Thứ Năm, 26 tháng 8, 2021

Sự kiện ở Afghanistan không thể tương tự tình hình miền Nam Việt Nam năm 1975

Sự kiện ở Afghanistan không thể tương tự tình hình miền Nam Việt Nam năm 1975

Hoàng Đích



Những ngày này, lợi dụng sự kiện xảy ra ở Afghanistan, các hãng thông tấn nước ngoài, như: BBC, RFI, VOA và các trang mạng, blog, tài khoản, Fanpage Facebook của một số tổ chức, cá nhân đồng loạt đăng tải nhiều bài viết cập nhật tình hình bất ổn chính trị tại Afghanistan nhằm suy diễn tình hình tại Afghanistan tương tự tình hình miền Nam Việt Nam năm 1975; so sánh, xuyên tạc chế độ chính trị tại Afghanistan sau khi Taliban trở lại cầm quyền sẽ như chế độ chính trị tại Việt Nam sau ngày 30-4-1975; công kích, hạ bệ cuộc đấu tranh giải phóng đất nước của Việt Nam, kích động người dân “đứng lên đấu tranh đòi quyền lợi” hòng tiến tới lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam…

Có thể nói những luận điệu trên là hết sức sai trái vì nó đánh đồng hai sự kiện khác nhau về bản chất. Taliban được thành lập năm 1994 nhằm chống lại chiến dịch quân sự của Liên Xô (trước đây) trong thập niên 1980 của thế kỷ XX. Hầu hết thành viên của Taliban là người Pashtun dân tộc đông dân nhất Afghanistan. Tên Taliban có nghĩa là “những giáo sinh Pashto”. Taliban nhanh chóng lớn mạnh về quân số, mở rộng ảnh hưởng ở Kandahar, sau đó là toàn vùng Tây Nam Afghanistan. Tuy nhiên, mặt trái của Taliban chính là sự tàn khốc, hà khắc. năm 1996, Taliban tiến vào Kabul, lật đổ chế độ của Tổng thống Burhanuddin Rabbani và buộc ông này phải chạy ra nước ngoài sống lưu vong. Sau khi bị liên quân Mỹ và đồng minh lật đổ năm 2001, các thủ lĩnh Taliban chạy sang nước hồi giáo láng giềng Pakistan, đồng thời mở những chiến dịch quân sự trên khắp lãnh thổ Afghanistan để giành lại quyền lực. Nhu vậy, không thể đồng nhất Quân giải phóng miền Nam Việt Nam – lực lượng cách mạng với quân Taliban. Bằng việc so sánh này, vô hình chung đã làm sai lệch bản chất cuộc chiến tranh chính nghĩa của nhân dân ta, hạ thấp ý nghĩa, sức nặng chiến thắng của dân tộc ta và những hy sinh, mất mát của cuộc trường chinh kháng chiến chống Mỹ. Để giành được thắng lợi đó, chúng ta có hơn 1,3 triệu liệt sỹ, trong đó còn khoảng 3 trăm ngàn người chưa tìm thấy mộ; đã có hơn 80 vạn thương binh, hơn 5 triệu người bị ảnh hưởng chất độc da cam đi-ô-xin và có hơn 40 ngàn bà mẹ Việt nam Anh hùng có chồng, con hy sinh ngoài mặt trận. Hơn nữa về mặt ý nghĩa, Đại thắng mùa Xuân năm 1975 đã chứng minh trí tuệ và tài năng thao lược của Đảng ta trong lãnh đạo và chỉ đạo chiến tranh cách mạng, cũng như minh chứng cho tinh thần quật khởi của thời đại Hồ Chí Minh với tinh thần: Dù phải đốt cháy cả dãy Trường sơn cũng phải quyết tâm giành độc lập, tự do!

Một điểm nữa để thấy rõ sự không “tương tự” giữa hai sự kiện trên là Taliban đã chiến thắng chính quyền của Tổng thống Ashraf Ghani nhưng tương lai của Afghanistan hiện nay rất khó lường. Hiện chỉ có ba nước không rút Đại sứ quán khỏi Thủ đô Kabul, còn một cuộc tháo chạy khỏi đất nước này đang mang lại những “hội chứng” đáng kể và viễn cảnh cho một cuộc xung đột sắc tộc mới, dữ dội vẫn là điều mà dư luận quan tâm và lo lắng. Thế nhưng, trên mạng xã hội một số người tỏ ra hả hê, vui sướng khi so sánh cảnh tượng Mỹ vội vã sơ tán người khỏi Thủ đô Kabun với cảnh quân đội Mỹ rút khỏi Sài Gòn trong ngày 30-4-1975 và mô tả nó như “sự tái hiện lịch sử”. BBC tiếng Việt đăng tải một số bài xuyên tạc lịch sử Việt Nam, như: “Vì sao chiến thắng của Taliban tại Kabun được so sánh với sự kiện Sài Gòn thất thủ”, “Kabun chưa đánh đã hàng có giống chiến tranh Việt nam”… Theo đó là những bình luận, ngôn từ hết sức phản động là “tái hiện Sài Gòn thất thủ”, so sánh quân Taliban với “quân Bắc Việt”, từ đó miệt thị lịch sử “Việt Cộng đánh chiếm Sài Gòn”… Ai cũng biết rõ rằng, sau ngày 30-4-1975, một số tổ chức và cá nhân thiếu thiện chí, thậm chí bất chấp sự thật lịch sử, họ vẫn muốn nhìn nhận cuộc chiến ở Việt Nam là “huynh đệ tương tàn” và họ gọi sự kiện 30-4 là “Tháng tư đen” vào những dịp kỷ niệm. Cho nên cũng không có gì khó hiểu khi họ xuyên tạc gán ghép sự kiện vừa xảy ra ở Afghanixtan với sự kiện 30-4 ở Việt Nam là “tương tự” để đánh đồng hai sự kiện khác nhau một trời, một vực về bản chất này. Để kết thúc bài viết ngắn này, tôi xin nêu ý kiến của Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khi trả lời một Hãng tin quốc tế đặt câu hỏi về một số hãng truyền thông gần đây khi so sánh Mỹ rút quân ở Kabun với ở Sài Gòn trước đây tại cuộc họp báo thường kỳ chiều 19-8 đã khẳng định là: “Với chiến thắng lịch sử Mùa Xuân năm 1975, Quân đội và nhân dân Việt Nam đã hoàn thành thắng lợi cuộc kháng chiến trường kỳ, anh dũng, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, mở ra trang sử mới của Việt Nam, kỷ nguyên độc lập tự do, hòa bình, toàn dân tộc chung tay xây dựng, phát triển đất nước. Thắng lợi của cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam đã đem lại lòng tin, phấn khởi, khâm phục, mến mộ của lực lượng tiến bộ, yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới. Ý nghĩa lịch sử của chiến thắng đó là không thể lay chuyển”.

Không có nhận xét nào:

Toàn văn Bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khai mạc Hội nghị Trung ương 10 khoá XIII

[CAND] Sáng 18/9, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Thủ đô Hà Nội, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã chủ trì Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành ...