Ki Tô Giáo thường ồn ào rầm rộ trong mùa lễ “Giáng Sinh” của họ, tuy thật ra chẳng ai biết Chúa Giê-su của Ki Tô Giáo sinh ra năm nào, ngày nào, giờ nào, và ở đâu. Vì không ai biết, nên Giáo hoàng Julius I, nhân danh là đại diện của Chúa trên trần, đã quyết định vào năm 350 là Giê-su sinh vào ngày 25 tháng 12. Vậy ngày “giáng sinh” là ngày do giáo hoàng Julius I quyết định chứ không phải là ngày sinh thực của Giê-su mà không ai biết. Nhưng từ đâu mà có ngày 25 tháng 12? Ngày xưa, nhân dân khắp nơi thường là thờ mặt trời, thấy mùa Đông ngày càng ngày càng ngắn nên rất lo sợ bị mất đi dần ánh sáng của mặt trời. Đến ngày Đông Chí, ngày lại bắt đầu dài ra, cho nên con người ăn mừng để ca tụng và tạ ơn mặt trời. Giáo hội Công Giáo nổi tiếng là thường đi cầm nhầm những thứ của dân gian [đã được chứng minh có đầy trong Tân Ước] cho nên Giáo hoàng Julius I, vào năm 350, đã lấy ngày Đông Chí làm ngày giáng sinh của Giê-su, ngụ ý ánh sáng của Giê-su đã thắng sự tăm tối. Đây là một bước đi rất thuận tiện, vừa phù hợp với sự ăn mừng của dân gian, vừa nhốt tín đồ vào trong vòng mê tín.
Nhưng về sau, người ta khám phá ra rằng Julius I đã vơ lấy ngày Đông Chí là ngày 25 tháng 12, tính theo lịch Julius (Julian Calendar). Nhưng lịch này đã tính sai mất mấy ngày, về sau lịch Gregory mà chúng ta dùng ngay nay tính lại thì ngày Đông chí phải là 21 tháng 12, có thể xê xích một chút nhưng không thể nào là ngày 25 được. Nhưng ngày 25 tháng 12 đã trở thành ngày lễ “giáng sinh” trong Ki-tô Giáo nên ngày nay Ki-tô Giáo vẫn tiếp tục ăn mừng “lễ Giáng Sinh” vào ngày 25 tháng 12, tuy không ai biết rõ ngày “giáng sinh” của Giê-su là ngày nào.
Thật vậy, những chi tiết về gia phả và sự sinh ra của Giê-su trong Thánh Kinh có quá nhiều mâu thuẫn nên không cho phép bất cứ ai khẳng định ông ta đích thực là con của ai, sinh ra ngày nào, và ở đâu. Phúc Âm Matthew viết là Giê-su sinh ra trong triều đại của vua Herod, nhưng lịch sử lại chứng tỏ rằng Vua Herod chết vào năm – 4, nghĩa là 4 năm trước khi Chúa sinh ra đời. Phúc Âm Luke cho rằng Giê-su sinh ra trong thời có cuộc kiểm tra dân số của Quirinius, Toàn Quyền Syria và Judea (Do Thái). Nhưng lịch sử lại chứng tỏ rằng cuộc kiểm tra này xảy ra năm 6-7, nghĩa là 6-7 năm sau khi Chúa sinh ra đời. Sự mâu thuẫn trong hai Phúc Âm trên là một bài toán nan giải cho các nhà thần học Ki Tô Giáo. Cho nên rút cuộc họ dạy tín đồ là “cứ tin đi thì sẽ được tất cả” và tín đồ, vì cái “được tất cả” đó cho nên không cần biết đến những mâu thuẫn trong Thánh Kinh và tiếp tục tin rằng ngày “Chúa của họ sinh ra đời” đúng là ngày 25 tháng 12 theo Thường Lịch. Niềm tin này vô hại, chỉ lợi cho những nhà buôn bán, khai thác triệt để sự mê tín pha trộn với sự kém hiểu biết trong dân gian, để bán hàng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét