở trong việc quản lý và
sử dụng tên miền của các web trên không gian mạng để lập các trang web giả của
cơ quan, tổ chức Nhà nước để tiến hành đăng tải các nội dung tuyên truyền,
thông tin sai sự thật về tình hình phòng, chống dịch COVID -19 khiến cho người
đọc khi truy cập khó phân biệt được đâu là trang tin thật, đâu là trang tin
giả.
Hoặc một số cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước lợi dụng để đưa
ra quan điểm, phát ngôn thiếu chuẩn mực với mục đích kích động khiến người dân
hiểu sai về công tác phòng, chống dịch, đưa ra lời lẽ mang tính chia rẽ, kỳ
thị, phân biệt vùng miền, các bài viết gợi lại về “những giá trị” của chế độ
ngụy quyền trước 1975.
Ngoài ra, các đối tượng còn tiến hành tổ chức các cuộc thi tìm
hiểu với giải thưởng có giá trị về vật chất trên không gian mạng như cuộc thi
viết bài về tình hình thời sự, chính trị, xã hội trong nước trong bối cảnh dịch
COVID-19 do nhóm “Tuổi trẻ Việt Nam và đất nước” phát động, với phần thưởng là
máy tính xách tay macbook air, ipad, iphone, qua đó đã thu hút sự chú ý và tham
gia của nhiều người, nhất là học sinh, sinh viên tại Việt Nam.
Việc tổ chức các cuộc thi này chỉ là cái cớ nhằm lấy giá trị
tiền bạc của giải thưởng để che giấu ý đồ thu thập thông tin, cũng như âm mưu
tuyên truyền các thông tin sai sự thật trên không gian mạng, tạo cơ hội để các
đối tượng xấu viết bài đả phá chế độ.
Qua đó, các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước thu được nhiều
tin tức về tình hình chính trị, xã hội của Việt Nam, đồng thời còn tác động đến
nhận thức của những người tham gia viết bài, gây hiểu sai về chủ trương, đường
lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với công tác phòng, chống dịch
COVID -19.
Do cuộc thi được tổ chức trên mạng xã hội, người đoạt giải được
nhận giải qua đường bưu điện, chuyển khoản qua ngân hàng hoặc dưới các dạng hỗ
trợ, khen thưởng khác nên gây khó khăn cho công tác quản lý của nhà nước, nhất
là khi các đối tượng sử dụng các tài khoản nặc danh, ẩn danh để đưa tin, bài,
che giấu nhân thân, mã hóa thông tin.
Nhìn lại các cuộc “cách mạng màu” bạo loạn lật đổ ở nhiều quốc
gia trên thế giới trong những năm qua như Lybia, Sirya, Ukaraina, Hồng Kông -
Trung Quốc, không khó để nhận thấy các đối tượng cầm đầu và các đối tượng ở
nước ngoài đã sử dụng không gian mạng như một phương thức lợi hại nhất để tuyên
truyền, xuyên tạc, kích động, tiến tới tập hợp những người có quan điểm, tư
tưởng chống đối Nhà nước, từ đó chỉ huy, điều hành các cuộc biểu tình, gây rối
an ninh, trật tự.
Tại Việt Nam, phương thức xuyên tạc, kêu gọi tụ tập biểu tình
trên các nền tảng mạng xã hội không còn mới mẻ mà đã được các đối tượng triệt
để lợi dụng trong các vụ việc biểu tình, gây rối an ninh trước đây như biểu
tình, gây rối tại Bình Dương và Hà Tĩnh (năm 2014) khi Trung Quốc đưa giàn
khoan HD - 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam; lợi dụng biểu tình, gây
rối sau vụ FOMOSA xả thải gây ô nhiễm và vụ bạo loạn tại Phan Rí Cửa, tỉnh Bình
Thuận liên quan đến việc phản đối Luật Đặc khu…
Việc sử dụng mạng xã hội khi xảy ra các vụ việc nhạy cảm, phức
tạp hay các vấn đề thu hút sự chú ý của người dân như công tác phòng, chống
dịch COVID - 19 để xuyên tạc, bịa đặt, tiến tới kích động luôn tiềm ẩn nhiều
nguy cơ đe dọa đến tình hình an ninh, trật tự và hiệu quả của các biện pháp
phòng, chống dịch bệnh.
Việt Nam là một trong những quốc gia mà các thế lực thù địch,
phản động trong và ngoài nước âm mưu tiến hành các bước chuyển hóa “cách mạng
màu” trong chiến lược “Diến biến hòa bình” nhằm biến thành một quốc gia bất ổn,
tiến tới xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, hướng lái Việt Nam theo quỹ đạo
tư bản chủ nghĩa.
Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, sự đa dạng các
nền tảng mạng xã hội đã biến không gian mạng thành một thế giới ảo rộng lớn,
nơi con người ở quốc gia này có thể gặp gỡ giao lưu với con người ở quốc gia khác
mà không cần phải di chuyển hay lo về ngôn ngữ bất đồng. Đây cũng là môi trường
để một số cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước triệt để lợi dụng với những
phương thức và thủ đoạn ngày càng tinh vi, cũng như không theo các quy luật
truyền thống như thay vì các đối tượng phải sang một nước thứ ba để tập huấn về
bất bạo động, nhận hỗ trợ tài chính và dễ dàng bị lộ, bị bắt khi về nước thì
ngày nay, thông qua mạng xã hội, các đối tượng dễ dàng nhận tài liệu, tham gia
các lớp tập huấn, nhận nhiệm vụ tại các nhóm kín có tính bảo mật cao…
Từ đó nhận chỉ thị về việc đăng tải các nội dung sai sự thật về
công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại Việt Nam với sự lan tỏa rộng rãi, tạo
nên sự hoài nghi, sự hoang mang trong người dân về tình hình dịch bệnh, hướng
tới các hoạt động gây khó khăn cho các công tác phòng, chống dịch, tiến tới
kích động người dân tụ tập biểu tình, gây mất an ninh, trật tự.
Do đó, việc nhận diện âm mưu, thủ đoạn, ý đồ của một số cá nhân,
tổ chức trong và ngoài nước xuyên tạc, bịa đặt về tình hình phòng, chống dịch
COVID -19 tại Việt Nam, góp phần nâng cao cảnh giác, ý thức trách nhiệm của
người dân trong thời gian dịch bệnh diễn biến phức tạp là điều hết sức cần
thiết.
Bình Nguyên - Hoàng Ly - Báo điện tử CAND
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét