ANTD.VN - Những tháng đầu năm 2020, các
lực lượng chức năng thuộc Ban chỉ đạo 389 TP Hà Nội đã xây dựng, triển khai
hiệu quả nhiều biện pháp xử lý, đánh chặn vi phạm, tội phạm gian lận thương
mại.
Theo Thường
trực Ban chỉ đạo (BCĐ) 389 thành phố, trong những tháng đầu năm 2020, kinh tế -
xã hội TP Hà Nội diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực và trong
nước đối mặt với nhiều yếu tố bất lợi: dịch bệnh Covid-19 diễn biến nhanh, phức
tạp và khó lường; tăng trưởng kinh tế toàn cầu suy giảm, giá dầu thô giảm mạnh;
dịch cúm gia cầm A(H5N6); dịch tả lợn Châu Phi.
Trước tình hình
đó, thành phố đã lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành và địa phương triển khai
thực hiện quyết liệt các biện pháp vừa phòng chống dịch, vừa quyết tâm duy trì,
phục hồi, phát triển các hoạt động kinh tế - xã hội. Các chính sách phúc lợi,
an sinh xã hội được bảo đảm; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ
vững, tạo điều kiện cho người dân yên tâm sản xuất, kinh doanh.
Lực lượng Công an - Quản lý thị trường Hà Nội
kiểm tra, xử lý một vụ việc gian lận thương mại
Nhận diện các
vấn đề “nóng”
Ghi nhận của
BCĐ 389 thành phố cho thấy, tình trạng buôn bán, vận chuyển hàng lậu, hàng cấm
vẫn xảy ra, đặc biệt trong khoảng thời gian trước Tết Nguyên đán Canh Tý 2020
trên tất cả các tuyến đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển… Các
đối tượng vi phạm với nhiều phương thức thủ đoạn có sự câu kết chặt chẽ giữa
các chủ đầu nậu trên biên giới và trong nội địa. Ngoài nguồn hàng có xuất xứ từ
Trung Quốc, các đối tượng cũng chuyển sang mặt hàng có chất lượng cao hơn như:
Mỹ, châu Âu, Thái Lan, Hàn Quốc...
Trên tuyến
đường bộ, hàng hóa được vận chuyển, tập kết ở các tỉnh ven Hà Nội từ đó được
vận chuyển nhỏ lẻ vào thành phố qua hệ thống xe mô tô, xe chở khách, xe tải
theo nhiều cung đường, địa điểm, thời gian khác nhau. Trên tuyến hàng không,
đối tượng cất giấu hàng hóa trong hành lý mang theo khi nhập cảnh. Khi bị phát
hiện, đối tượng bỏ hàng, không làm thủ tục nhận hàng; không trực tiếp vận
chuyển mà thuê những người có hoàn cảnh khó khăn vận chuyển thay.
Bên cạnh đó,
tình trạng sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ vẫn
tồn tại ở quy mô, mức độ khác nhau. Tình hình vận chuyển, kinh doanh hàng hóa
như bánh, kẹo, nước giải khát thực phẩm, gia súc, gia cầm... không rõ nguồn
gốc, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn Hà Nội vẫn còn tồn
tại.
Khởi tố hình sự
nhiều vụ việc, đối tượng
Thực hiện chỉ
đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, BCĐ 389 quốc gia và UBND TP; BCĐ 389 TP
Hà Nội đã triển khai nhiệm vụ công tác năm 2020 tới các sở, ngành thành viên và
BCĐ 389 quận, huyện, thị xã. Trong 6 tháng đầu năm 2020, các lực lượng chức
năng trong BCĐ 389 thành phố đã tổ chức thanh tra, kiểm tra 15.199 vụ; xử lý
hành chính: 12.787 vụ (tăng 14% số vụ xử lý hành chính so với cùng kỳ năm
2019); khởi tố 54 vụ đối với 74 đối tượng…
Về kết quả
trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, tính đến ngày 15-6, các lực lượng
chức năng trong BCĐ 389 thành phố đã thanh tra, kiểm tra 758 vụ, xử lý hành
chính 318 vụ. Trong đó, các cơ quan chức năng đã chuyển 4 hồ sơ vụ việc sang cơ
quan Công an để tiến hành điều tra theo quy định. Trên cơ sở đó, cơ quan Công
an đã có quyết định khởi tố 1 vụ án đối với 4 đối tượng; Chi cục Hải quan cửa
khẩu sân bay quốc tế Nội Bài đã có quyết định khởi tố 3 vụ đối với 3 đối
tượng.
Theo ghi nhận
của Thường trực BCĐ 389 thành phố, thời gian qua, Công an thành phố đã chỉ đạo
các phòng nghiệp vụ, Công an các quận, huyện, thị xã tăng cường nhiều biện pháp
nghiệp vụ, nắm chắc tình hình các địa bàn, tuyến trọng điểm, các đối tượng chủ
mưu, cầm đầu; xác lập các chuyên án, đấu tranh, triệt phá nhiều đường dây, ổ
nhóm buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, vi phạm an toàn thực phẩm tại
các địa bàn trọng điểm như chợ Đồng Xuân, chợ Ninh Hiệp, chợ Hòa Bình, ga Hà
Nội, sân bay quốc tế Nội Bài, một số kho, bến bãi thuộc quận Hoàng Mai, huyện
Thanh Trì…
Sáu tháng đầu
năm, Công an thành phố phát hiện 1.961 vụ, xử lý: 1.562 vụ, phạt hành chính hơn
12,3 tỷ đồng; truy thu thuế, thu hồi thuế hơn 421 tỷ đồng; khởi tố 51 vụ đối
với 71 đối tượng.
Đạt kết quả
tích cực là Cục Quản lý thị trường, với việc xây dựng, triển khai thực hiện
nhiều nhiệm vụ, giải pháp quyết liệt để ngăn chặn tình trạng hàng lậu, hàng
giả, hàng gian lận thương mại, kém chất lượng, không đạt tiêu chuẩn vệ sinh an
toàn thực phẩm, góp phần bình ổn thị trường và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp
của doanh nghiệp làm ăn chân chính và người tiêu dùng. Tính đến ngày 12-6, Cục
QLTT Hà Nội đã kiểm tra 2.310 vụ; xử lý: 2.141 vụ; phạt hành chính số tiền hơn
20 tỷ đồng. Trị giá tiền bán hàng, hàng tịch thu, hàng buộc tiêu hủy và chuyển
đổi mục đích sử dụng hơn 47 tỷ đồng...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét