Thứ Năm, 29 tháng 10, 2020

Lan tỏa mạnh mẽ tinh thần đoàn kết, kỷ cương, sáng tạo, phát triển tỉnh Thanh Hóa

 Sau 3 ngày làm việc nghiêm túc, khẩn trương với tinh thần “Đoàn kết - Kỷ cương - Sáng tạo - Phát triển”, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025 đã thành công tốt đẹp.

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX diễn ra vào thời điểm rất đặc biệt. Đó là nhiệm kỳ đầu tiên mà Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết số 58–NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XII về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, để Thanh Hóa bước vào giai đoạn “tăng tốc và bứt phá” phát triển mạnh mẽ trong nhiệm kỳ tới và những năm tiếp theo. Bởi vậy, thành công của đại hội có ý nghĩa sâu sắc, quyết định đối với chặng đường phát triển mới của Thanh Hóa với những mục tiêu, yêu cầu cao hơn, toàn diện, bền vững hơn.

Phát biểu chỉ đạo đại hội, thay mặt Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã nhiệt liệt biểu dương, chúc mừng những thành tích, kết quả quan trọng, to lớn, rất phấn khởi và tự hào của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân các dân tộc tỉnh Thanh Hóa đã nỗ lực đạt được trong nhiệm kỳ vừa qua. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đặc biệt ấn tượng trước sự bứt phá ngoạn mục về tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu ngân sách Nhà nước, nhất là quy mô nền kinh tế của Thanh Hóa đã vươn lên đứng thứ 8 của cả nước; đồng thời, nhấn mạnh: Là tỉnh có vị trí chiến lược cả về kinh tế, quốc phòng - an ninh, với nguồn tài nguyên phong phú, đất đai rộng lớn, nguồn nhân lực dồi dào, đặc biệt là đã có bước chuyển mình mạnh mẽ trong thời gian qua; Thanh Hóa cần khai thác và phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế, huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, triển khai đồng bộ các giải pháp, để sớm trở thành một cực tăng trưởng mới, cùng với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển ở phía Bắc của Tổ quốc.

Trong những ngày qua, cán bộ, đảng viên và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh, những người con quê hương Thanh Hóa trên khắp mọi miền Tổ quốc và ở nước ngoài hướng về đại hội với niềm tin tưởng sâu sắc và đặt rất nhiều kỳ vọng vào sự thành công của đại hội. Qua theo dõi các phiên làm việc được cập nhật liên tục trên Báo Thanh Hóa điện tử, sóng Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh và các phương tiện thông tin đại chúng, các tầng lớp Nhân dân, cán bộ, đảng viên đã đánh giá cao tinh thần, trách nhiệm của các đại biểu dự đại hội trước Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Các đại biểu đã làm việc nghiêm túc, thảo luận, đóng góp những ý kiến hết sức tâm huyết, trí tuệ cho các văn kiện đại hội, hiến kế, đồng thuận, thống nhất cao với các phương hướng, chỉ tiêu, nhiệm vụ nhiệm kỳ mới 2020–2025. Đây thực sự là kết tinh trí tuệ, ý chí, nguyện vọng của toàn đảng bộ, Nhân dân các dân tộc và các lực lượng vũ trang tỉnh; là sự tổng kết sâu sắc giữa lý luận và thực tiễn; sự kế thừa những thành tựu quan trọng của các nhiệm kỳ đại hội trước, tiếp thu đường hướng của các văn kiện Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết số 58–NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XII, khẳng định tư duy đổi mới, tầm nhìn chiến lược, khát vọng mãnh liệt để đưa Thanh Hóa tăng tốc, bứt phá phát triển toàn diện, mạnh mẽ trong giai đoạn mới.

Công tác tổ chức đại hội đã được chuẩn bị công phu, bài bản, chu đáo; quán triệt sâu sắc các quy định của Đảng. Đại hội đã hoàn thành đầy đủ, toàn diện các nội dung theo đúng chỉ đạo tại Chỉ thị 35-CT/TW ngày 30-5-2019 của Bộ Chính trị, gồm: Tổng kết thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2015-2020 và xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của nhiệm kỳ 2020-2025; thảo luận, đóng góp ý kiến vào dự thảo các văn kiện Đại hội XIII của Đảng; bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025; bầu đoàn đại biểu dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Đại hội đã nhất trí cao thông qua các văn kiện quan trọng: Báo cáo Chính trị, Báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVIII, Báo cáo tổng hợp góp ý kiến xây dựng các văn kiện trình Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết của Đại hội và các văn kiện khác. Đặc biệt, phát huy kết quả thành công của đại hội đảng bộ các cấp, đại hội đã sáng suốt, công tâm và kỹ lưỡng, thực hiện đúng quy trình, quy định, đồng thuận, thống nhất cao, để lựa chọn và bầu ra Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX; tại phiên họp thứ nhất, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX đã bầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Tỉnh ủy, các Phó Bí thư Tỉnh ủy, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, nhiệm kỳ 2020-2025.

Trên tinh thần cầu thị, thẳng thắn, trách nhiệm, đại hội đã chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong nhiệm kỳ qua. Trong đó: Chất lượng tăng trưởng kinh tế còn thấp; tái cơ cấu ngành nông nghiệp còn chậm; thu hút đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Một số dự án công nghiệp hiệu quả chưa cao, gây ô nhiễm môi trường; tỷ lệ lấp đầy một số khu công nghiệp còn thấp. Dịch vụ có giá trị gia tăng cao phát triển chưa mạnh. Số lượng dự án quy mô lớn, công nghệ cao trên địa bàn tỉnh còn ít. Thu ngân sách chưa thật sự bền vững. Kết cấu hạ tầng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Vẫn còn tổ chức cơ sở đảng yếu kém; một số cán bộ, đảng viên còn vi phạm các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, gây dư luận xã hội không tốt... Khẳng định thành tựu là cơ bản, nhưng việc thẳng thắn nhận rõ khuyết điểm, hạn chế, chỉ rõ những nguyên nhân, đặc biệt là nguyên nhân chủ quan để đề ra các giải pháp khắc phục, giải quyết căn cơ những hạn chế, khuyết điểm, yếu kém đã thể hiện bản lĩnh vững vàng của Đảng bộ tỉnh, củng cố niềm tin và sự tin yêu của Nhân dân, của cán bộ, đảng viên đối với sự lãnh đạo của đảng bộ, để tiếp tục chung sức, đồng lòng dưới sự lãnh đạo của đảng bộ vượt qua mọi khó khăn, thách thức, đưa Thanh Hóa ngày càng phát triển giàu đẹp, phồn vinh.

Lan tỏa mạnh mẽ tinh thần đoàn kết, kỷ cương, sáng tạo, phát triểnTP Thanh Hóa ngày càng đổi mới, phát triển. Ảnh: M.H

Dự báo tình hình bước vào nhiệm kỳ 2020-2025, có nhiều thời cơ, thuận lợi, nhưng cũng không ít khó khăn, thách thức đan xen, song đại hội đã thống nhất quyết nghị phương hướng chung nhiệm kỳ 2020–2025, đồng thời đề ra các nhóm nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện, đó là: Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của đảng bộ; phát huy truyền thống văn hóa, lịch sử, khát vọng thịnh vượng và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân. Phát triển kinh tế nhanh và bền vững trên cơ sở phát triển công nghiệp nặng, nông nghiệp là nền tảng; công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế biến, chế tạo và dịch vụ logistics là đột phá; du lịch là mũi nhọn; tập trung phát triển 4 trung tâm kinh tế động lực, 5 trụ cột tăng trưởng và 6 hành lang kinh tế. Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học và công nghệ; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng các hoạt động văn hóa - xã hội. Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường. Bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Phấn đấu đến năm 2025 trong nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước - một cực tăng trưởng mới, cùng với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển ở phía Bắc của Tổ quốc; đến năm 2030 trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, người dân có mức sống cao hơn bình quân cả nước.

Trong lời phát biểu bế mạc đại hội, đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh khẳng định: Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX là đại hội của “Quyết tâm cao, nỗ lực lớn và hành động quyết liệt”. Đồng chí yêu cầu: Thể hiện trách nhiệm cao trước Đảng bộ, Nhân dân các dân tộc trong tỉnh, ngay sau đại hội, tập thể Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX và mỗi đồng chí đại biểu đại hội với cương vị, trọng trách của mình phải bắt tay ngay vào việc tuyên truyền, triển khai quán triệt, cụ thể hóa và tổ chức thực hiện nghị quyết. Các cấp, các ngành, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội từ tỉnh đến cơ sở, cần có kế hoạch quán triệt sâu rộng trong cán bộ, đảng viên, các tầng lớp Nhân dân về nghị quyết và chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội, gắn với việc triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 58-NQ/TW của Bộ Chính trị; khẩn trương xây dựng chương trình, kế hoạch để cụ thể hóa và tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện; đồng thời phân công trách nhiệm rõ ràng, tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện bằng những công việc, sản phẩm cụ thể, nhằm sớm đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống, tạo chuyển biến mạnh mẽ và có hiệu quả cao trong mọi lĩnh vực ngay trong những tháng còn lại của năm 2020 và từ ngày đầu, tháng đầu, năm đầu của kế hoạch 5 năm 2021-2026.

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX đã thành công tốt đẹp, lan tỏa khí thế phấn khởi, tin tưởng, lan tỏa mạnh mẽ tinh thần đoàn kết, kỷ cương, sáng tạo, phát triển, để toàn Đảng bộ, quân và dân các dân tộc tỉnh Thanh Hóa vững bước, tự tin trên chặng đường mới, thực hiện thắng lợi toàn diện các nội dung Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX đã đề ra, đưa Thanh Hóa tiếp tục chinh phục những mục tiêu, yêu cầu cao hơn, để phát triển toàn diện, bền vững hơn.

Thứ Hai, 26 tháng 10, 2020

Âm mưu thủ đoạn chống phá Đảng trong lĩnh vực đạo đức

(TG) - Trước thềm Đại hội XIII của Đảng, các thế lực thù địch, phản động càng ra sức, ráo riết chống phá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có đạo đức. Nhận diện âm mưu, thủ đoạn chống phá Đảng trên lĩnh vực đạo đức, qua đó nêu ra một số giải pháp đột phá đấu tranh phòng ngừa có hiệu quả là vấn đề có ý nghĩa quan trọng.

Ảnh minh họa


“Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, nhất là trong tình hình hiện nay diễn ra hết sức phức tạp, vẫn là một trong những nguy cơ mà Đảng ta đã chỉ ra. Âm mưu, thủ đoạn của chúng thực hiện ở tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong lĩnh vực đạo đức cũng vậy, tính chất cũng hết sức tinh vi, xảo quyệt và nguy hiểm. Có thể nhận diện âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch chống phá Đảng trong lĩnh vực đạo đức, lối sống ở cán bộ, đảng viên trước thềm Đại hội XIII của Đảng trên một số nội dung sau đây:

Thứ nhất, các thế lực thù địch bằng nhiều thủ đoạn ra sức phá hoại nền tảng tư tưởng đạo đức của Đảng.

 Nền tảng tư tưởng đạo đức của Đảng là hệ tư tưởng, bản chất cách mạng và mục tiêu lý tưởng của Đảng. Trong Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng đã chỉ rõ: “Kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh;… Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình cách mạng Việt Nam”(1).

Chính vì vậy, các thế lực thù địch tập trung xuyên tạc, chống phá. Chúng xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; bản chất cách mạng, truyền thống vẻ vang của Đảng ta, cho rằng Đảng không vì lợi ích của nhân dân, do đó cán bộ, đảng viên mới suy thoái về đạo đức, lối sống, tham ô, tham nhũng, nhũng nhiễu nhân dân. Qua đó, sẽ chệch phương hướng và mục tiêu lý tưởng chiến đấu, phai nhạt bản chất giai cấp công nhân, trượt sang chính trị tư sản. Thực chất đó là phá bỏ nền tảng đạo đức cách mạng của Đảng.

Cần khẳng định rõ nền tảng đạo đức của Đảng là hệ tư tưởng, bản chất, mục tiêu lý tưởng của Đảng. Sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945, nhân dân ta giành được chính quyền, Đảng ta trở thành Đảng cầm quyền, là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đại biểu trung thành cho lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn thể dân tộc, với mục đích duy nhất là giữ vững độc lập, tự do của Tổ quốc, giải phóng nhân dân khỏi mọi áp bức, bóc lột, xây dựng cuộc sống mới ấm no, hạnh phúc. Đó là đạo đức của Đảng ta.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Ngoài lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, Đảng ta không có lợi ích gì khác(2). Là một Đảng chân chính cách mạng, Đảng trung thành tuyệt đối với lợi ích của giai cấp công nhân, của toàn thể dân tộc và nhân dân Việt Nam. Điều đó vừa thể hiện sâu sắc giá trị lý luận và thực tiễn về công tác xây dựng Đảng; vừa thể hiện một cách đúng đắn và nhuần nhuyễn tính giai cấp, tính tiền phong, trí tuệ và đạo đức trong công tác xây dựng Đảng. Đồng thời, đó còn là tư tưởng chỉ đạo để Đảng ta và mỗi cán bộ, đảng viên hành động đúng tôn chỉ, mục đích của Đảng, làm cho Đảng ta thực sự là đội tiên phong, gắn bó mật thiết với nhân dân, một lòng, một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc. Đó là giá trị đạo đức của Đảng ta.

Thứ hai, các thế lực thù địch đã khuếch trương những hạn chế, khuyết điểm trong bộ máy Đảng, Nhà nước làm cho một bộ phận cán bộ, đảng viên dao động, thiếu tin tưởng, tha hóa về đạo đức, lối sống.

Chúng tìm mọi cách để cổ súy một số cán bộ, đảng viên nhìn nhận đạo đức cách mạng, lối sống xã hội chủ nghĩa sai lệch, chỉ thấy tiêu cực, mặt xấu, không thấy những giá trị đạo đức, lối sống tốt đẹp của dân tộc, của cách mạng. Qua đó, làm mất dần cái tốt, cái tiến bộ, làm tăng dần cái xấu, cái lạc hậu, làm chậm lại quá trình phát triển dẫn đến sự yếu kém, hư hỏng, thoái hóa, biến chất của chính bản thân con người và tổ chức về đạo đức, lối sống. Do suy thoái cho nên, những cán bộ, đảng viên này đổ lỗi cho đạo đức, lối sống truyền thống của dân tộc.

Thứ ba, các thế lực thù địch cổ súy, du nhập lối sống tư sản vào một bộ phận cán bộ, đảng viên làm cho họ tha hóa về đạo đức, lối sống.

Các thế lực thù địch ra sức cổ súy, du nhập lối sống buông thả, ngại học tập, phấn đấu, rèn luyện vào một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhất là những người có chức, có quyềnQua đó, làm cho họ tha hóa; có cán bộ, đảng viên “sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc”(3). Những cán bộ, đảng viên như vậy thường ngại rèn luyện, phấn đấu, lười suy nghĩ, lười học tập; luôn tìm cách để hình thành “cơ chế ngầm”, “cánh hẩu”, bảo vệ, bao che khuyết điểm cho nhau, trù dập những người thẳng thắn đấu tranh phê bình, những người bảo vệ công bằng, bình đẳng, bảo vệ sự nghiệp và lý tưởng cách mạng. Họ du nhập, sống theo lối sống tư sản, coi thường lẽ phải, đạo lý; bắt chước, học đòi coi đó như là “mốt thời thượng”. Những điều đó đã dẫn đến suy thoái đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên.

Thứ tư, các thế lực thù địch thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ làm tha hóa đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên.

Từ chỗ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ làm tha hóa đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên dẫn đến những vi phạm kỷ luật cơ quan, cao hơn là vi phạm pháp luật của Nhà nước; cổ súy lối sống thực dụng; khuyến khích làm trái quan điểm, đường lối của Đảng; lợi dụng những hạn chế, khuyết điểm trong bộ máy để xuyên tạc, kích động...  

Thứ năm, các thế lực thù địch thúc đẩy suy thoái về tư tưởng chính trị làm cho suy thoái về đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên trầm trọng hơn.

Hội nghị Trung ương 4 khóa XI nhận định: “Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc”(4). Đây là mức độ rất nguy hiểm của suy thoái về đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên hiện nay. Vì vậy, các thế lực thù địch ra sức thúc đẩy suy thoái về tư tưởng chính trị làm cho suy thoái về đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên trầm trọng hơn.

Thứ sáucác thế lực thù địch bóp méo, xuyên tạc các mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân, với quân đội để làm suy thoái các quan hệ đạo đức của cán bộ, đảng viên. 

Mục đích của chúng nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng với xã hội và thủ tiêu sự lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội nhân dân Việt Nam. Các thế lực thù địch xuyên tạc mối quan hệ trong nội bộ quân đội, rằng quan hệ cấp trên - cấp dưới, cán bộ - chiến sĩ đã “không còn như trước nữa, vì mức sống đã quá chênh lệch”, rằng cán bộ, sĩ quan “chỉ biết lo cho bản thân”; chúng triệt để lợi dụng khuyết điểm, hạn chế, những hiện tượng tiêu cực ở một số ít cán bộ, chiến sĩ để xuyên tạc mối quan hệ máu thịt quân - dân; rêu rao “quân đội không còn gần gũi, gắn bó với nhân dân nữa”; đã “không thực hiện đúng” nhiệm vụ bảo vệ nhân dân, “chỉ lo bảo vệ Đảng, Nhà nước”. Các thế lực thù địch cố tình làm biến dạng, méo mó bản chất các mối quan hệ của quân đội. Đây là một điểm mấu chốt để cổ súy cho suy thoái đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên.

Nhằm chia rẽ Đảng với quân đội, các thế lực thù địch cố tình cắt xén nội hàm phẩm chất trung thành của quân đội ta, đối lập sự trung thành với Đảng, với nhân dân và dân tộc. Chúng đưa ra luận điệu: Quân đội “không cần dựa vào hệ tư tưởng nào”, “không cần đặt dưới sự lãnh đạo của đảng chính trị nào”, đồng thời xuyên tạc, bóp méo nhiều giá trị đạo đức cách mạng với mục đích gây “nhiễu loạn” về nhận thức dẫn đến tha hóa về tư duy, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên.

Những âm mưu, thủ đoạn nêu trên của các thế lực thù địch tạo ra những mối nguy hiểm khôn lường, đồng thời khiến cho chúng ta gặp nhiều khó khăn trong quá trình nhận biết và đưa ra các giải pháp đấu tranh phòng, chống.

Để đấu tranh phòng ngừa có hiệu quả âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch chống phá Đảng trong lĩnh vực đạo đức, lối sống ở cán bộ, đảng viên, các cơ quan, đơn vị cần tập trung thực hiện tốt một số vấn đề sau:

Một là, tuyên truyền, giáo dục làm cho mọi cán bộ, đảng viên nhận rõ âm mưu, thủ đoạn, mức độ nguy hiểm của các thế lực thù địch chống phá Đảng trong lĩnh vực đạo đức, lối sống ở cán bộ, đảng viên. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao chất lượng công tác giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước. Qua đó, nâng cao bản lĩnh chính trị, lập trường tư tưởng cho cán bộ, đảng viên; luôn kiên định vững vàng nền tảng tư tưởng của Đảng, tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc và nhân dân; không dao động trước mọi âm mưu, thủ đoạn, trước sự tác động của tình hình và những thông tin sai trái, xuyên tạc, xấu độc, trên các trang mạng xã hội.

Triển khai thực hiện thực chất, hiệu quả các nghị quyết, đặc biệt là Nghị quyết số 35-NQ/TW ngày 22/10/2018 của  Bộ Chính trị về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”.

Hai là, chủ động ngăn chặn, khắc phục có hiệu quả những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên. Các cơ quan, đơn vị cần phát huy vai trò, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, quần chúng trong đấu tranh phòng, chống suy thoái đạo đức, lối sống. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng; thực hiện tốt tự phê bình và phê bình; đề cao tính nêu gương của đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cán bộ chủ trì, chủ chốt. Kiên quyết ngăn chặn, khắc phục những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; tình trạng quan liêu, tham nhũng, tiêu cực trong cơ quan, đơn vị.

Thực hiện tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ, giữ vững kỷ cương, giữ nghiêm kỷ luật; xây dựng môi trường văn hóa trong sạch, lành mạnh, để tăng “sức đề kháng”, nâng cao khả năng tự bảo vệ của mỗi cán bộ, đảng viên và từng cơ quan, đơn vị.

Từng cán bộ, đảng viên phải biết tự bảo vệ mình, nâng cao trình độ, năng lực, tình cảm và lập trường cách mạng, bản lĩnh chính trị trước âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch. Không vì lý do nào đó mà “vô tình” hay “cố ý” phai nhạt mục tiêu, lý tưởng của Đảng rơi vào suy thoái đạo đức, lối sống.

Ba là, xây dựng cấp ủy, tổ chức đảng các cấp trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức; giữ vững trận địa tư tưởng của Đảng trong từng cơ quan, đơn vị. Trọng tâm là nâng cao hiệu quả công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong từng đảng bộ; thực hiện có chất lượng Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII và các chủ trương, quy định của Trung ương về xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Nêu cao tính tiền phong gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ, giải quyết các mối quan hệ và tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống.

Bốn là, thường xuyên trau dồi, nâng cao bản lĩnh chính trị, kiên định mục tiêu, lý tưởng cách mạng của Đảng. Kiên quyết đấu tranh chống những quan điểm, tư tưởng sai trái, thù địch. Gắn việc nâng cao bản lĩnh chính trị với học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh một cách thiết thực, hiệu quả.

Phát huy truyền thống yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, ý thức tự lực, tự cường, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Tích cực tham gia đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, cơ hội chính trị bằng các hành động cụ thể, thiết thực./.

____________________

(1) Đảng Cộng sản Việt Nam: Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng (Lưu hành nội bộ), H, 2020, tr.60, 19.

(2) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, H, 2011, t.11, tr.604.

(3) (4) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, Nxb. Chính trị quốc gia, H, 2012, tr.22, 22.

(5) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.293.

Đại tá, PGS. TS. Dương Quang Hiển

Viện Khoa học Xã hội Nhân văn quân sự 

Thứ Năm, 22 tháng 10, 2020

THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG TÌNH HÌNH BÃO LŨ TẠI MIỀN TRUNG ĐỂ XUYÊN TẠC CHỐNG ĐẢNG, NHÀ NƯỚC

 

Trong lúc Đảng, Nhà nước, người dân đang nỗ lực, đồng lòng để ứng phó, giải quyết hậu quả bão lũ thì số đối tượng chống đối chính trị, phản động lại ra sức tuyên truyền, xuyên tạc, chia rẽ tình đoàn kết quân dân, tuyên truyền chống phá Nhà nước Việt Nam bằng những thủ đoạn nham hiểm.

Những ngày qua, trước diễn biến phức tạp do bão lũ gây ra tại miền Trung, các cơ quan ban, ngành Trung ương và địa phương đã triển khai nhiều biện pháp cấp bách cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả. 

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã gửi lời chia buồn đến những gia đình có người thân bị nạn do lũ lụt, thăm hỏi, động viên và kêu gọi cả nước chung sức, đồng lòng giúp đỡ bà con vùng lũ; Thủ tướng Chính phủ, Thường trực Ban Bí thư đã có các công điện chỉ đạo, đồng thời cử các đồng chí lãnh đạo trực tiếp xuống địa bàn, cùng cấp ủy, chính quyền triển khai các giải pháp gấp rút, kịp thời cứu nạn, cứu hộ. 

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng trực tiếp chỉ đạo công tác ứng phó liên quan đến tình trạng sạt lở đất đặc biệt nghiêm trọng tại thủy điện Rào Trăng 3. Bộ máy chính quyền cơ sở đã tăng cường các biện pháp, công tác để đối phó với tình trạng bão lũ đang diễn biến phức tạp.

Trong lúc Đảng, Nhà nước, người dân đang nỗ lực, đồng lòng để ứng phó, giải quyết hậu quả bão lũ thì số đối tượng chống đối chính trị, phản động lại ra sức tuyên truyền, xuyên tạc, chia rẽ tình đoàn kết quân dân, tuyên truyền chống phá Nhà nước Việt Nam bằng những thủ đoạn nham hiểm. 

Một số trang tin của tổ chức khủng bố “Việt Tân”, “Nhật ký yêu nước”... ra sức đăng tải những thông tin sai trái, vu cáo Đảng, Nhà nước Việt Nam không quan tâm đến công tác phòng, chống bão lũ tại các tỉnh miền Trung. Đáng chú ý, trang tin phản động “Nhật ký yêu nước” thường xuyên đăng tải thông tin tuyên truyền, cắt ghép hình ảnh, video... để vu cáo Đảng, Nhà nước Việt Nam.

Những luận điệu xuyên tạc như: “Đại dịch COVID 19, kinh tế suy thoái cộng thêm lũ lụt, người dân lâm vào khó khăn, đói kém, vậy mà Đảng Cộng sản vẫn tưng bừng tổ chức đại hội...”. Những thông tin mang tính quy kết “gắp lửa bỏ tay người”, các tổ chức phản động, chống đối liên tục tung ra nhằm gây sự hoài nghi, hoang mang trong dư luận quần chúng, mục đích nhằm gây chia rẽ giữa người dân với Đảng, chính quyền.

Mục đích của các đối tượng nhằm hướng lái dư luận hiểu sai lệch, cho rằng Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương không quan tâm đến đời sống dân sinh, bỏ mặc người dân trong tình cảnh khốn khó, cần sự che chở, giúp đỡ nhất. Rằng việc chi ra một số tiền lớn từ tiền thuế do người dân đóng góp để tổ chức đại hội Đảng các cấp lúc này “không khác gì Đảng đang diễn vở kịch trên nỗi đau của đồng bào”. 

Đơn cử những luận điệu chống phá, công kích trên là một số linh mục chống đối như N.P. Trên trang facebook của N.P bình luận về mối tương quan giữa việc tổ chức đại hội Đảng và khó khăn người dân vùng lũ miền Trung đang phải gồng gánh, cố gắng vượt qua với những lời lẽ quy kết, xuyên tạc bản chất của công tác đại hội Đảng tại các tỉnh, thành phố, coi đó là “hội nghị giành ghế của những cuộc đấu đá nội bộ, mua quan bán chức một cách có hệ thống và đã tồn tại từ lâu”; vu cáo “mặc cho dân tình đói khổ, chết chóc, lụt lội, nghèo khó... thì đại hội nào cũng được hệ thống báo chí tuyên truyền là thành công tốt đẹp và được sự ủng hộ nhiệt tình của người dân”!

Những luận điệu trên là một trong những thủ đoạn chống phá trước, trong thời điểm diễn ra đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII. Ở đây, các đối tượng chống phá đã cố tình lợi dụng tình hình thiệt hại do lũ lụt để vẽ ra bức tranh sai lệch, tương phản giữa người dân vùng lũ và việc tổ chức đại hội Đảng các cấp. 

Thủ đoạn được chúng sử dụng và thực hiện ở đây là lợi dụng hai sự việc diễn ra cùng một thời điểm để so sánh, tạo nên sự tương phản. Từ đó, cung cấp cho dư luận, những người quan tâm sự đối sánh có tính mâu thuẫn cao và hướng đến mục đích chính là xuyên tạc “sự bàng quan, lãnh đạm của Đảng, nhà nước”, cho rằng Đảng chỉ quan tâm tới công tác đại hội của mình mà bất chấp tính mạng, tài sản của người dân trong bão lũ. 

Đây những luận điệu chống phá của các thế lực thù địch, phản động, phần tử cơ hội, cố tình xuyên tạc sự thật, đưa ra những luận điệu sai trái nhằm gây hiểu nhầm trong công chúng, chia rẽ mối quan hệ gắn bó giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. 

Công tác tổ chức đại hội Đảng các cấp là hoạt động 5 năm mới diễn ra một lần với mục đích tổng kết, đánh giá lại chặng đường 5 năm qua và định hướng, đề ra chương trình hoạt động cho thời gian tới; bầu bộ máy nhân sự mới các cấp với các tiêu chí, tiêu chuẩn đề ra. 

Với vai trò, ý nghĩa đó, đây là nội dung hệ trọng, quyết định tới sự ổn định, vững mạnh của Đảng Cộng sản Việt Nam với vai trò là tổ chức lãnh đạo Nhà nước và nhân dân Việt Nam. Với tính chất như vậy, việc tổ chức đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội XIII của Đảng là cả một quá trình chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng theo lịch trình đã đề ra, chỉ trong trường hợp đặc biệt mới có thể hoãn đại hội. Đại hội các cấp diễn ra theo đúng tinh thần tiết kiệm, dân chủ, hiệu quả... 

Trong đợt lũ lụt tại miền Trung hiện nay, việc tổ chức đại hội Đảng bộ các tỉnh diễn ra trong tháng 10 này là đảm bảo theo kế hoạch, lộ trình đã đề ra. Đồng thời, trước diễn biến phức tạp của lũ lụt, cấp ủy, chính quyền các địa phương vừa tổ chức đại hội nhưng cũng triển khai ngay các bộ phận, lực lượng chức năng tham gia giúp đỡ, ứng cứu người dân một cách rốt ráo nhất chứ không phải “lo đại hội, bỏ mặc dân” như các đối tượng rêu rao.

Trên thực tế, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nỗ lực, tinh thần đoàn kết của người dân, công tác phòng, chống bão lũ đang được các địa phương xử lý tích cực. Trong cuộc chiến chống thiên tai, đã có những hi sinh, mất mát vô cùng thương tâm khi 13 cán bộ, chiến sĩ trong đoàn công tác của Bộ Tư lệnh Quân khu 4 và chính quyền Thừa Thiên - Huế hi sinh. 

Trước đó, trong những ngày chưa tìm được thi thể các cán bộ, chiến sĩ bị nạn, tâm trạng lo lắng bao trùm cộng đồng mạng. Dõi tin cứu nạn từ vùng lũ, những vần thơ thương cảm trào dâng: “Còn ai không? Đồng đội ơi.../ Tiếng gọi khàn đi giữa đồi núi lở/ 13 chiến sĩ vượt núi đi cứu người/ 13 con người bị vùi đâu đây... Còn ai không?”... Những dòng thơ tự đáy lòng, da diết tâm can. 

Trong suốt mấy ngày đêm, các cơ quan chức năng, đồng đội, nhân dân chạy đua cùng thời gian để tìm kiếm thi thể nạn nhân. Điều kỳ diệu đã không đến, trái tim mỗi người như thắt lại khi lần lượt tìm thấy thi thể 13 cán bộ, chiến sĩ vùi sâu trong bùn đất, còn nguyên sắc phục. Các anh đã mãi mãi ra đi, hy sinh vì đất nước, vì nhân dân.

Hưởng ứng sự kêu gọi của các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, những ngày qua, nhiều tổ chức, cá nhân đã chung sức, đồng lòng hướng về người dân vùng lũ miền Trung với bằng cả tấm lòng sẻ chia “một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Ấy vậy mà các đối tượng phản động, chống đối vẫn “nước đục thả câu”, lợi dụng cơ hội này để tuyên truyền chống Đảng, Nhà nước, chống phá đại hội Đảng các cấp, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân. Điều này càng thể hiện sự vô nhân tính những kẻ phản dân, hại nước. 

Những kẻ đội lốt dân chủ, nhân quyền xuyên tạc tàn nhẫn trên nỗi đau thương, mất mát khi nói rằng “Cán bộ vốn sợ chết? Tại sao đoàn cán bộ lại hấp tấp đi vào vùng rừng núi đang lũ và sạt lở như vậy”. Thậm chí còn bịa đặt trắng trợn rằng 99% các dự án thuỷ điện có tài sản, lợi ích của các cán bộ trong đoàn cứu hộ. 

Những kẻ này bịa đặt rằng, cùng với dự án thuỷ điện, có công ty tư nhân đằng sau của một số cán bộ trong đoàn cứu hộ, khai thác bán gỗ, bán rừng nguyên sinh, rừng phòng hộ, bán khoáng sản như vàng và kim loại quý, từ đó quy kết cán bộ lại cấp tập băng rừng cứu hộ vì lý do này... 

Các đối tượng đã tung lên nhiều trang mạng hải ngoại, phản động, nhiều trang thừa cơ dẫn lại, phân tích, suy diễn, xuyên tạc chống phá. Để lan rộng, số này tung lên mạng xã hội facebook, youtube… những tài khoản có nhiều người theo dõi để tạo làn sóng chỉ trích, miệt thị.

Người Việt chúng ta lấy làm tự hào về tinh thần đoàn kết, truyền thống tương thân, tương ái. Đó chính là thứ vũ khí, sức mạnh mềm để chúng ta đương đầu, đánh thắng nhiều thế lực ngoại xâm cũng như chung tay vượt qua các đợt thiên tai. 

Trong lúc này, truyền thống đó đang được đồng bào cả nước thể hiện sâu sắc thì thực sự đáng lên án khi trong đó có những tiếng nói dù mang dòng máu Việt lại thể hiện sự lạc điệu, bất nhân, bất nghĩa. Chính những người đó với những tiếng nói giả danh sự thương cảm người dân vùng lũ miền Trung càng lộ rõ bụng dạ xảo trá, bội bạc với đồng bào.

 

KHÔNG ĐỂ NHỮNG KẺ NHÌN QUA "LỖ ĐỒNG XU" XÚC PHẠM SỰ HI SINH CỦA CÁN BỘ, CHIẾN SỸ QUÂN ĐỘI

 

Những ngày qua, đồng bào cả nước hướng về mảnh đất khúc ruột miền Trung, nơi đã có hàng chục quân nhân ngã xuống khi đi làm nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn, giúp nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai-một nhiệm vụ chiến đấu thời bình của quân đội.

Vậy mà lại xuất hiện những kẻ táng tận lương tâm, vong ơn bội nghĩa cất lên những luận điệu, chia sẻ những thông tin xuyên tạc, bịa đặt, xúc phạm tới danh dự và sự hy sinh cao quý của những người lính. Đó là điều không thể chấp nhận, cần phải nghiêm trị, không để tái diễn việc cố tình xuyên tạc, xúc phạm sự hy sinh cao cả và làm tổn thương hình ảnh cao quý Bộ đội Cụ Hồ!

Những kẻ táng tận lương tâm

Đó là những kẻ trong liên minh ma quỷ “nhà dân chủ”, KOLS, “nhà báo công dân”, những kẻ mà nhiều năm nay thường xuyên dùng mạng xã hội xuyên tạc tình hình đất nước, chống phá Đảng, Nhà nước và lần này là Quân đội nhân dân Việt Nam.

Trên trang cá nhân của Trương Châu Hữu Danh, một thành viên của nhóm "Báo sạch" đăng dòng trạng thái chia sẻ có vẻ như xót thương, tưởng nhớ 13 cán bộ hy sinh khi làm nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn. Thế nhưng bên dưới bài viết lại có rất nhiều bình luận xuyên tạc. Bọn họ trắng trợn bịa đặt rằng đoàn cán bộ đi công tác vào thủy điện Rào Trăng không phải vì cứu dân mà vì “có cổ phần trong nhà máy thủy điện”. Thông tin này được các Facebook Bùi Văn Thuận, Người buôn gió và trang Facebook mang tên Lê Hoài Anh, xưng là một nữ doanh nhân đã chia sẻ, tán phát nhằm xúc phạm, bôi nhọ sự hy sinh của một vị tướng quân đội.

Những ngày qua, đồng bào cả nước hướng về mảnh đất khúc ruột miền Trung, nơi đã có hàng chục quân nhân ngã xuống khi đi làm nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn, giúp nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai-một nhiệm vụ chiến đấu thời bình của quân đội.

Vậy mà lại xuất hiện những kẻ táng tận lương tâm, vong ơn bội nghĩa cất lên những luận điệu, chia sẻ những thông tin xuyên tạc, bịa đặt, xúc phạm tới danh dự và sự hy sinh cao quý của những người lính. Đó là điều không thể chấp nhận, cần phải nghiêm trị, không để tái diễn việc cố tình xuyên tạc, xúc phạm sự hy sinh cao cả và làm tổn thương hình ảnh cao quý Bộ đội Cụ Hồ!

Những kẻ táng tận lương tâm

Đó là những kẻ trong liên minh ma quỷ “nhà dân chủ”, KOLS, “nhà báo công dân”, những kẻ mà nhiều năm nay thường xuyên dùng mạng xã hội xuyên tạc tình hình đất nước, chống phá Đảng, Nhà nước và lần này là Quân đội nhân dân Việt Nam.

Trên trang cá nhân của Trương Châu Hữu Danh, một thành viên của nhóm "Báo sạch" đăng dòng trạng thái chia sẻ có vẻ như xót thương, tưởng nhớ 13 cán bộ hy sinh khi làm nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn. Thế nhưng bên dưới bài viết lại có rất nhiều bình luận xuyên tạc. Bọn họ trắng trợn bịa đặt rằng đoàn cán bộ đi công tác vào thủy điện Rào Trăng không phải vì cứu dân mà vì “có cổ phần trong nhà máy thủy điện”. Thông tin này được các Facebook Bùi Văn Thuận, Người buôn gió và trang Facebook mang tên Lê Hoài Anh, xưng là một nữ doanh nhân đã chia sẻ, tán phát nhằm xúc phạm, bôi nhọ sự hy sinh của một vị tướng quân đội.

Hình ảnh sạt lở tại Đoàn kinh tế-Quốc phòng 337 

Có kẻ là giảng viên đại học phán xét rằng, việc các thiếu tướng, đại tá đi cứu hộ, cứu nạn là không cần thiết, nên để cho chiến sĩ. Chúng xúc phạm sự hy sinh cao cả của các cán bộ, chiến sĩ khi đưa ra luận điệu: Cứ mặc định người của quân đội, công an chết thì thành liệt sĩ còn người dân chết khi lũ lụt, hạn hán thì không ai thương.

Tổ chức khủng bố Việt Tân nhân sự việc này thổi phồng rằng lũ lụt, thiên tai là do lỗi của Đảng. Chúng kích động, bịa đặt rằng lãnh đạo Đảng, Nhà nước không quan tâm đến người dân khốn khổ vì bão lụt, chỉ lo đại hội Đảng...

Theo cơ quan chức năng, có dấu hiệu cho thấy các đối tượng thù địch, cơ hội chính trị đã lợi dụng vấn đề bão lũ ở miền Trung để xuyên tạc, nhằm hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của Nhà nước trong phòng, chống thiên tai, vai trò của quân đội trong tham gia cứu hộ, cứu nạn.

Tuy nhiên, những luận điệu xuyên tạc, mượn cả máu xương và sự hy sinh của những người lính xả thân vì dân, vì nước đã khiến dư luận bất bình. Ngay cả khi Trương Châu Hữu Danh cho hiển thị hàng trăm bình luận xấu, vẫn có nhiều ý kiến chân chính phản bác: “Các ông có là con người không khi bình phẩm những người đã chết, họ cho dù thuộc cộng sản, tư bản, vô thần hay có đạo? Một người tử tế luôn tôn trọng những người đã khuất, đó là đạo lý của con người, của sự nhân văn”.

Bài học chưa cũ

Những hiện tượng đáng buồn nêu trên khiến chúng ta nhớ đến một câu chuyện cách đây gần 5 năm. Vào năm 2016, khi 9 cán bộ, sĩ quan, chiến sĩ mất tích cùng máy bay CASA 212 trong khi thực hiện nhiệm vụ cứu nạn phi công và máy bay chiến đấu Su-30MK, người dân cả nước nóng lòng dõi theo từng dòng tin về các anh thì một nhà báo đã dùng mạng xã hội tạo một cuộc thăm dò dư luận với cách đặt câu hỏi "Vì sao CASA tan xác?" cùng với các giả thuyết mang tính suy diễn khiến dư luận rất bất bình, như máy bay "tan xác", "bị bắn", "không loại trừ bị bắn vỡ" hay "máy bay chất lượng kém do tham nhũng trong ngành quốc phòng luôn bị đóng dấu mật"... Hành vi đó đã xúc phạm nghiêm trọng danh dự của Quân đội nhân dân Việt Nam, gây tổn thương sâu sắc đến gia đình, người thân, đồng đội của những cán bộ, chiến sĩ gặp nạn khi đang thực hiện nhiệm vụ, làm tổn hại đến chính uy tín của những người làm báo. Nhà báo trên sau đó đã bị xử lý kỷ luật, thu hồi thẻ nhà báo.

Cách đây vài tháng, Phòng An ninh chính trị nội bộ Công an TP Đà Nẵng đã triệu tập, điều tra và xử phạt nặng một thanh niên đăng tải thông tin xúc phạm uy tín, danh dự hình ảnh lực lượng Công an nhân dân và đăng tin sai sự thật liên quan đến công tác phòng, chống dịch Covid-19. Đối tượng này đã viết những lời xuyên tạc sự hy sinh của hai chiến sĩ Công an quận Sơn Trà trong vụ truy bắt nhóm cướp giật, đua xe là “cái chết thảm”, “chết như dàn cảnh”... Cho dù đối tượng ban đầu không thừa nhận, quanh co cho rằng tài khoản Facebook bị hack, có người khác chiếm quyền sử dụng... nhưng sau đó, qua đấu tranh đã phải thừa nhận hành vi sai trái và bị xử lý.

Không thể vấy bẩn sự hy sinh cao cả của người lính

Đã có những bài học đắt giá như vậy, tại sao vẫn có nhiều đối tượng với suy nghĩ lệch lạc, "ăn cháo đá bát", táng tận lương tâm, bôi nhọ những người xả thân, quên mình vì cuộc sống và sự bình yên của nhân dân.

Chúng tôi cho rằng, do nhiều nguyên nhân nhưng có một lý do quan trọng là việc xử lý những đối tượng vi phạm chưa triệt để, kịp thời dẫn đến việc “nhờn luật”, coi thường kỷ cương phép nước.

Còn nhớ sau vụ án giết người và chống người thi hành công vụ đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm (Mỹ Đức, Hà Nội), có nhiều kẻ xưng là "dân chủ", "tân tiến" tràn vào trang cá nhân của vợ một chiến sĩ công an hy sinh để xúc phạm chị và cháu bé, chế ảnh tùm lum bậy bạ rằng chị được "thuê để khóc"... Những đối tượng này còn báo cáo đánh sập trang cá nhân của chị, gửi tin nhắn xúc phạm đến gia đình, người thân chị; tìm ra địa chỉ cơ quan chị để quấy rối, đe dọa. Đó là những hành vi vô lương tâm không thể chấp nhận, song đáng tiếc nhiều kẻ vi phạm lại chưa bị trừng trị thích đáng.

Có lẽ, chỉ những kẻ không còn là con người mới đang tâm có những hành vi bịa đặt, bôi nhọ những người đã hy sinh cả tính mạng vì cuộc sống bình yên của cộng đồng, trong đó có cả bản thân họ.

Những luận điệu xuyên tạc, những thông tin sai trái đó khi chia sẻ trên các trang mạng xã hội, có những bài đạt tới hàng nghìn lượt like và bình luận bậy bạ, khiến những người có lương tri và cán bộ, chiến sĩ quân đội rất bất bình. Gia đình, người thân, đồng đội của những người ngã xuống sẽ nghĩ gì trước những thông tin bịa đặt kia và bè đảng những kẻ cấu kết đơm đặt đó lại vẫn nhởn nhơ, không bị trừng trị hay lên án?

Nhóm phóng viên Báo Quân đội nhân dân chúng tôi những ngày gần đây khi tác nghiệp tại khu vực thủy điện Rào Trăng 3 ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế đã may mắn được xem đoạn clip cuối cùng về các cán bộ hy sinh, được tìm thấy trong thẻ nhớ của chiếc máy quay nằm sâu dưới đất đá của vụ sạt lở. Xem lại những hình ảnh cuối cùng ấy, chúng tôi không khỏi nghẹn ngào xúc động khi thấy vị tướng cùng những sĩ quan, lãnh đạo chính quyền và nhà báo ngồi sát bên nhau quanh đống lửa giữa đêm mưa dữ dội nơi núi rừng. Họ vừa hong quần áo, vừa bàn về nhiệm vụ ngày mai, bàn cách gấp rút tiếp cận cứu những công nhân thủy điện đang gặp nạn. Trong clip, hiện lên rõ nét hình ảnh Thiếu tướng Nguyễn Văn Man, Phó tư lệnh Quân khu 4 ngồi trầm ngâm bên bếp lửa, nét mặt hằn lên những âu lo việc dân, việc nước. Câu nói cuối cùng của anh trong clip nhẹ nhàng nhưng như một mệnh lệnh từ trái tim: “Việc thì gấp, vì nhiệm vụ, vì nhân dân chúng ta phải làm”...  

Những kẻ gieo lời ác độc, bịa đặt về các anh sẽ nghĩ gì nếu được xem hình ảnh đó?

Những kẻ đó có biết rằng, quân đội tham gia cứu hộ, cứu nạn, giúp dân khắc phục hậu quả thiên tai là một nhiệm vụ chiến đấu thời bình. Hành động tiến nhanh về những "điểm nóng", về nơi hiểm nguy, những nơi người dân đang kêu cứu, đói khát, tuyệt vọng, thậm chí đang cận kề cái chết... luôn là mệnh lệnh không lời, mệnh lệnh từ trái tim mỗi người lính Cụ Hồ. Vì muốn cứu giúp nhân dân trong thiên tai hoạn nạn mà họ đã hy sinh, đúng như lời điếu văn của đồng chí Tư lệnh Quân khu 4 đọc trong lễ truy điệu 13 liệt sĩ hôm 18-10: “Chúng ta đã, đang thực sự sống trong cuộc chiến đấu giữa thời bình, hành động “phía trước là nhân dân” với mệnh lệnh từ trái tim, luôn sẵn sàng có mặt ở nơi hiểm nguy để cứu giúp nhân dân là hành động cao đẹp, thể hiện sâu sắc phẩm chất sáng ngời và bản lĩnh của Bộ đội Cụ Hồ; của những công chức, viên chức mẫu mực, trách nhiệm, tận tụy, thực sự là công bộc, là người “đày tớ” trung thành của nhân dân!’’.

Phát biểu tại Đại hội Thi đua Quyết thắng toàn quân lần thứ X vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Trung ương nêu rõ: “Ở đâu nhân dân gặp khó khăn, gian khổ, thiên tai, dịch bệnh thì ở đó có bộ đội giúp dân”. Sự hy sinh của các cán bộ, chiến sĩ vừa qua đã một lần nữa minh chứng điều đó. Đó cũng là điều mà Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhiều lần phát biểu và gần đây nhắc lại: Trong những diễn biến phức tạp của tình hình, cán bộ, chiến sĩ toàn quân đã thực sự là chỗ dựa vững chắc, tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân, xứng đáng là quân đội của nhân dân, quân đội trong lòng dân. Quân đội luôn là lực lượng nòng cốt, xung kích đi đầu trong phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục sự cố môi trường...

Trong những tình huống nguy nan nhất, khó khăn nhất, những phẩm chất cao đẹp của Bộ đội Cụ Hồ xả thân vì dân, vì nước đã thực sự in đậm trong trái tim đồng bào, đồng chí. Những phẩm chất ấy, danh xưng ấy tuyệt đối không phải là khẩu hiệu mà đã thấm sâu vào từng suy nghĩ, việc làm của mỗi người lính. Sống là cho và chết cũng là cho!

Những kẻ gieo lời ác độc có biết rằng, những vị tướng, cán bộ cao cấp mà họ xuyên tạc đều là những cán bộ hàng chục năm lăn lộn dọc ngang những vùng đất sáng ngăn bão dông, chiều ngăn nắng lửa; binh nghiệp cách mạng của họ là những cuộc hành quân không nghỉ đi hết cơn bão này đến cơn bão khác, hết sự cố này đến tai nạn kia, có mặt khắp mọi miền đất nước. Những người lính ấy từng là ân nhân cứu sống và hỗ trợ biết bao cuộc đời người dân lam lũ. Không phải ngẫu nhiên mà trong mấy ngày đêm vừa qua, hàng triệu tài khoản mạng xã hội đã đặt biểu tượng những người lính âm thầm khoác áo bào đi trong gió mưa hoặc ẩn trong hình ngôi sao trên nền cờ Tổ quốc hay chia sẻ những lời xúc động: “Dòng tên anh khắc vào đá núi”, “Áo bào thay chiếu anh về đất”...

Sự hy sinh cao cả của các anh chính là phẩm chất, là biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, là khí chất Trường Sơn năm xưa vẫn chảy mãi trong huyết quản mỗi người lính thời bình hôm nay. Đó là điều cao quý, thiêng liêng mà toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta luôn trân trọng, tự hào. Đó là những biểu tượng, là ngôi đền thiêng không cho phép những kẻ cơ hội chính trị, những kẻ chỉ "nhìn đời không qua khỏi lỗ đồng xu" tùy tiện đơm đặt, phỉ báng. 

Trong buổi gặp mặt đoàn đại biểu Báo Quân đội nhân dân để nghe báo cáo trực tiếp về triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị của báo và công tác chuẩn bị Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống Báo QĐND vào ngày 16-10 vừa qua, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cũng nhấn mạnh: Báo Quân đội nhân dân phải đấu tranh phản bác lại những quan điểm sai trái một cách mạnh mẽ. Tuyên truyền đường lối chính thống, phản ánh ý kiến dư luận của dân... 

Dư luận nhân dân và tất cả cán bộ, chiến sĩ trong quân đội đều rất bất bình trước những thông tin sai trái, xuyên tạc của các đối tượng nêu trên; đề nghị các cơ quan chức năng cần sớm xác minh, làm rõ, xử lý nghiêm minh những kẻ gieo lời ác độc, vô lương tâm đó!

Thứ Tư, 21 tháng 10, 2020

“Người làm nghề tổ chức phải có Tâm và Tầm”

 Nhiều người biết đến ông Lê Huy Ngọ với hình ảnh một Tư lệnh Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bởi ông có nhiều năm gắn bó với nông nghiệp, nông thôn và lăn lộn với dân trong chống lụt, bão, nhưng cũng nhiều người biết đến ông qua hình ảnh một Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương. Trong cuộc trò chuyện với phóng viên Tạp chí Xây dựng Đảng nhân kỷ niệm 90 năm Ngày truyền thống Ngành Tổ chức xây dựng Đảng - ông lại đau đáu về một nhiệm vụ mà những người làm nghề này phải tham mưu cho Đảng thực hiện thật tốt, đó là nhiệm vụ đổi mới, chỉnh đốn Đảng, hiến kế cho Đảng xây dựng được đội ngũ cán bộ và TCCSĐ thật trong sạch, vững mạnh, xứng đáng với niềm tin của Nhân dân, để Đảng mãi trường tồn. Muốn thực hiện được nhiệm vụ ấy, người làm nghề tổ chức phải có Tâm và Tầm.

Đ/c Lê Huy Ngọ, nguyên Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Đổi mới để phù hợp với thực tiễn

Sau khi Bộ Chính trị điều động đồng chí Lê Huy Ngọ, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phú về làm Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa năm 1988. Sau một thời gian chỉnh đốn, sắp xếp, tình hình ở Thanh Hóa đã cơ bản ổn định, Bộ Chính trị lại điều động đồng chí về làm Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương và được phân công làm Thường trực Lãnh đạo Ban.

Thời điểm này tình hình vô cùng khó khăn, đặt ra cho Ban Tổ chức Trung ương và Lãnh đạo Ban nhiều thử thách lớn - ông nhớ lại. Sự sụp đổ chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu đã làm thay đổi lớn cục diện chính trị thế giới. Các thế lực phản động ở trong nước và nước ngoài tìm mọi cách làm mất uy tín của Đảng và chế độ ta, cổ vũ đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, kích động chia rẽ nội bộ Đảng, chia rẽ Nhân dân với Đảng. Nội bộ Đảng bộc lộ những diễn biến mới, phức tạp về nhận thức và tư tưởng, một số cơ sở đảng buông lỏng vai trò lãnh đạo, thậm chí cá biệt có dấu hiệu rệu rã, tê liệt hoạt động. Đại hội VII của Đảng diễn ra từ ngày 24 đến 27-6-1991 tại Hà Nội chỉ rõ: “Để lãnh đạo thắng lợi công cuộc đổi mới cũng như toàn bộ sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc, Đảng ta phải tự đổi mới và chỉnh đốn để có kiến thức, năng lực và sức chiến đấu mới, khắc phục có hiệu quả các hiện tượng tiêu cực và các mặt yếu kém, khôi phục và nâng cao uy tín của Đảng trong Nhân dân. Đảng phải được xây dựng vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức”.

Ban Tổ chức Trung ương lúc đó được giao xây dựng Đề án về “Đổi mới, chỉnh đốn Đảng” trình Bộ Chính trị. Lịch sử đã trao trọng trách cho Ban Tổ chức Trung ương và Ngành Tổ chức xây dựng Đảng thực hiện nhiệm vụ này. Ban và một số cơ quan có liên quan khẩn trương huy động lực lượng xây dựng đề cương đề án, tổ chức đi nghiên cứu thực tiễn, lấy ý kiến các cấp ủy, địa phương, cơ sở, cơ quan nghiên cứu của Trung ương và một số cán bộ lão thành. Đề án lớn về Đổi mới và chỉnh đốn Đảng có 4 đề án nhỏ về: Công tác chính trị tư tưởng; công tác cán bộ; công tác TCCSĐ và đảng viên; phương thức lãnh đạo của Đảng. Hội nghị lần thứ 3 BCH Trung ương Đảng (khóa VII) họp vào tháng 6-1992 đã thống nhất và ban hành Nghị quyết “Về một số nhiệm vụ đổi mới, chỉnh đốn Đảng”. Nghị quyết nêu rõ: “Đây là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng và cấp bách, có ý nghĩa quyết định đối với toàn bộ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, đối với vận mệnh của chế độ ta và Đảng ta”.

Mời chúng tôi uống chén trà, ông trầm ngâm: Có thể nói, trong lịch sử Đảng ta chưa bao giờ đặt vấn đề đổi mới gắn với chỉnh đốn Đảng có tầm quan trọng đặc biệt, có ý nghĩa quyết định đối với sự sống còn của Đảng và chế độ ta như Nghị quyết này... Triển khai đổi mới, chỉnh đốn Đảng theo Nghị quyết Trung ương 3, toàn Đảng lúc ấy tập trung vào 4 vấn đề lớn: Đổi mới về chính trị tư tưởng; đổi mới về TCCSĐ; đổi mới công tác cán bộ; đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. Về đổi mới chính trị tư tưởng, lúc đó Ban Bí thư giao cho Ban Tuyên huấn Trung ương, Ngành Tổ chức xây dựng Đảng chịu trách nhiệm 3 vấn đề còn lại.

Ông chia sẻ: Đổi mới, chỉnh đốn Đảng lúc này là để phù hợp với thực tiễn. Phương châm đổi mới, chỉnh đốn Đảng là gắn với các lĩnh vực kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân. Nhiệm vụ số một của Ban Tổ chức Trung ương lúc bấy giờ là tham mưu việc đổi mới, chỉnh đốn Đảng phù hợp với đổi mới về quản lý kinh tế như giá - lương - tiền, phù hợp với đổi mới trong nông nghiệp (khoán 10), phù hợp với thực tiễn và nguyện vọng của người dân…

Ông nhớ lại, khi về Ban, anh Sáu Hậu (Lê Phước Thọ - Trưởng Ban) gọi tôi lên: “Thực ra Thanh Hóa chưa hết khó khăn, nhưng trên này cũng đang rất cần những người trưởng thành từ cơ sở như đồng chí để thực hiện những nhiệm vụ rất mới.” Lúc đó có các đồng chí phó trưởng ban Nguyễn Đình Hương, Nguyễn Văn An, Lê Huỳnh Thọ đã công tác nhiều năm ở Ban, mỗi người phụ trách một lĩnh vực và đảm nhiệm 1 nội dung đổi mới, chỉnh đốn theo Nghị quyết Trung ương 3. Ngoài nhiệm vụ là Phó Trưởng ban Thường trực, tôi được phân công theo dõi khu vực miền Trung, trong đó một số tỉnh đang có tình hình bất ổn. Trong 3 vấn đề giao cho Ban Tổ chức Trung ương theo Nghị quyết Trung ương 3, tôi được giao chịu trách nhiệm về đề án đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. Tôi tỏ ý băn khoăn với anh Sáu Hậu, rằng mình mới về Ban mà được phân công phụ trách một lĩnh vực rất mới mẻ, e là sẽ khó. Anh Sáu Hậu nói: “Bởi vì lĩnh vực mới nên mới giao cho ông, chứ người cũ thì sẽ khó hơn”.

Điều quan trọng nhất là ổn định cơ sở, lòng dân phải yên

Phụ trách về đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, điều tôi trăn trở nhất lúc này là phải đổi mới từ cơ sở. Từ thực tiễn về “khoán hộ” ở Vĩnh Phú và bài học xử lý việc bất ổn định từ cơ sở ở Thanh Hóa, tôi thấy việc triển khai chủ trương, nghị quyết đều bắt đầu từ cơ sở, nếu cơ sở không ổn định không thể thực hiện đổi mới được. Trước khi về Ban Tổ chức Trung ương, sau khi giải quyết cơ bản những bất ổn ở Thanh Hóa (thực chất là những điểm nóng nghiêm trọng diễn ra ở 5 xã của 5 huyện), tôi viết Báo cáo tổng kết về những vấn đề ở cơ sở gửi cho anh Sáu Hậu. Sau khi xem báo cáo, anh Sáu Hậu gọi tôi lên, phân công tôi áp dụng một số kinh nghiệm của Thanh Hóa để tham gia vào đề tài đổi mới TCCSĐ do anh Nguyễn Văn An lúc đó là Phó Trưởng ban phụ trách. Thời điểm ấy ở Thái Bình và một số tỉnh khác cũng xảy ra những điểm nóng ở cơ sở. Tôi đề nghị với Lãnh đạo Ban cho tôi về Thái Bình nghiên cứu và nắm tình hình.

Thế là tôi khăn gói lên đường về Thái Bình cùng sống với những người nông dân để xem những bất ổn ở đây có giống những bất ổn ở Thanh Hóa không, “cái đêm hôm ấy... đêm gì” là có thật không? 20 ngày lăn mình với các cơ sở đảng, tối cùng uống trà, hàn huyên với bà con nông dân, tôi thấy quả là có nhiều điều giống ở Thanh Hóa và hiện tượng “cái đêm hôm ấy... đêm gì” là có thật. Cũng là cuộc sống của người nông dân cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, là những bất bình của người nông dân do bị mất dân chủ lâu ngày, chịu bao đè nén không được giải tỏa. Bao khó nhọc làm cho hợp tác xã nhưng khi phân chia lại không công bằng, rồi bất bình trong mối quan hệ giữa cán bộ với dân, giữa Ban chủ nhiệm Hợp tác xã với xã viên, giữa đảng ủy với Ban chủ nhiệm Hợp tác xã. Lòng dân không yên, bỏ lúa, bỏ ruộng, bỏ nhà để “cắm trại” ở cổng huyện ủy, Tỉnh ủy đòi giải quyết. Cùng với Thái Bình, tôi còn nghiên cứu thực tế ở cơ sở của tỉnh Hải Hưng và một số tỉnh Tây Nguyên. Và tôi rút ra kết luận là phải tập trung làm rõ nguyên nhân và những bất cập của cấp trên cơ sở để giải quyết bằng được vấn đề nảy sinh ở cơ sở để làm căn cứ cho công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước. Vì theo tôi, cơ sở là nơi gần dân nhất, mọi chủ trương, nghị quyết, chính sách của Đảng có đi vào cuộc sống được hay không phụ thuộc vào cơ sở.

Đề tài “Đổi mới và chỉnh đốn cơ sở đảng để ổn định và phát triển” được Ban Tổ chức Trung ương dày công nghiên cứu và đề ra các giải pháp ổn định cơ sở, mà then chốt là xây dựng TCCSĐ trong sạch, vững mạnh. Đổi mới, chỉnh đốn Đảng chuyển từ 4 tiêu chí trước đây thành 5 tiêu chí xây dựng TCCSĐ và đảng viên trong sạch, vững mạnh, gồm: 1) Lãnh đạo hoàn thành các nhiệm vụ kinh tế - xã hội. 2) Thực hiện tốt các nhiệm vụ an ninh - quốc phòng. 3) Lãnh đạo xây dựng đoàn thể vững mạnh. 4) Chống tham nhũng, buôn lậu, xa hoa, lãng phí. 5) Thực hiện có hiệu quả công tác xây dựng Đảng. Trên cơ sở đó, hằng năm cấp ủy từ Trung ương đến địa phương bình chọn TCCSĐ và đảng viên trong sạch, vững mạnh; đưa ra khỏi Đảng những đảng viên không đủ phẩm chất, thay thế những cán bộ không đủ năng lực, củng cố những tổ chức đảng yếu kém, trì trệ kéo dài.

Trong quá trình thực hiện Nghị quyết Trung ương 3, cách làm là lựa chọn điểm nóng, nổi cộm để kiểm tra, thanh tra và thi hành kỷ luật một số đảng viên vi phạm Điều lệ Đảng, ngăn chặn và đẩy lùi một bước tệ quan liêu, tham nhũng “vặt” và các biểu hiện tiêu cực khác, đưa ra xét xử một số vụ án tham nhũng, bước đầu đã lấy lại được lòng tin của quần chúng nhân dân vào Đảng, chính quyền cơ sở.

Tránh tình trạng “gọt chân cho vừa giày”

Một trong 4 vấn đề toàn Đảng, toàn dân, toàn quân lúc ấy thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 về đổi mới, chỉnh đốn Đảng là đổi mới công tác cán bộ. Vấn đề đào tạo, quy hoạch cán bộ đã được quan tâm nhưng kết quả không như mong muốn. Việc đổi mới công tác cán bộ còn chậm so với đổi mới kinh tế - xã hội. Vì vậy, nhiệm vụ lúc đó đặt ra cho Ngành Tổ chức xây dựng Đảng là phải tham mưu để lựa chọn, sử dụng, quản lý cán bộ và xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.

Trong số những người được giao nhiệm vụ xây dựng đội ngũ cán bộ và làm công tác tổ chức - cán bộ, còn có người thiếu trung thực, chưa khách quan, còn cục bộ, nể nang, né tránh, ngại va chạm, không có chủ kiến hoặc biết cán bộ có sai lầm, khuyết điểm nhưng không dám nói, sợ mất ghế, mất lòng. Trong đánh giá, tuyển chọn không căn cứ vào hiệu quả thực hiện nhiệm vụ được giao để đánh giá năng lực cán bộ… Làm thế nào để thu hút được nhân tài, làm thế nào để lựa chọn được người tài là trách nhiệm của người làm công tác tổ chức - cán bộ.

Đặc biệt, khi đánh giá, lựa chọn cán bộ phải tránh tình trạng “gọt chân cho vừa giày” vì cơ cấu và vì những quy trình, quy chế. Cán bộ không sợ thiếu, chỉ sợ người thực hiện chọn lựa thiếu công tâm, khách quan, trung thực. Lúc ấy một yêu cầu đặt ra trong công tác cán bộ là phải đi trước một bước, phải dự báo được tình hình và đi trước, đón đầu trong bối cảnh mở cửa, hội nhập. Khắc phục tình trạng thiếu tầm nhìn chiến lược trong công tác cán bộ, dẫn đến định hướng cơ cấu, nhân sự không đạt yêu cầu, có nhiều trường hợp cán bộ được thay không hơn người đã thay, thậm chí kém hơn về trình độ, năng lực, uy tín… “Bình mới rượu cũ”! Vấn đề này cứ lặp đi lặp lại qua nhiều nhiệm kỳ đại hội vẫn chưa khắc phục được nhiều.

Để thực hiện đổi mới công tác cán bộ, Ban Tổ chức Trung ương đã xây dựng tiêu chuẩn TCCSĐ và đảng viên trong sạch, vững mạnh, xây dựng đề án bồi dưỡng, đào tạo và quy hoạch cán bộ các cấp, trọng tâm là cán bộ cấp chiến lược. Nhất là đổi mới trong đánh giá cán bộ bằng những hành động, kết quả cụ thể. Việc thực hiện đổi mới trong công tác cán bộ đã đưa công tác này dần vào nền nếp, thực hiện dân chủ, tập thể trong đánh giá, tuyển chọn, bố trí cán bộ. Đội ngũ cán bộ từ Trung ương đến cơ sở được trẻ hóa; năng lực trình độ được nâng lên. Tình trạng mất đoàn kết trong Đảng được khắc phục một bước.

Đổi mới phương thức lãnh đạo

Phương châm của cuộc đổi mới, chỉnh đốn Đảng khi ấy là gắn với các lĩnh vực kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân. Có bước đi và phương pháp phù hợp. Làm có trọng tâm, trọng điểm để xây dựng, củng cố TCCSĐ. Chú trọng đổi mới phương thức lãnh đạo và công tác vận động nhân dân của Đảng. Giải quyết tốt những vấn đề còn vướng mắc thuộc tầm vĩ mô. Chúng tôi được Ban Chỉ đạo cho đi thăm một số nước như Xin-ga-po, Thụy Điển, Đức... để tìm hiểu về cách thức lãnh đạo của đảng cầm quyền.

Nhìn chung cấp ủy và tổ chức đảng, nhất là cấp Trung ương và một số địa phương mới quan tâm đổi mới về phong cách và lề lối làm việc, nhưng phương thức lãnh đạo của Đảng cầm quyền đối với nhà nước pháp quyền và hệ thống chính trị chưa được quy định rõ về nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng với Nhà nước và các đoàn thể chính trị - xã hội. Vấn  đề đặt ra là cần xác định rõ hơn chức năng, nhiệm vụ, quy chế hoạt động của mỗi tổ chức. Đổi mới việc ban hành các nghị quyết theo hướng dân chủ, sát hợp với thực tế và cuộc sống đặt ra. Quan tâm lựa chọn cán bộ có đủ tiêu chuẩn, được tín nhiệm tham gia các cơ quan nhà nước và các tổ chức đoàn thể; xây dựng Nhà nước và cải cách hành chính; củng cố tổ chức và đổi mới hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội.

Ông khẳng định: Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VII) về “Một số nhiệm vụ đổi mới và chỉnh đốn Đảng” được cho là cuộc chỉnh đốn Đảng lần thứ nhất. Nghị quyết đã tạo được một số chuyển biến quan trọng về nhận thức và hành động trong công tác tổ chức xây dựng Đảng, củng cố vai trò lãnh đạo của các cơ quan nhà nước, kiện toàn các tổ chức đảng và đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trong hệ thống chính trị; tăng cường công tác cán bộ và chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức sinh hoạt đảng, chấn chỉnh hệ thống tổ chức bộ máy của Đảng ở các cấp, đặc biệt coi trọng củng cố TCCSĐ ở những địa bàn và lĩnh vực trọng yếu về kinh tế và chính trị, bảo đảm cho sự nghiệp đổi mới giành được thắng lợi.

Tâm và tầm của người làm công tác tổ chức

Ông chia sẻ, cái khó nhất của người làm công tác tổ chức xây dựng Đảng là phải công tâm, khách quan, tinh tường để phát hiện, tham mưu cho Đảng lựa chọn được người thực sự có đức, có tài. Không xem nhẹ tiêu chuẩn, cơ cấu, bằng cấp, nhưng không vì tiêu chuẩn, cơ cấu mà bỏ sót người tài. Không chỉ dựa vào số phiếu, mà còn dựa vào kinh nghiệm và khoa học về phát triển con người để chọn người tài.

Nhớ về mùa đại hội cách đây gần 30 năm, ông kể: Tôi về làm việc với một tỉnh, khi đó đại hội đảng bộ ở một xã đã khai mạc, tôi liền về dự để nắm tình hình. Tại Đại hội, Đoàn Chủ tịch báo cáo với Đại hội về Đề án nhân sự cấp ủy khóa tới đã được chuẩn bị công phu, lấy ý kiến của đảng viên và được cấp ủy cấp trên phê duyệt. Đảng bộ được bầu 7 ủy viên BCH, trong đó cơ cấu bí thư, 2 phó bí thư, chủ tịch mặt trận Tổ quốc, quân sự, công an và đoàn thanh niên. Nhưng cấp ủy chỉ chuẩn bị được 6 nhân sự và sẽ bầu thiếu 1 do nguồn chưa đủ chuẩn (mới có trình độ cao đẳng, đang học đại học). Nghe xong đề án nhân sự, đại hội đã lao xao và một cánh tay giơ lên xin được phát biểu: “Cảm ơn cấp ủy đã chuẩn bị được đề án nhân sự cấp ủy khóa mới nhưng tiêu chuẩn được 7 ủy viên BCH mà mới chuẩn bị được 6 là cấp ủy chưa làm hết trách nhiệm. Đề nghị để Đại hội thảo luận và biểu quyết thống nhất số lượng bầu đủ 7 ủy viên BCH”. Lúc đó đồng chí thay mặt Đoàn Chủ tịch lên trình bày đề án nhân sự và đồng chí thay mặt cấp trên về chỉ đạo đại hội thực sự lúng túng, có hỏi ý kiến tôi: Cấp trên đã duyệt đề án nhân sự là 6, bây giờ làm trái với đề án nhân sự cấp trên đã duyệt có được không? Tôi đã phân tích và nói quyền quyết định cao nhất lúc này là Đại hội. Sau đó Đại hội nhất trí bầu BCH với số lượng là 7, đồng chí Bí thư Đoàn Thanh niên (không được đưa vào Đề án nhân sự ban đầu của cấp ủy khóa cũ) đã trúng cử vào BCH với số phiếu cao.

Ông nói: “Đấy, tiêu chí, tiêu chuẩn là cần thiết nhưng không vì tiêu chí, tiêu chuẩn mà để lọt người tài. Rõ ràng đồng chí Bí thư Đoàn Thanh niên do Đại hội giới thiệu đã được thử thách trong thực tiễn, được nhân dân tín nhiệm”. Và ông nhắc về bài học dân chủ trong mỗi kỳ đại hội cần phải được phát huy.

Đã quá trưa, nhưng câu chuyện giữa ông với chúng tôi cứ say sưa, chuyện nghề tổ chức xây dựng Đảng cách đây bao năm cứ như là chuyện “bây giờ mới kể”. Trước khi chia tay, ông vẫn còn quyến luyến, muốn gửi gắm tới những người làm công tác tổ chức xây dựng Đảng rằng người làm nghề này thật khó, vừa phải có Tâm, vừa phải có Tầm, sâu sát cơ sở, gần gũi với quần chúng và có sự hiểu biết sâu sắc về con người; phải xây dựng được hệ thống tiêu chí về năng lực và phương pháp đánh giá khách quan, khoa học để chọn được người tài, thanh lọc được cán bộ yếu kém, để tham mưu trúng, đúng. Và ông nhắn nhủ, một thách thức lớn nhất đối với người “gác cổng” cho Đảng là vượt qua chính mình, là chống tiêu cực và sự bảo thủ ngay từ chính đội ngũ cán bộ của Ngành Tổ chức xây dựng Đảng.

Xuân Vinh (ghi)

Cẩn trọng với những tin giả mang màu sắc chính trị

VOV.VN - Nhiều tin giả nhuốm màu sắc chính trị được các đối tượng gia tăng tần số, cường độ và mức độ để chống phá Việt Nam. Tin giả đang tr...