Thứ Hai, 29 tháng 7, 2019

GIÀN KHOAN 14.000 TẤN CỦA VIỆT NAM TIẾP TỤC HOẠT ĐỘNG NGAY SÁT BÃI TƯ CHÍNH - VÙNG BIỂN NGOÀI KHƠI THỀM LỤC ĐỊA THUỘC CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM

Việt Nam ra thông báo kéo dài thời gian hoạt động của giàn khoan HYKURYU 5 thêm 2 tháng nữa dự kiến đến ngày 15/9/2019 ngoài khơi thềm lục địa của Việt Nam.
Đây là câu trả lời cứng rắn cho sự ngang ngược của TQ khi cản trở hoạt động khai thác và thăm dò tài nguyên tại thềm lục địa của Việt Nam. Nhiều tàu cảnh sát biển, kiểm ngư vẫn được điều từ quân cảng Cam Ranh ra Tư Chính thực thi pháp luật.
Việt Nam sẽ luôn cương quyết bảo vệ chủ quyền của mình tại vùng biển ngoài khơi thềm lục địa cũng như quyền khai thác tài nguyên chính đáng theo luật pháp Việt Nam và các công ước Quốc tế. Đồng thời luôn cảnh giác không mắc mưu khiêu khích của TQ để bảo vệ hòa bình và ổn định tại khu vực. 🇻🇳🇻🇳

HỒ SƠ GIẢI MẬT: THƯ GỬI ĐÔ ĐỐC JEAN DECOUX TOÀN QUYỀN PHÁP TẠI ĐÔNG DƯƠNG CỦA NGÔ ĐÌNH THỤC

Tài liệu Pháp ngữ dưới đây do Tiến sĩ Vũ Ngự Chiêu phát hiện trong lúc ông nghiên cứu tại Trung tâm các Văn khố Hải ngoại (CAOM, Aix-en-Provence, Pháp) và được phổ biến lần đầu tiên trên tạp chí Lên Đường (Houston, Texas) năm 1989.
Ngoài việc làm tay sai cho Pháp đã được Giám Mục Ngô Đình Thục thuật lại khá rõ trong lá thư nầy, ông Ngô Đình Khả, thân sinh của ông Ngô Đình Diệm, đã cùng với tên Việt-gian Nguyễn Thân cũng đã từng đào mả và đốt xác vị anh hùng ái quốc Phan Đình Phùng, rồi lấy tro trộn với thuốc súng mà bắn cho hả giận.
BẢN DỊCH THƯ VIẾT TAY BẰNG PHÁP NGỮ CỦA GIÁM MỤC NGÔ ĐÌNH THỤC GỞI ĐÔ ĐỐC JEAN DECOUX, TOÀN QUYỀN ĐÔNG DƯƠNG
Tòa Truyền Giáo Vĩnh Long ngày 21/8/1944
Thưa Đô Đốc,
Một linh mục từ bổn Tòa được phái đi Sài Gòn để lo việc cho chủng viện vừa cho tôi biết rằng hai người em của tôi đang bị truy tố tại Huế. Vì đã lâu không nhận được tin tức gì từ Huế, tôi không biết là điều tôi vừa được báo cáo có đúng sự thực hay không.
Tuy nhiên, nghĩ đến nỗi đau đớn và sự bất nhẫn rất đúng mà chắc là Đô Đốc đã cảm thấy – nếu sự truy tố các em tôi là có thật, tôi vội viết thư này để bày tỏ với Đô Đốc nỗi đau đớn lớn lao của tôi về việc này.
Nếu hoạt động của hai em tôi được chứng tỏ là có hại cho quyền lợi nước Pháp thì – với tư cách của một Giám mục, của một người An-nam, và với tư cách là người con của một gia đình mà thân phụ tôi đã phục vụ nước Pháp ngay từ khi Pháp mới đến An-nam, và đã nhiều lần đưa mạng sống cho nước Pháp trong các cuộc hành quân mà cha tôi cầm đầu, dưới quyền Nguyễn Thân, chống lại các kẻ nổi loạn do Phan Đình Phùng chỉ huy, tại Nghệ-an và Hà-tịnh – tôi, tự đáy lòng, không chấp nhận [hoạt động của các em tôi.
Thưa Đô Đốc, tôi tuyên bố như vậy không phải với mục đích bảo toàn địa vị cá nhân của tôi: bởi vì nếu xét rằng cá nhân hèn mọn của tôi có thể phương hại đến quyền lợi của đạo [Thiên Chúa], tôi sẽ vui vẻ rời khỏi Tòa Giám mục này ngay.
Lời tuyên bố của tôi chỉ có mục đích là tỏ cho Đô Đốc thấy rằng lòng tin tưởng trìu mến của Đô Đốc [đối với tôi] đã không bị đặt vào một kẻ bất xứng hay vô ơn.
Thưa Đô Đốc, tôi chưa bao giờ tiếc là đã xa Huế như thế nầy. Giá có mặt ở đấy thì tôi đã có thể khuyên răn các em tôi tốt hơn, và khi chuyện xẩy đến tôi đã có thể chống lại các chủ đích của các em tôi, nếu quả thật các em tôi có nghĩ đến những dự định có thể gây hại cho quyền lợi nước Pháp.
Có thể tôi lầm, tuy nhiên, thưa Đô Đốc, cho đến khi được chứng minh ngược lại, tôi xin thú thực là không tin rằng các em tôi đã phản lại truyền thống của gia đình chúng tôi đến như thế, một gia đình đã tự mình gắn liền với nước Pháp từ lúc ban đầu, trong khi ông cha của những quan lại bây giờ hầu hết đều chống lại Pháp và chỉ quyết định thiên về Pháp khi thấy có lợi.
Ngay chính các em tôi đã từng liên tục đưa mạng sống ra vì nước Pháp, trong cuộc nổi loạn của Cộng Sản. Diệm, người em kế tôi, suýt đã phải ngã gục dưới những phát súng của một Hoa kiều Chợ Lớn được phái đến Phan-rang với mục đích hại Diệm, Phan-rang là nơi mà Diệm đã mãnh liệt chống giữ lối xâm nhập vào An-nam của các cán bộ Cộng Sản từ Nam Kỳ phái đến.
Lẽ tất nhiên, sự tận tụy của các em tôi trong quá khứ không phải là điều nêu ra để làm cớ mà biện hộ cho hoạt động bất cẩn của họ ngày hôm nay, nếu sự bất cẩn nầy được chứng tỏ là điều đã gây nên tội. Tuy nhiên, tôi không nghĩ là tôi đã làm chuyện vô ích khi kêu gọi đến sự khoan hồng đầy xót thương của Đô Đốc hầu xét với hảo ý trường hợp các em tôi. Đô Đốc không phải là người chỉ xét đến hiện tại mà lại bỏ quên đi quá khứ. Tôi nêu ra điều nầy khi xét thấy rằng thân phụ tôi là Ngô Đình Khả đã từng được vinh dự phục vụ nước Pháp dù sinh mạng bị hiểm nguy, và khi xét đến quá trình lâu dài của các em tôi, một quá trình được hình thành bằng lòng tận tụy vô bờ của các em tôi đối với nước Pháp, mà không sợ phải hy sinh mạng sống của mình cho nước Pháp.
Thưa Đô Đốc, một lần nữa bày tỏ với Đô Đốc tất cả niềm đau đớn của tôi trong vụ nầy, tôi xin Đô Đốc vui lòng nhận nơi đây lời kính chào trân trọng nhất của tôi..
NGÔ ĐÌNH THỤC (ký tên)
Nguồn: tạp chí Lên Đường (Houston, Texas) năm 1989.
#NVN
P/s: Tư duy nô lệ bợ đít ngoại bang có truyền thống của Ngô gia. Đọc xong thấy thật kinh tởm.

BẠN CẦN BIẾT VỀ NHÀ GIÀN DK1 TRÊN CÁC BÃI NGẦM CỦA VIỆT NAM

Thực hiện chủ trương xây dựng Cụm kinh tế – khoa học – dịch vụ (DK1), từ ngày 22 đến 27 tháng 6 năm 1989, Tổng cục Dầu khí phối hợp với Bộ Tư lệnh Công binh tiến hành lắp dựng xong nhà giàn đầu tiên tại bãi ngầm Tư Chính.
1. TƯ CHÍNH
Bãi ngầm Tư Chính nằm ở trong giới hạn khoảng từ vĩ độ 07029’03’’N – 07033’20’’N và kinh độ 109037’730’’E – 109054’58’’E, cách bãi Quế Đường 55 hải lý về phía Tây Nam. Điểm nhô cao nhất của bãi Tư Chính sâu cách mặt nước khoảng 16m, vị trí cách Vũng Tàu khoảng 229 hải lý về phía Đông Nam. Bãi ngầm Tư Chính có vị trí rất quan trọng trong xây dựng, phát triển kinh tế biển và công tác quản lý chủ quyền vùng biển trên khu vực DKI; phạm vi bãi ngầm trong khoảng độ sâu 16m đến độ sâu 200m có độ dài khoảng 57km, chiều rộng nơi rộng nhất khoảng 13km, hướng phát triển chạy dài theo hướng Đông Bắc – Tây Nam. Tư Chính là bãi ngầm lớn, ở cạnh đường hàng hải quốc tế, nên có vị trí rất quan trọng đối với việc tổ chức lực lượng thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trên biển và quản lý, bảo vệ chủ quyền vùng biển của Tổ quốc.
Thực hiện chủ trương xây dựng Cụm kinh tế – khoa học – dịch vụ (DK1), từ ngày 22 đến 27 tháng 6 năm 1989, Tổng cục Dầu khí phối hợp với Bộ Tư lệnh Công binh tiến hành lắp dựng xong nhà giàn đầu tiên tại bãi ngầm Tư Chính (tên địa danh hành chính là Trạm kinh tế – khoa học – dịch vụ Tư Chính, thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu). Nhà giàn Tư Chính A (DKI/1) thiết kế theo kiểu chôn cột giàn khoan, đặt ở vùng nước sâu 23m, chiều cao công trình là 39,5m, cách mặt nước biển lúc triều cường là 11m; tháng 11 năm 1990, Nhà nước tiếp tục dựng lắp tại đây Trạm kinh tế – khoa học – dịch vụ Tư Chính B (nhà giàn DKI/5). Ngay sau khi xây dựng xong ngày 2 tháng 11 năm 1990, một khung cán bộ, chiến sĩ nhà giàn DKI/5 đã tiếp nhận và tiến hành các nhiệm vụ chốt giữ, bảo vệ. Ngày 5 tháng 8 năm 1994, khung đơn vị nhà giàn DKI/11 tiếp nhận Trạm kinh tế – khoa học – dịch vụ Tư Chính C (nhà giàn DKI/11). Ngày 8 tháng 8 năm 1994, khung đơn vị nhà giàn DKI/12 tiếp nhận Trạm kinh tế – khoa học – dịch vụ Tư Chính Đ (nhà giàn DK1/12). Ngày 20 tháng 4 năm 1995, khung đơn vị nhà giàn DKI/14 tiếp nhận Trạm kinh tế – khoa học – dịch vụ Tư Chính E (nhà giàn DK1/14).
Như vậy liên tục từ năm 1989 đến 1995, Nhà nước ta xây dựng 5 trạm dịch vụ trên bãi ngầm Tư Chính. Kết cấu của nhà vững chắc, có thể chống chọi, chịu đựng sóng trên cấp 12. Đến năm 1999, sau gần 10 năm dựng lắp và hoạt động trong môi trường tự nhiên phức tạp, nhà Trạm dịch vụ Tư Chính B (DKI/5) xuống cấp không đảm bảo an toàn, toàn bộ khung nhà giàn DKI/5 rút vào bờ và tháng 12 năm 1999 Trạm dịch vụ Tư Chính B bị sóng đánh đổ xuống biển. Sau nhà Trạm DKI/5 là Trạm dịch vụ Tư Chính E (DKI/14) cũng bị sóng đánh làm nhà bị nghiêng. Tháng 12 năm 1999, bộ đội khung nhà giàn (DKI/14) rút vào bờ và các đơn vị kỹ thuật của Nhà nước khẩn trương tu sửa, gia cố nhà Trạm Tư Chính E. Sau khi hoàn thành gia cố, năm 2001 bộ đội khung nhà giàn (DKI/14) tiếp tục trở lại chốt giữ, bảo vệ Trạm dịch vụ Tư Chính E.
Đặc điểm nổi bật của khu vực Tư Chính là nằm cạnh đường hàng hải quốc tế là khu vực biển hoạt động nhạy cảm và hết sức phức tạp, “nước ngoài” thường xuyên sử dụng tàu nghiên cứu, tàu cải dạng, tàu chiến vào thăm dò địa chấn, trinh sát, quấy rối, vi phạm chủ quyền của ta. Ngoài ra, có nhiều tàu cá Trung Quốc, Hồng Công, Philippines, xuống đánh bắt trái phép hải sản khu vực này. Hoạt động của tàu nước ngoài tập trung nhiều vào các tháng 3, 4, 5 và tháng 9 tháng 10, thời kỳ sóng yên, biển lặng. Bởi vậy, công tác sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu của cán bộ, chiến sĩ các nhà trạm Tư Chính luôn căng thẳng, đặt ra yêu cầu rất cao.
2. PHÚC NGUYÊN
Bãi Phúc Nguyên nằm ở trong khoảng vĩ độ từ 07048’10’’N – 07055’00’’N và kinh độ 109055’55’’E – 100000’00’’E; cách Vũng Tàu khoảng 225 hải lý về phía Đông Nam. Tiếp giáp với bãi ngầm Phúc Nguyên về phía Tây Nam là bãi ngầm Tư Chính; phía Đông là bãi ngầm Quế Đường; phía Đông Bắc là bãi ngầm Phúc Tần và phía Đông Đông Bắc là bãi ngầm Huyền Trân.
Bãi ngầm Phúc Nguyên, theo truyền thuyết kể lại là Nguyễn Phúc Nguyên, con thứ sáu của đức Triệu Tổ Nguyễn Hoàng và Hoàng hậu họ Nguyễn, ngài sinh ngày 28 tháng 7 năm Quý Hợi (16-8-1563), khi Hoàng hậu có thai chiêm bao thấy thần nhân cho tờ giấy viết đầy cả chữ “Phúc”, nhiều người đã đề nghị bà lấy chữ “Phúc” đặt tên con thì bà cho rằng nếu đặt tên con thì chỉ một người được hưởng phúc, bà bèn đặt tên con là Nguyễn Phúc Nguyên; bãi Phúc Nguyên là một bãi thoải không đều, nằm chìm dưới mực nước biển, điểm nhô cao nhất nằm cách mặt nước khoảng 18m, điểm nhô thấp nhất nằm sâu cách mặt nước tới 200m. Từ độ sâu trên 200m trở ra, độ sâu của đáy biển biến đổi nhanh và có độ dốc rất lớn. Phạm vi nằm ở độ sâu khoảng từ 16-200m, bãi ngầm Phúc Nguyên có chiều dài khoảng 30km, chiều rộng nơi rộng nhất khoảng 21km, phát triển chạy dài theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, đặt ở vị trí độ sâu mực nước trung bình 21m. Đầu tháng 12 năm 1998, cơn bão số 8 một cơn bão mạnh tràn qua vùng biển DKI. Nằm trong khu vực trọng điểm của bão, trong tình thế hiểm nghèo, dưới sự chỉ huy của đồng chí Trạm trưởng, Đại úy Vũ Quang Chương, cùng với 8 cán bộ QNCN của nhà giàn DKI/6 Phúc Nguyên đã kiên trì bám trụ, liên tục giữ vững thông tin liên lạc và báo cáo chính xác mọi diễn biến về Sở chỉ huy; bình tĩnh, dũng cảm chống chọi với bão; dự kiến những tình huống xấu nhất có thể xảy ra và tìm mọi biện pháp nhằm giảm thấp nhất thiệt hại về người và trang bị. Giữa biển khơi mênh mông, đêm tối mịt mù, với sóng, gió, vừa mệt, vừa đói và rét, 9 cán bộ, nhân viên nhà giàn – một tập thể vẫn kiên cường, với tinh thần còn người, còn nhà trạm, kiên quyết bám trụ bảo vệ nhà giàn đến cùng. Trong một thời gian dài, liên tiếp gồng mình chống chọi với những trận cuồng phong; những cơn sóng lớn, đỉnh sóng cao 14-15m đánh mạnh trùm kín qua cả sàn công tác của nhà giàn, cùng với sức gió giật mạnh làm cho nhà giàn bị rung chấn dữ dội và nghiêng, lắc mạnh. Vào lúc 3 giờ sáng ngày 14 tháng 12 năm 1998, thời điểm mà sức mạnh và sự tàn phá của bão số 8 lên đến đỉnh điểm, cũng là lúc nhà giàn DKI/6 Phúc Nguyên bị đổ, cả 9 đồng chí của nhà giàn bị hất tung xuống biển. Ngay sau đó, lực lượng tàu trực cấp cứu của Hải quân đã khẩn trương, tích cực tổ chức tìm kiếm, cấp cứu những cán bộ, chiến sĩ bị nạn trong cơn bão; đến 3 ngày sau tàu HQ 606 đã phát hiện, cấp cứu được 6 đồng chí, còn lại 3 đồng chí là: Đại úy, trạm trưởng Vũ Quang Chương; Chuẩn úy chuyên nghiệp Rađa Lê Đức Hồng và Chuẩn úy chuyên nghiệp cơ điện Nguyễn Văn An mãi mãi ở lại với biển khơi, thi thể các anh đã hóa thân vào với sóng, gió, nước của đại dương mênh mông, nhưng tinh thần quả cảm, tấm gương anh dũng hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ nhà giàn, bảo vệ chủ quyền, vùng biển, thềm lục địa của Tổ quốc mãi mãi in đậm trong nỗi tiếc thương, sự cảm phục và cả niềm kiêu hãnh của cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Sau khi nhà giàn DKI/6 bị đổ, tháng 4 năm 1995, Trạm kinh tế – khoa học – dịch vụ Phúc Nguyên 2 (DKI/15) được xây dựng tại vĩ độ 07048’10’’N và kinh độ 109055’55’’E tại bãi cạn Phúc Nguyên. Công trình có chiều cao 47,45m, tổng diiện tích 310m2, tổng trọng lượng công trình 493 tấn; từ đây trên bãi cạn Phúc Nguyên, nhà giàn DKI/15 tiếp tục sứ mệnh lịch sử làm nhiệm vụ chốt giữ, bảo vệ nhà trạm và vùng biển, vùng trời được phân công.
Để cải thiện đời sống, nâng cao chất lượng bữa ăn của cán bộ nhân viên nhà giàn, ngoài chế độ, tiêu chuẩn được cung cấp theo đặc thù, nhà giàn thường xuyên chú trọng đẩy mạnh tăng gia trồng rau xanh và đánh bắt hải sản. Nhà giàn, được trên cấp các khay trồng rau, đất màu và con giống theo định lượng đầu người, theo tàu từ đất liền chở ra. Trong điều kiện không gian chật hẹp, rau xanh được trồng trong các khay gỗ, khay nhựa và đặt ở những nơi không gian tận dụng như hành lang, cầu thang, các ô cửa… của trạm; hàng ngày, nước thải trong sinh hoạt được tận dụng triệt để dùng cho tưới rau. Ở đây, rau xanh được trồng đủ các loại, song chủ yếu là rau cải, rau dền, bầu, bí… mỗi năm thu hoạch được từ 300 đến gần 600kg rau xanh các loại. Do đó, nhà giàn Phúc Nguyên không những cơ bản khắc phục được tình trạng thiếu rau xanh trong bữa ăn hàng ngày, mà còn giành một phần hỗ trợ cho cán bộ, chiến sĩ của các đơn vị tàu làm nhiệm vụ trực trong khu vực.
3. PHÚC TẦN
Bãi ngầm Phúc Tần nằm ở trong khoảng vĩ độ từ 08004’24’’N – 08009’44’’N và kinh độ 110028’10’’E – 110035’47’’E, cách bãi ngầm Quế Đường 22 hải lý về phía Bắc. Bãi Phúc Tần, Huyền Trân hợp với nhau thành một nhóm, điểm nhô cao nhất của Phúc Tần dưới mặt nước khoảng 5,5m, cách Vũng Tàu khoảng 243 hải lý về phía Đông Nam. Phạm vi bãi ngầm trong khoảng độ sâu 5,5m đến độ sâu 200m, có chiều dài khoảng 28km, chiều rộng nhất khoảng 26km, hướng phát triển cánh cung, đầu nhô cánh cung theo hướng Đông Bắc – Tây Nam.
Tương truyền kể lại rằng, Thái Tông Hiếu Triết Hoàng Đế húy là Nguyễn Phúc Tần, con thứ hai của đức Thần Tông Nguyễn Phúc Lan và Hoàng hậu họ Đoàn (không rõ tên). Ngài sinh ngày 19 tháng 6 năm Canh Thân (18-7-1620). Lúc làm Thế tử, ngài được phong là Thái phó Dũng Lễ Hầu. Ngài là một võ tướng có tài. Năm Giáp Thân (1644) ngài đốc suất các chiến thuyền vây đánh ba chiếc tàu của người Hà Lan tại cửa Eo làm thuyền trưởng phải tự tử, hai chiếc bỏ chạy, một chiếc bị va vào đá ngầm chìm, đức Thần Tông mừng và khen rằng: “Trước kia Tiên quân ta đã từng đánh phá giặc biển, nay con ta cũng lại như thế, ta không lo gì nữa”.
Thực hiện chủ trương xây dựng Cụm kinh tế – khoa học – dịch vụ (DK1), ngày 10 đến 15 tháng 6 năm 1989, Bộ Giao thông – Vận tải phối hợp với Bộ Tư lệnh Công binh tiến hành dựng lắp xong nhà giàn đầu tiên tại bãi ngầm Phúc Tần (tên địa danh hành chính là Trạm kinh tế khoa học – dịch vụ Phúc Tần, thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu). Nhà giàn Phúc Tần (DKI/3) có diện tích sử dụng là 144m2, cách mặt nước biển lúc triều cường là 10,5m.
Đầu tháng 12 năm 1990, cơn bão số 10 tràn qua khu vực DKI với gió mạnh cấp 10, cấp 11. Đêm ngày 4 tháng 12 năm 1990, nhà giàn Phúc Tần bị sóng dâng cao 14-15m đánh nghiêng 150, phá vỡ các sàn ghi tầng dưới và đến hơn 2 giờ ngày 5 tháng 12, toàn bộ khối nhà bị đổ xuống biển. Lúc này Trạm trưởng nhà giàn là Trung úy Bùi Xuân Bổng; Trạm phó Chính trị là Trung úy Nguyễn Hữu Quảng đã bình tĩnh chỉ huy bộ đội sử dụng các phao, xuồng cứu sinh rời nhà và thường xuyên điện báo về Sở chỉ huy, đến phút cuối cùng mới rời vị trí. Sau khi nhận được điện báo nhà giàn Phúc Tần bị đổ, Quân chủng Hải quân đã lệnh cho các tàu trực trên khu vực HQ711, HQ713, HQ965 khẩn trương đến cấp cứu bộ đội. Cuộc tìm kiếm từ 6 giờ 30 phút đến 19 giờ ngày 5 tháng 12 tàu HQ711 đã phát hiện cấp cứu được 5 cán bộ, chiến sĩ trong đó có đồng chí Trạm trưởng. Các ngày tiếp theo Quân chủng tiếp tục đưa tàu HQ07, HQ11, HQ682 đi tìm kiếm 3 đồng chí còn lại. Do sóng to, gió lớn việc cứu nạn rất khó khăn, các tàu đã không tìm thấy các đồng đội của mình bị sóng đánh trôi dạt. 3 cán bộ, chiến sĩ của nhà giàn Phúc Tần, Trung úy Nguyễn Hữu Quảng, Trạm phó Chính trị người con của thủ đô Hà Nội; Trung úy chuyên nghiệp Trần Văn Là, quân y sĩ và Hạ sĩ Hồ Văn Hiền, nhân viên cơ điện, mãi mãi ở lại với biển cả, các anh đã anh dũng hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ thềm lục địa phía Đông Nam của Tổ quốc.
Tháng 8 năm 1993, Nhà nước tiếp tục xây dựng Trạm kinh tế – khoa học – dịch vụ Phúc Tần A (DKI/2) cách trạm cũ 3,5 hải lý; tháng 8 năm 1996 dựng lắp xong Trạm kinh tế – khoa học – dịch vụ Phúc Tần B (DKI/16) và DKI/17); tháng 4 năm 1997 dựng lắp xong trạm Phúc Tần Đ (DKI/18). Như vậy liên tục từ năm 1993 đến năm 1997, Nhà nước ta xây dựng 4 trạm trên bãi ngầm Phúc Tần, trị giá gần 60 tỉ đồng. Đây là các nhà trạm, được thiết kế, chế tạo nội thất đáp ứng ngày càng hiệu quả hơn cho các hoạt động của trạm cùng với việc tăng cường các trang bị kỹ thuật đảm bảo cho các nhu cầu sinh hoạt, công tác của bộ đội cũng như các hoạt động bảo đảm hàng hải. Kế cấu của nhà vững chắc, có thể chống chọi, chịu đựng sóng trên cấp 12.
Đặc điểm nổi bật của khu vực biển Phúc Tần nói riêng là khu vực biển hoạt động nhạy cảm và hết sức phức tạp, nước ngoài thường xuyên sử dụng tàu nghiên cứu, tàu cải dạng, tàu chiến, tàu cá vào thăm dò địa chấn, trinh sát, quấy rối, vi phạm chủ quyền của ta. Ngoài ra, có nhiều tàu cá Hồng Công, Philippines, xuống đánh bắt trái phép hải sản khu vực này. Hoạt động của tàu nước ngoài tập trung nhiều vào các tháng 3, 4, 5 và tháng 9 tháng 10, thời kỳ sóng yên, biển lặng. Bởi vậy công tác sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu của cán bộ, chiến sĩ các nhà trạm Phúc Tần luôn căng thẳng, đặt ra yêu cầu rất cao.
4. HUYỀN TRÂN
Bãi Huyền Trân hợp với Phúc Tần thành một nhóm. Bãi Huyền Trân nằm về phía Nam Phúc Tần nằm ở vĩ độ 08001’30’’N và kinh độ 110037’10’’E, điểm nhô cao nhất của Huyền Trân dưới mặt nước khoảng 5,5m, cách Vũng Tàu khoảng 253,5 hải lý về phía Đông Nam. Phạm vi bãi ngầm trong khoảng độ sâu 5,5-200m, có chiều dài khoảng 28km, chiều rộng nhất khoảng 26km, hướng phát triển cánh cung, đầu nhô cánh cung theo hướng Đông Bắc – Tây Nam.
Truyền thuyết kể lại, Huyền Trân, bà sinh vào năm 1287, một công chúa đời nhà Trần, là con gái của vua Trần Nhân Tông và là em gái vua Trần Anh Tông. Năm 1306, Huyền Trân được gả cho vua Chiêm Thành (Champa) là Chế Mân (tiếng Phạn: Jaya Sinhavarman III) để đổi lấy hai châu Ô, Lý (từ đèo Hải Vân, Thừa Thiên đến phía Bắc Quảng Trị ngày nay). Vào năm 1293, vua Trần Nhân Tông thoái vị, Hoàng thái tử Trần Thuyên lên nối ngôi (tức là Hoàng đế Trần Anh Tông). Vua Trần Nhân Tông trở thành Thái thượng hoàng, lên tu ở núi Yên Tử. Năm 1301, Thái thượng hoàng Trần Nhân Tông nhận lời mời, du ngoạn vào Chiêm Thành, được vua Chiêm Thành là Chế Mân tiếp đãi nồng hậu, có ở lại trong cung điện Chiêm Thành gần 9 tháng. Khi ra về, Trần Nhân Tông có hứa gả con gái là Huyền Trân cho Chế Mân, mặc dù khi đó Chế Mân đã có chính thất là Hoàng hậu Tapasi, người Java (Nam Dương ngày nay). Sau đó nhiều lần Chế Mân sai sứ sang hỏi về việc hôn lễ, nhưng triều thần nhà Trần phản đối, chỉ có Văn Túc Vương Đạo Tái và Nhập nội hành khiển Trần Khắc Chung chủ trương tán thành.
Thực hiện chủ trương xây dựng Cụm kinh tế – khoa học – dịch vụ (DK1), tháng 6 năm 1989, Nhà nước đã tiến hành dựng lắp 3 trạm tại bãi ngầm Tư Chính, Phúc Tần, Ba Kè. Đây là những vị trí quan trọng trên khu vực DKI. Năm 1990, ta dựng lắp thêm 1 trạm ở bãi ngầm Tư Chính và 1 trạm mới tại bãi ngầm Phúc Nguyên, đồng thời khẩn trương sửa chữa gia cố 3 trạm xây dựng năm 1989. Cuối năm 1991, Nhà nước tiếp tục triển khai dựng lắp 2 trạm dịch vụ mới tại 2 bãi ngầm Quế Đường, Huyền Trân để đẩy nhanh việc tổ chức khai thác hải sản và quản lý nguồn lợi biển trên khu vực DKI cũng như triển khai việc nghiên cứu theo dõi và thông báo khí tượng, hải văn cho quốc tế cùng với tăng cường các trang bị kỹ thuật bảo đảm hàng hải. Trạm kinh tế – khoa học – dịch vụ Huyền Trân (DKI/7) do Bộ Giao thông – Vận tải phối hợp với Bộ Tư lệnh Công binh dựng lắp và hoàn thành vào ngày 11 tháng 11 năm 1991. Nhà trạm Huyền Trân đặt ở vị trí có độ sâu từ mặt san hô lên đến mặt nước biển khoảng 12m; độ cao từ mặt nước biển lên tới sân thượng khoảng 15m. Đây là nhà trạm được thiết kế, chế tạo nội thất đáp ứng ngày càng hiệu quả hơn cho các hoạt động của trạm và các nhu cầu sinh hoạt, công tác của bộ đội cùng với việc tăng cường các trang bị kỹ thuật đảm bảo. Kết cấu của nhà có độ bền vững cao có thể chống chọi, chịu đựng sóng trên cấp 12. Ngay sau khi hoàn thành ngày 11 tháng 11 năm 1991, Khung nhà giàn Huyền Trân (DKI/7) đã trực tiếp ra tiếp nhận nhà trạm và nhanh chóng tiến hành các nhiệm vụ chốt giữ bảo vệ trạm, bảo vệ chủ quyền vùng biển khu vực bãi ngầm Huyền Trân.
5. QUẾ ĐƯỜNG
Bãi ngầm Quế Đường là một bãi ngầm thuộc thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc; nằm ở trong khoảng vĩ độ từ 07047’08’’N – 07048’37’’N và kinh độ 110027’11’’E – 110029’29’’E. Từ bãi Quế Đường đến Vũng Tàu khoảng 254 hải lý, đến đảo Tri Tôn quần đảo Hoàng Sa khoảng 481 hải lý, đến đảo Trường Sa khoảng 99 hải lý, đến bờ biển Malaysia khoảng 286 hải lý, đến đảo Natunapắc của Indonesia khoảng 233 hải lý, đến khu vực ranh giới ven biển Thái Lan và Malaysia khoảng 509 hải lý, đến bãi Phúc Nguyên khoảng 32 hải lý, đến Tư Chính khoảng 55 hải lý, đến bãi Phúc Tần khoảng 22 hải lý, đến Ba Kè khoảng 74 hải lý. Điểm nhô cao nhất của Quế Đường cách mặt nước khoảng 11m. Phạm vi bãi ngầm trong khoảng độ sâu 11m đến độ sâu 200m, có chiều dài khoảng 13km, chiều rộng nơi rộng nhất khoảng 7,5km, hướng phát triển chạy dài theo hướng Đông Bắc – Tây Nam.
Quế Đường là lấy theo tên phong truyền của Lê Quý Đôn, Lê Quý Đôn là con trai cả của ông Lê Trọng Thứ. Thân sinh của Lê Quý Đôn đậu tiến sĩ năm Bảo Thái thứ 2 (1721) và làm quan đến chức Hình Bộ Thượng Thư, được phong tước hầu. Thuở nhỏ, ông có tên là Danh Phương, đến năm 1743 sau khi đỗ giải nguyên trường Sơn Nam thì đổi thành Quý Đôn; tự Doãn Hậu, hiệu Quế Đường. Còn theo tên khoa học “Quế đường” là một loại giống mía mới.
Khí tượng, thủy văn ở bãi Quế Đường cũng rất phức tạp. Về mùa mưa từ cuối tháng 6 năm trước đến đầu tháng 2 năm sau hầu như ngày nào cũng có dông. Gió Tây Nam là chủ yếu, mạnh cấp 4 đến cấp 6 có lúc lên tới cấp 7, đặc biệt là vào những tháng 11, 12 và đầu tháng 1 năm sau, bãi ngầm chịu sóng cồn do đó làm tăng từ 1 đến 2 cấp sóng. Trong năm có 2 mùa sóng rõ rệt, phù hợp với hai mùa gió, thể hiện sự tương phản của hai hướng sóng đối lập nhau. Mùa đông, hướng sóng chiếm ưu thế là hướng Đông Bắc, sau đó lên Bắc hoặc Đông. Độ cao sóng trung bình từ khoảng 2m ÷ 2,5m, cực đại có thể lên đến 8m. Mùa hè, hướng sóng ưu thế là Tây Nam, sau đó đến Tây hoặc Nam, độ cao trung bình của sóng khoảng 1,5-1,7m, cực đại có thể đến 6m (không kể sóng trong bão). Trong các tháng chuyển tiếp (tháng 4 hoặc tháng 10), hướng sóng thay đổi theo hướng gió, không ổn định. Độ cao sóng trung bình tương đối nhỏ, khoảng 0,5m. Chế độ thủy triều ở bãi đá ngầm Quế Đường tuân theo chế độ nhật triều không đều, hàng ngày có 1 lần nước lên xuống; vào kỳ nước kém, trong ngày thường có 2 lần triều lên xuống. Vào kỳ nước cường, biên độ thủy triều lớn nhất trung bình khoảng 1,2-2m. Dòng chảy ở bãi đá ngầm Quế Đường là dòng chảy xoáy, đầu hè dòng chảy có hướng thịnh hành là Đông Bắc. Cuối mùa hè dòng chảy thịnh hành hướng Đông, vận tốc trung bình 0,2-0,4 hải lý/giờ. Thời kỳ chuyển mùa đông sang mùa hè dòng chảy thịnh hành là hướng Bắc, vận tốc trung bình 0,3-0,4 hải lý/giờ.
Nhà giàn Quế Đường là một trong 6 trạm nghiên cứu thuộc cụm kinh tế – khoa học và dịch vụ trên thềm lục địa phía Nam. Theo sự phân chia địa quân sự thì Quế Đường là lô 5 trong 6 lô của khu vực dầu khí I (gọi tắt là DKI) và nằm ở trung tâm của khu vực DKI.
6. BA KÈ
Bãi ngầm Ba Kè nằm ở trong khoảng vĩ độ từ 07032’34’’N – 07053’37’’N và kinh độ 111032’34’’E – 111045’42’’E, gồm các Bãi Vũng Mây, Bãi Ba Kè, Bãi Đất, Bãi Đinh, các vị trí bãi ngầm này nằm trên cùng một khu vực bãi ngầm có độ sâu dưới mặt nước trong khoảng từ 3,2-100m; bãi ngầm nằm theo hướng Bắc Đông Bắc – Tây Tây Nam, vị trí cách bãi Quế Đường 74 hải lý về phía Đông. Chiều dài bãi ngầm khoảng chừng 50km; chiều rộng nơi rộng nhất khoảng 24km. Điểm bãi ngầm Ba Kè có độ sâu 3,2 dưới mặt nước, vị trí cách Vũng Tàu khoảng 579km về phía Đông Nam.
Ba Kè (địa danh căn cứ cách mạng). Tên địa danh Ba Kè thuộc thị trấn Cái Ngang, huyện Tam Bình, Vĩnh Long “Từ cuối năm 1946 đến cuối tháng 9-1949, các lực lượng vũ trang đánh địch hàng chục trận trên các tuyến lộ giao thông và đồn bót, giải phóng hoàn toàn huyện Tam Bình, thị trấn Cái Ngang, Ba Kè,… Đầu năm 1949, lần đầu tiên lực lượng vũ trang Vĩnh Long dùng súng bộ binh bắn tan xác một chiếc máy bay của địch tại quận lỵ Tam Bình”. Vai trò của Cái Ngang hiện rõ. Cái Ngang đã trở thành một điểm chiến lược quan trọng, mặc dù có vẻ trống trải. Các đơn vị lẻ tẻ của địch chưa dám dòm ngó đến từ nhiều năm liền.
Đặc điểm nổi bật của khu vực Ba Kè là khu vực biển hoạt động nhạy cảm và hết sức phức tạp, nước ngoài thường xuyên sử dựng tàu nghiên cứu, tàu cải dạng, tàu chiến vào thăm dò địa chấn, trinh sát, quấy rối, vi phạm chủ quyền của ta. Ngoài ra, có nhiều tàu cá Hồng Công, Philippines… xuống đánh bắt trái phép hải sản khu vực này. Hoạt động của tàu nước ngoài tập trung nhiều vào các tháng 3, 4, 5 và tháng 9 tháng 10, thời kỳ sóng yên, biển lặng. Bởi vậy công tác sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu của cán bộ, chiến sĩ các nhà trạm Ba Kè luôn căng thẳng, yêu cầu rất cao.
Thực hiện chủ trương xây dựng Cụm kinh tế – khoa học – dịch vụ (DK1), từ ngày 12 đến 16 tháng 6 năm 1989, Bộ Giao thông – Vận tải phối hợp với Bộ Tư lệnh Công binh tiến hành lắp dựng xong nhà giàn đầu tiên tại bãi ngầm Ba Kè (tên địa danh hành chính là Trạm kinh tế – khoa học – dịch vụ Ba Kè, thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu). Trạm Ba Kè A (DKI/4) thiết kế theo kiểu khung nhà liên kết với chân đế pông tông bơm bê tông đánh chìm, định vị bằng các cột bê tông chôn sâu xuống thềm san hô. Tháng 8 năm 1993, Nhà nước ta tiếp tục xây dựng Trạm kinh tế – khoa học – dịch vụ Ba Kè B (DKI/9) cách trạm cũ 7 hải lý. Ngày 22 tháng 8 năm 1993, 1 khung gồm 8 cán bộ, chiến sĩ nhà giàn (DKI/9) Tiểu đoàn DK1 ra tiếp nhận, chốt giữ bảo vệ Trạm kinh tế – khoa học – dịch vụ Ba Kè B tiếp tục làm nhiệm vụ là lực lượng tại chỗ bảo vệ nhà trạm và quản lý khu vực biển và vùng trời được phân công. Ngày 13 tháng 8 năm 1998, xây dựng xong Trạm kinh tế – khoa học – dịch vụ Ba Kè C (DKI/20) và 1 khung nhà giàn (DKI/20) ra tiếp nhận chốt giữ trạm Ba Kè C. Ngày 19 tháng 8 năm 1998 xây dựng xong trạm Ba Kè Đ (DKI/21) và khung nhà giàn (DKI/21) ra tiếp nhận chốt giữ trạm Ba Kè Đ. Như vậy, đến năm 1998, nhà nước ta xây dựng 4 trạm dịch vụ trên bãi ngầm Ba Kè. Kết cấu của nhà vững chắc, có thể chống chọi, chịu đựng sóng trên cấp 12.
7. CÀ MAU
Bãi Cà Mau (hay bãi cạn Cà Mau) là một bãi ngầm trong vịnh Thái Lan, nằm về phía tây nam mũi Cà Mau. Bãi Cà Mau là bãi ngầm rộng lớn, cách mũi Cà Mau 204km, hoặc cách130km nếu tính từ điểm giữa bãi ngầm này. Bãi này sâu từ 14,6 đến 18,3 m.
Năm 1994, Việt Nam cho lắp đặt tại đây một cấu trúc thép có tên là nhà giàn DK1, ký hiệu DK1/10. Nhà giàn là nơi đồn trú của binh sĩ thuộc biên chế Tiểu đoàn DK1, lúc đầu thuộc Lữ đoàn 171 Hải quân Nhân dân Việt Nam, về sau trực thuộc Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân. Về mặt hành chính, bãi Cà Mau thuộc phạm vi quản hạt của tỉnh Cà Mau.
Theo VNSEA.NET
#VN - Sưu tầm

TIN MỸ LÀM TRỌNG TÀI GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP PHILIPINE BỊ TRUNG QUỐC NUỐT CHỬNG BÃI CẠN SCARBOROUGH

Tối ngày 15/06/2012 Philipine chấp nhận nhượng bộ trước Trung Quốc trong cuộc đối đầu kéo dài 10 tuần trên biển, bằng cách rút các tàu của họ khỏi vùng biển quanh bãi cạn Scarborough. Thế nhưng sau khi Philipine rút đi, Trung Quốc vẫn ở lại và thế là từ đó đến nay Trung Quốc kiểm soát được bãi cạn này mà không tốn một viên đạn nào.
Giữa bối cảnh bãi Tư Chính đang căng thẳng đã kéo dài 3 tuần như hiện nay, người Việt chúng ta cần học lại cẩn thận bài học về vụ Philipine mắc mưu ở bãi cạn Scarborough.
Về địa lý, Scarborough là một bãi san hô vòng nằm cách vịnh Subic khoảng 120 đặm về phía Tây. Giống như nhiều đảo và bãi đá khác ở Biển Đông, chủ quyền của bãi Scarborough bị nhiều bên tranh chấp gồm Trung Quốc, Đài Loan và Philipine.
Cuộc khủng hoảng này đã bắt đầu khi một máy bay giám sát của hải quân Philipine phát hiện 8 tàu đánh cá Trung Quốc xuất hiện gần bãi cạn Scarborough vào ngày 08/04/2012. Đúng như nghi ngờ, họ phát hiện các tàu cá chở bất hợp pháp sò tai tượng, san hô và cá mập những sản vật có nguy cơ tuyệt chủng và điều này vi phạm pháp luật của Philipine.
Sau đó Philipine cử tàu khu trục nhỏ BRP Gregorio del Pilar để bắt giữ các tàu đánh cá Trung Quốc. Tàu Gregorio là một tàu cảnh sát biển của Mỹ đã bị loại biên và chuyển giao cho Philipine. Tuy nhiên, đều mà máy bay trinh sát Philipine đã không thấy là các tàu Hải giám của Trung Quốc cũng có mặt trong khu vực.
Bất chấp thực tế là Philipine vẫn thường xuyên sử dụng tàu hải quân cho các hành động can thiệp, bởi số lượng tàu bảo vệ bờ biển của họ còn hạn chế. Trung quốc vẫn tuyên bố rằng Philipine đã sử dụng một tàu quân sự cho các hoạt động thực thi pháp luật, cáo buộc Manila quân sự hóa tranh chấp Bắc Kinh điều hải giám ngăn chặn Philipine bắt giữ ngư dân. Với sự hiện diện của tàu Chính phủ, hai bên bị cuốn vào một cuộc tranh chấp chủ quyền quyết liệt ở bãi cạn Scarborough.
Trong khi yêu cầu Philipine lập tức rút lui, Trung Quốc lại nhanh chóng làm leo thang căng thẳng, bằng cách dàn đội hình tàu lấn át về số lượng so với các tàu của Philipine đang tới để giải cứu chiến hạm. Sau đó tàu Hải giám Trung quốc được cho là đã phối hợp với các tàu ngư dân thực hiện động thái gây bất ngờ là dựng một hàng rào bằng dây thừng ngang qua miệng cái phá nước hình chữ C để nhốt ngư dân Philipine bên trong bãi cạn này, sau đó phong tỏa không cho ai ra vào nếu như không được phép của họ.
Trong cả quá trình đó, các tàu của Hải quân Trung Quốc hiện diện ở ngoài xa để gửi thông điệp cho Manila rằng đừng gây rắc rối. Đồng thời với hoạt động trên biển, Bắc Kinh cũng gây áp lực về kinh tế, khi công bố một hành động không ai ngờ là kiểm tra từng buồng chuối của Philipine khiến nó bị thối ở cảng Trung Quốc.
Lệnh cấm du lịch được phổ biến cũng làm sụt giảm mạnh mẽ du khách Trung Quốc đến Philipine. Khi căng thẳng dâng cao hơn, các kênh ngoại giao truyền thống không mang lại kết quả, lúc đó Philipine vẫn chưa bổ nhiệm viên đại sứ ở Trung Quốc còn đang khuyết và đại sứ Trung Quốc ở Philipine thì bị xem là không hiệu quả và không tương thích với Bắc Kinh.
Vấn đề trở nên phức tạp hơn khi người lãnh đạo ngoại giao Trung Quốc ở Bắc Kinh, thứ trưởng ngoại giao phụ trách Châu Á là bà Phó Oanh tình cờ lại là đại sứ Trung Quốc ở Philipine năm 1999, khi Trung Quốc tăng cường thúc đẩy yêu sách của họ ở biển Đông bằng cách xây dựng một công trình quân sự trên bãi đá vành khăng, mà họ đã chiếm đóng từ năm 1995.
Như một quan chức Philipine đã đánh giá, nếu có ai đó biết cách đánh cắp đảo thì đó là bà ta, bởi vậy những nỗ lực phát triển các kênh ngoại giao đáng tin cậy giữa Manila và Bắc Kinh đã bị thất bại. Do hai Chính phủ không thể nói chuyện với nhau, nên đã lôi kéo Mỹ trong vai trò như người trung gian và trọng tài. Cả hai bắt đầu các cuộc đàm phán riêng với các quan chức Mỹ rồi sau đó người Mỹ chuyển các thông điệp cho phía bên kia.
Mặc dù Trung Quốc ghét phải nhờ Mỹ làm trung gian, nhưng Bắc Kinh đã nhờ Washington làm áp lực để Philipine rút lui. Họ mô tả những lãnh đạo ở Manila là những kẻ khó đoán, cảm tính và được khuyến khích hành động phiêu lưu khinh suất, vì tuyên bố từ chính quyền Obama về việc Mỹ sẽ xoay trục sang Châu Á.
Trong khi đó, ngoại giao giữa Mỹ và Philipine phản ánh sự chia sẽ nhận thức về tầm quan trọng của sự thận trọng và kiềm chế. Manila hi vọng có thể đưa thực địa về hiện trạng ban đầu bằng cách tìm kiếm sự làm rõ trong điều kiện nào thì Mỹ sẽ can thiệp quân sự theo hiệp ước phòng thủ chung giữa hai nước.
Một cuộc gặp cấp bộ trưởng đã diễn ra giữa ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton với người đồng cấp Philipine vào tháng 04/2012 và đến tháng 06 năm đó tổng thống Philipine đến Washington để tìm kiếm một dấu hiệu thống nhất đồng minh.
Trong khi đó nước Mỹ vẫn cố tình bảo lưu sự mơ hồ chiến lược về sự thực thi hiệp ước trong trường hợp bùng nổ hành động thù địch trên biển Đông. Sau hàng tuần thảo luận và đàm phán, giữa tháng 06/2012 các quan chức Mỹ đã môi giới một thỏa thuận để cả hai bên cùng rút lui.
Vì đã quá kiệt sức, cộng với sự thua thiệt về số lượng và thiếu các giải pháp thay thế khả thi, Manila đã rút các tàu của mình tại hiện trường với lý do để tránh một cơn bão đang đến.
Tuy nhiên, Trung Quốc đã không theo hạn của thỏa thuận mà vẫn giữ các tàu Hải giám trên bãi cạn, khi Philipine phát hiện ra thì đã muộn màng. Hiện nay Trung Quốc đã kiểm soát bãi cạn này cùng các vùng biển xung quanh nó.
Rất nhanh sau khi Philipine rút khỏi bãi cạn, các quan chức và học giả Trung Quốc đã bắt đầu nói về mô hình Scarborough để thâu tóm các lãnh thổ tranh chấp. Từ đó, Trung Quốc bắt đầu thử nghiệm các hình thức khác nhau của một chiến lược gọi là cưỡng ép mở rộng. Tức là, họ dùng các lực lượng phi quân sự để cưỡng ép đối thủ tranh chấp ở Biển đông nhằm đạt mục đích cướp đoạt lãnh thổ, nhưng ở dưới ngưỡng xung đột quân sự để ngăn chặn sự can thiệp của Mỹ.
Chỉ hai năm sau vụ Scarborough, năm 2014 Trung Quốc cũng đã tái sử dụng thủ đoạn này trong sự kiện đem giàn khoan Hải dương 981 nhảy dù vào vùng biển cửa vịnh Bắc Bộ của Việt Nam.
Lúc bấy giờ Trung Quốc đã triển khai hàng chục tàu thuyền gồm cả tàu Hải quân, tài Hải cảnh, tài Hải giám, Hải tuần cùng nhiều tàu vận tải và tàu đánh cá vỏ thép. Trong đó, thế bố trí cũng tương tự như ở Scarborough. Đó là tàu Hải quân ở ngoài thị uy, còn tham gia các màng đâm va, rượt đuổi là các tàu cá vỏ thép, tàu Hải giám, Hải tuần, Hải cảnh.
Do Việt Nam có lực lượng và kinh nghiệm hơn Philipine, cho nên phía Trung Quốc lần này cũng có những hành động leo thang hơn. Cụ thể là Trung Quốc đã nhiều lần cho máy bay quân sự hoạt động trên bầu trời khu vực để uy hiếp tinh thần lực lượng Việt Nam. Trên mặt biển thì Trung Quốc cũng hung hăng hơn rất nhiều, khi chủ động đâm va và phun vòi rồng vào các tàu Việt Nam.
Tuy nhiên, điểm khác biệt của Việt Nam là kiên cường bám trụ trên thực địa và vẫn duy trì đối thoại cấp cao. Ví dụ như ngày 17/05 bộ trưởng công an Việt Nam Trần Đại Quang đã điện đàm với bộ trưởng công an Trung Quốc trao đổi về lý do dẫn đến các cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Việt Nam, đồng thời đề nghị người đồng cấp Trung Quốc báo cáo với các lãnh đạo Đảng, Nhà nước Trung Quốc chỉ đạo rút ngay giàn khoan khỏi vùng biển Việt Nam.
Hay ngày 18/06 ông Dương Khiết Trì một nhà ngoại giao lão luyện của Trung Quốc cũng sang Việt Nam để thảo luận với Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh về sự việc. Cũng trong chuyến thăm này của ông Dương Khiết Trì các phóng viên đã chụp được khoảnh khắc để đời là ánh mắt hình viên đạn của Bộ trưởng Phạm Bình Minh khi bắt tay ông Dương Khiết Trì.
Bên cạnh các kênh liên lạc đối thoại song phương, Việt Nam cũng tích cực tranh thủ các diễn đàn quốc tế để khẳng định tính chính nghĩa của mình, kêu gọi cộng đồng thế giới phản đối hành động của Trung Quốc.
Cụ thể như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng công khai tố cáo vụ việc giàn khoan trong hội nghị thượng đỉnh Asean lần thứ 24 ở Myanmar ngày 11/05 hoặc ngày 31/05 phái đoàn ngoại giao Việt Nam gửi thư cho Tổng thư ký LHQ Ban Ki-Moon đề nghị lưu hành công hàm của Bộ ngoại giao Việt Nam gửi Bộ ngoại giao Trung Quốc, phản đối việc Trung Quốc vi phạm chủ quyền Việt Nam.
Trên truyền thông, sau khi Việt Nam công khai những bức ảnh chụp tàu Trung Quốc đâm va và phun vòi rồng vào tàu Việt Nam, đã tác động mạnh mẽ đến dư luận thế giới. Kế đó các phóng viên báo nước ngoài cũng được cho lên tàu kiểm ngư và tàu cảnh sát biển ra hiện trường để tận mắt chứng kiến tình hình.
Những tường thuật và ảnh chụp của họ gửi về tòa soạn đã góp phần cho công chúng thế giới thấy rõ sự hung hăng và phi lý của Trung Quốc. Sau 75 ngày Việt Nam kiên trì đấu tranh trên nhiều mặt trận. Đến 16/07 Trung Quốc tuyên bố rút giàn khoan sớm hơn một tháng so với kế hoạch ban đầu vì lý do thời tiết. Như vậy có thể nói Trung Quốc đã thất bại trong ý đồ dùng lại những thủ đoạn đã áp dụng năm 2012 ở bãi cạn Scarborough.
Kết quả của sự kiện năm 2012 ở Scarborough khác với kết quả sự việc giàn khoan 2014 ở vùng biển Việt Nam có thể có nhiều nguyên nhân. Nhưng nổi bật lên 2 nguyên nhân chính. Thứ nhất là ý chí quyết tâm của toàn dân, toàn quân và cả hệ thống chính trị Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền của mình. Từ chổ dám chống lại hành vi phi lý của Trung Quốc chúng ta mới có cơ sở để tìm các phương pháp đấu tranh linh hoạt phù hợp với tình hình và đối tượng.
Điều này cũng có thể nói tương tự như ngày trước, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh nói rằng chúng ta phải dám đánh Mỹ rồi mới có cách để đánh Mỹ. Nguyên nhân thứ hai là sự linh hoạt và khéo léo trong phương pháp đấu tranh. Sự khéo léo đó thể hiện ở mấy điểm:
Thứ nhất, là vẫn giữ được đối thoại trực tiếp với Trung Quốc. Đấu tranh trên thực địa nhưng không cắt cầu liên lạc ngoại giao. Việc giữ được cầu liên lạc giúp chúng ta nói chuyện trực tiếp với đối thủ, không phải qua trung gian như Philipine. Gần đây khi tàu cá Philipine bị tàu Trung Quốc đâm chìm, ông Đại sứ Philipine ở Mỹ có viết một bài báo đăng trên báo ở Philipine, trong đó ông có tiết lộ chi tiết là năm 2012 Philipine đã tin tưởng lời khuyên của Mỹ rằng nếu họ rút thì Trung Quốc cũng rút. Vì tin Mỹ, Philipine đã rút và hậu quả thì như chúng ta đã chứng kiến.
Giờ đây có thể nói là người Mỹ xúi dại Philipine, cũng có thể có người cho rằng trong vụ này chính Mỹ cũng đã tin lầm Trung Quốc. Thế nhưng dù là thế nào thì Trung Quốc đã kiểm soát bãi cạn, Philipine rất khó để mơ đến việc lấy lại.
Ngay chính Việt Nam chúng ta, năm 1954 khi đàm phán Genève chúng ta lần đầu ra một hội nghị quốc tế, còn non kém nên đã tin tưởng ông bạn Trung Quốc cho nên đã phải chịu những thua thiệt. Rút kinh nghiệm đau thương đó, khi chiến tranh với Mỹ Việt Nam đã vừa đánh vừa đàm phán trực tiếp với Mỹ chứ không qua trung gian nào cả. Kết quả là đến năm 1972 trở đi, Mỹ từng nhiều lần muốn mượn Liên xô và Trung Quốc để ép Việt Nam trên bàn đàm phán nhưng đều thất bại.
Hai câu chuyện nói trên đã minh chứng sáng ngời rằng. Nếu có thể đàm phán thì tốt nhất nên đàm phán trực tiếp với đối thủ, khi đó bàn đàm phán không những là nơi đối thoại mà còn là phương tiện để thực hiện chiến lược mưu phạt tâm công mà Nguyễn Trãi đã nói từ thế kỷ 15.
Điểm thứ hai thể hiện sự khéo léo của Việt Nam là đã tích cực sử dụng truyền thông để khẳng định tính chất chính nghĩa của mình, tố cáo hành vi phi nghĩa của Trung Quốc. Trên truyền thông có quy luật là những hình ảnh cực kỳ có sức mạnh, ngay thời điểm đó và đến tận ngày nay hình ảnh tàu Trung Quốc phun vòi rồng hoặc là tàu Trung Quốc đâm vào tàu Việt Nam vẫn là những hình ảnh có tính chất đại diện cho sự kiện. Những hình ảnh đó có giá trị bằng hàng ngàn bài tường thuật, công chúng chỉ cần nhìn vào đó là đủ để xác định ai là kẻ cướp ai là nạn nhân.
Bởi vậy, sau này Bộ ngoại giao Trung Quốc tố cáo Việt Nam dùng người nhái rải vật cản xuống biển hoặc là tố cáo Việt Nam đâm va tàu Trung Quốc hàng ngàn lần nhưng chẳng có chứng cứ nào, cho nên không sao thuyết phục được công chúng thế giới. Từ những bài học lịch sử đó, đối chiếu vào sự kiện đang diễn ra ở bãi Tư Chính ngày nay, điều mà Việt Nam chúng ta lưu ý là cần kiên trì bám trụ vào thực địa, đấu tranh kiên quyết trong mục tiêu nhưng linh hoạt trong hình thức để bảo đảm giữ vững chủ quyền nhưng không để Trung Quốc có cớ leo thang xung đột.
Sự kiện bãi cạn Scarborough cũng nêu lên một bài học là từ những vụ đụng độ kiểu này Trung Quốc có thể thuận nước đẩy thuyền hòng chiếm đoạt lãnh thổ bằng các phương pháp phi quân sự nếu đối phương sơ hở.
Sự kiện bãi cạn cũng dạy chúng ta bài học xương máu rằng, mục tiêu chiếm đoạt lãnh thổ ở Biển Đông của Trung Quốc là bất biến, nhưng họ sẽ thực hiện nó bằng các biện pháp rất linh hoạt, dần dần từng bước do vậy chúng ta giữ cầu liên lạc và đàm phán với Trung Quốc cũng là một mặt trận đấu tranh chứ không tin những lời hứa hẹn của Trung Quốc trên bàn đàm phán như ông Duterte của Philipine.

TRIỆT PHÁ ĐƯỜNG DÂY ĐÁNH BẠC HƠN 10000 TỶ ĐỒNG CỦA 380 NGƯỜI TRUNG QUỐC

Không chỉ là số người nước ngoài tham gia mà số tiền vi phạm pháp luật trên lãnh thổ Việt Nam ước tính lên đến hơn 10 nghìn tỷ đồng…
Chiều 28-7, thông tin ban đầu từ cơ quan Công an cho biết đã tạm giữ hơn 380 đối tượng đều vận hành hệ thống thiết bị đánh bạc quốc tế trong hơn 100 phòng kín tại khu đô thị Our City, địa chỉ Km 6, đường Phạm Văn Đồng phường Hải Thành, quận Dương Kinh.
Được biết các đối tượng đều là người Trung Quốc, còn rất trẻ, tuổi từ 18 – 24, được thuê sang làm việc với mức lương khoảng 3 nghìn nhân dân tệ, tương đương gần 100 triệu đồng Việt Nam. Những người này có nhiệm vụ điều hành các trang web, tổ chức cho chính công dân Trung Quốc đánh bạc trực tuyến, với các hình thức cá cược thể thao, dự đoán kết quả xổ số, lô đề…
Công việc vận hành hệ thống máy móc được hoạt động liên tục và chia thành các ca trong ngày. Hết mỗi ca làm việc lại được thay thế người mới, nhưng gần như tuyệt đối không ai được đi ra ngoài mà chỉ được sinh hoạt hạn chế trong khu đô thị.
Theo xác định sơ bộ của cơ quan Công an, số tiền đã giao dịch trên hệ thống đánh bạc này là trên 3 tỷ nhân dân tệ, tương đương với hơn 10 nghìn tỷ đồng Việt Nam. Cùng với đó, Cơ quan Công an thu giữ gần 2 nghìn điện thoại thông minh, hơn 530 máy tính các loại, nhiều thẻ ngân hàng, tiền mặt cùng nhiều đồ vật và tài liệu có liên quan khác…
Cơ quan Công an cho rằng đây là đường dây đánh bạc lớn nhất từ trước đến nay cả về quy mô số người nước ngoài tham và số tiền vi phạm pháp luật trên lãnh thổ Việt Nam. Theo đó từ khi hoạt động tại khu đô thị Our City, các đối tổ chức đã bố trí cảnh giới, bảo vệ cẩn trọng, người lạ rất khó có thể vào được bên trong. Tuy nhiên công tác triển khai phá án đã thành công theo đúng kế hoạch, đảm bảo an toàn.
Hiện cơ quan Công an vẫn đang thực hiện công việc thẩm tra, phân loại các đối tượng để xử lý theo quy định pháp luật. Báo CAND sẽ tiếp tục cập nhật thông tin vụ việc.
Nguồn: Theo CAND online.

Chủ Nhật, 21 tháng 7, 2019

ÂM MƯU CÁCH MẠNG MÙA HÈ

Đất nước ta đã đi qua chặng đường dài đầy khổ ải để hàn gắn vết thương chiến tranh và phát triển từng ngày, như lúa đã chín trên cánh đồng từng nhiều dông bão.
Vậy mà đây đó, vẫn có những người bị kẻ xấu kích động biểu tình, gây rối, phá hoại, thậm chí cả những hoạt động mang dáng dấp bạo loạn để châm ngòi chiến tranh. Nhìn lại những vụ việc gần đây, chúng ta có thể rút ra nhiều điều đáng suy ngẫm…
Những phiên tòa và bài học cảnh tỉnh
Cách đây hơn một tuần, Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh vừa mở phiên xét xử 4 bị cáo liên quan tới cái gọi là “Quốc nội quật khởi”.
Bản cáo trạng cho biết, do có tư tưởng bất mãn, chống Nhà nước Việt Nam nên từ đầu năm 2017, Nguyen Michael Phuong Minh (Việt kiều Mỹ), Huỳnh Đức Thanh Bình, Trần Long Phi, Lê Quốc Phong cùng một số đối tượng đã cấu kết cùng nhau thành lập, tham gia tổ chức “Quốc nội quật khởi” để tổ chức tuyên truyền, lập kế hoạch mua vũ khí và lôi kéo người tham gia biểu tình, chiếm trụ sở chính quyền tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, gây bạo loạn tiến tới nhằm lật đổ chính quyền nhà nước Việt Nam.
Ít ai biết rằng khi phiên tòa đang diễn ra thì ở bên kia bán cầu, Voice-tổ chức phản động thường xuyên kích động biểu tình đi đến lật đổ ở Việt Nam theo mô hình cách mạng màu rình rang tổ chức những cuộc gặp gỡ, hội thảo gồm nhiều nhân vật chống phá đất nước để bàn bạc những kế sách chuyển “lửa dân chủ về quê nhà”.
Một hội nghị do chúng tổ chức tại Australia đã có sự góp mặt của Will Nguyen, kẻ năm ngoái từng bị Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra xét xử và cho hưởng khoan hồng, nhưng khi trở về Mỹ lại tiếp tục "ngựa quen đường cũ", lên tiếng tiếp tục “đấu tranh vì tự do cho Việt Nam”.
Trước đó, mùa hè 2018, Will Nguyen khi đang là sinh viên ở Singapore, không lo học hành lại cấu kết với những kẻ chống phá Việt Nam, lên mạng hô hào kêu gọi về Việt Nam biểu tình làm “cách mạng mùa hè”.
Sau đó Will đã nhập cảnh vào Việt Nam, phát tiền cho các đối tượng biểu tình và có nhiều hành vi ngông cuồng, chống người thi hành công vụ, làm ách tắc giao thông...
Thủ đoạn mà Will Nguyen cùng những kẻ xấu thực hiện rất giống với phương thức mà chúng đã kích động các đối tượng trong vụ án “Quốc nội quật khởi”.
Không còn là sự ngây thơ, vô tình, các đối tượng đã lập kế hoạch DTJ 01 (biểu tình kết hợp với kẹt xe) dự định lôi kéo hàng trăm người tham gia biểu tình, mua sắm vũ khí để chống trả lại cơ quan chức năng, chuẩn bị lương thực và nơi lẩn trốn để sử dụng trong thời gian dài…
Sau các vụ biểu tình, gây rối chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam vào mùa hè năm ngoái, Tòa án Nhân dân các địa phương đã đưa hàng chục đối tượng ra xét xử trong các vụ án liên quan đến xâm phạm an ninh quốc gia, hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, kích động, tụ tập đông người, gây rối trật tự công cộng. Mức án cao nhất là 20 năm tù, thấp nhất cho hưởng án treo.
Dư luận nhân dân đồng tình cho rằng, việc truy tố các bị cáo trên là hoàn toàn đúng người, đúng tội, đúng pháp luật và không thể dung thứ những kẻ muốn “lật đổ chính quyền nhân dân”.
Trong số gần 20 bị cáo bị đưa ra xét xử tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nghệ An và Ninh Thuận, có 13 người được xác định là thành viên của những tổ chức phản động lưu vong ở nước ngoài, như: “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” và Việt Tân.
Không chỉ chống phá trên không gian mạng, những đối tượng này còn chiêu mộ người tham gia tổ chức, đồng thời trực tiếp nhúng tay vào các vụ khủng bố như vụ dùng bom xăng tấn công trụ sở Công an phường 12, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 20/6/2018, dưới sự giật dây của tổ chức phản động lưu vong “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” do Đào Minh Quân đứng đầu.
Tổ chức này thường xuyên tuyên truyền, kích động biểu tình, phá hoại nhân dịp các ngày lễ, tết của đất nước và trước đó cũng từng gây ra vụ đốt kho xe vi phạm giao thông số 1 của Công an Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai và đặt bom xăng ở sân bay Tân Sơn Nhất, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh...
Tại Nghệ An, Tòa án Nhân dân tỉnh Nghệ An từng xét xử vụ án “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” đối với Lê Đình Lượng và tuyên phạt với mức án 20 năm tù giam và 5 năm quản chế.
Theo cáo trạng, thông qua mạng xã hội, Lượng dụ dỗ, lôi kéo nhiều người vào tổ chức Việt Tân. Lượng cũng nhiều lần nhận tiền chuyển từ nước ngoài về để hoạt động chống phá đất nước.
Lượng thừa nhận đã tài trợ hoạt động của đối tượng Nguyễn Văn Hóa, tẩy chay cuộc bầu cử, xuất cảnh sang Lào, phát loa truyền thanh tại nhà để tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước, tổ chức hát các bài hát có nội dung phản động, 4 lần tổ chức tuần hành, biểu tình với danh nghĩa phản đối Formosa ở xã Hợp Thành gây ách tắc giao thông trên tuyến Quốc lộ 7B…
Xâu chuỗi những hoạt động chống phá đất nước hai năm gần đây, chúng ta dễ dàng nhận ra, âm mưu kích động người dân tụ tập, biểu tình, tạo ra các điểm nóng rồi có thể thổi phồng thành xung đột, bạo loạn, có sử dụng vũ khí, tạo ra bạo lực là thủ đoạn thường thấy của các thế lực thù địch.
Đây cũng là cách đã được sử dụng trong các cuộc cách mạng màu, cách mạng đường phố theo mô hình "Mùa xuân Ả Rập".
Ý đồ đó được thể hiện rất rõ khi tròn một năm xảy ra các vụ việc biểu tình có bóng dáng bạo loạn ở Bình Thuận, Thành phố Hồ Chí Minh, các thế lực thù địch gần đây công khai tuyên bố cái gọi là “kỷ niệm một năm cách mạng mùa hè”, lấy ngày 10/6/2018 là một cột mốc đánh dấu phong trào dân chủ.
Nhân sự kiện biểu tình quy mô lớn ở Hồng Công (Trung Quốc) vừa qua, chúng tiếp tục hô hào kêu gọi các cuộc tổng biểu tình ở Việt Nam, áp dụng mô hình “cách mạng dù” ở Hồng Công cho Việt Nam để nuôi dưỡng các đợt biểu tình “cách mạng mùa hè” trở thành thường xuyên, từ “tổng biểu tình” sẽ tạo ra cái gọi là “cách mạng tháng Tám lần thứ hai”.
Đừng rắc lông ngỗng trên con đường phát triển của đất nước
Không một quốc gia nào có thể dung túng, không xử lý đối với các đối tượng khủng bố, phá hoại môi trường hòa bình, ổn định chung như vậy.
Không thể gọi những thành phần như vậy là những nhà “hoạt động dân chủ” hay “bất đồng chính kiến”, lại càng không thể gọi những kẻ bị pháp luật xử lý là “tù nhân chính trị”, “tù nhân lương tâm” hay “tù nhân tôn giáo”.
Bất kể họ là ai, thuộc thành phần nào trong xã hội, đều bình đẳng trước pháp luật và phải bị xử lý nghiêm minh khi phá hoại an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và nguy hiểm hơn là tiến hành và tiếp tay cho hoạt động khủng bố của các tổ chức khủng bố.
Như Việt Tân đã bị Bộ Công an Việt Nam công bố là tổ chức khủng bố thì không chỉ pháp luật Việt Nam mà pháp luật Hoa Kỳ cũng như nhiều nước trên thế giới đều kiên quyết lên án và chung tay chống khủng bố.
Sẽ không thể có chuyện "đánh bùn sang ao" để dung túng cho những việc làm sai trái cả về đạo lý, pháp lý của Việt Nam và luật pháp quốc tế như vậy.
Sau những phiên tòa xét xử các đối tượng vi phạm pháp luật, nhiều người đã ăn năn, hối cải. Nhưng còn không ít người bị lôi kéo, kích động, được khoan hồng chưa bị truy tố có suy nghĩ về những hành vi vô hình trung tiếp tay cho sự phá hoại đất nước của mình?
Sự cố môi trường biển miền Trung diễn ra đã lâu nhưng vẫn còn không ít người lợi dụng sự kiện này để xuyên tạc, kích động, thậm chí sử dụng cả những tin giả, tin xấu làm phương hại đến an ninh kinh tế và chính trị của đất nước.
Mấy năm trước, nhiều người dân ở các đô thị lớn đi biểu tình dù chưa hiểu cặn kẽ sự cố, có khi chỉ vì nhìn thấy những bức ảnh cá chết hàng loạt là ảnh cá chết ở Mỹ từ năm 2011 được những kẻ xấu “chế biến” thành ảnh cá chết ở ven biển miền Trung.
Việc này báo chí đã lên tiếng vạch trần thế mà sang tận cuối năm 2018, một nhóm du học sinh tại Mỹ bao gồm cả người đang công tác ở một viện khoa học lớn tại Việt Nam lại làm một báo cáo khoa học dự hội nghị quốc tế cũng sử dụng những bức hình cá chết fake news (tin giả) này.
Sự việc mới đây đã được một chuyên gia kinh tế môi trường lên tiếng phê phán vì sự giả dối này ảnh hưởng nhiều mặt đến lợi ích quốc gia thế nhưng nhóm nghiên cứu nọ có người vẫn bao biện cho hành vi sai trái của họ và cho đây là việc làm không vấn đề gì.
Trở lại với những kẻ kích động "cách mạng màu", "cách mạng mùa hè", những lời hô hào kêu gọi bạo động, để xây dựng một thể chế mới theo mô hình dân chủ phương Tây, theo lối đi của "Mùa xuân Ả Rập", chúng ta rút ra những gì tai nghe mắt thấy tại Việt Nam?
Trong vụ án “Quốc nội quật khởi”, trừ đối tượng Nguyen Michael Phuong Minh ngoài 50 tuổi, các bị cáo còn lại đều là sinh viên, thanh niên tương lai đang rộng mở song đã bị lôi kéo vào những việc làm phá hoại đất nước, như: Huỳnh Đức Thanh Bình mới 23 tuổi, là sinh viên Trường Đại học Kinh tế Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh; Trần Long Phi (Đồng Nai) mới 21 tuổi.
Vậy mà chỉ vì dại dột, bị lôi kéo, cả hai phải lĩnh mức án lần lượt là 10 năm tù và 8 năm tù.
Họ đánh mất cả tương lai và tuổi trẻ trong khi những kẻ "ném đá giấu tay" thì có thể đang ở đâu đó hân hoan vì đã tạo ra được những “điểm nóng”.
Trong khi những kẻ cầm đầu vẫn ở trong bóng tối thì hàng trăm người dân quá khích đã phải nhận những bản án nghiêm khắc.
Cuộc sống bình yên của hàng trăm gia đình bỗng chốc bị đảo lộn, rơi vào hoàn cảnh khó khăn khi người thân vướng vào vòng lao lý.
Bình Thuận-Ninh Thuận, những nơi gắn với các địa danh du lịch nổi tiếng bỗng chốc ghi “dấu ấn” không đẹp vì những cuộc xuống đường bạo loạn.
Kinh tế, du lịch các tỉnh ven biển miền Trung từng bị những hậu quả nặng nề do tin giả, tin xấu gây hoang mang dư luận. Khó khăn vẫn chưa dừng lại khi bóng ma Việt Tân vẫn len lỏi đâu đó trong các vùng quê Nghệ An, Hà Tĩnh, gây ra nhiều vụ việc phức tạp thời gian qua.
Nhìn lại các vụ biểu tình, đập phá và những phiên tòa, chúng ta có thể liên hệ tới sự kiện năm nay đã đánh dấu 10 năm khởi phát cái gọi là "Mùa xuân Ả Rập".
Tờ Jerusalem Post nhận xét, các thế lực phương Tây đã sử dụng truyền thông để kích động làn sóng biểu tình, nổi dậy lật đổ chính quyền đương nhiệm nhằm tạo dựng chính quyền mới.
Những cuộc nổi dậy mà ban đầu phương Tây ca ngợi là "vì tự do và dân chủ" cuối cùng có kết cục trái ngược hoàn toàn: Thêm hỗn loạn, đất nước tan rã và sự nổi dậy của các nhóm Hồi giáo cực đoan.
Nhiều nhà lãnh đạo mà phương Tây gọi là những "nhà độc tài" đã bị lật đổ, để rồi nhiều nhóm quyền lực mới còn độc tài và cực đoan hơn nổi lên, sẵn sàng chém giết lẫn nhau để giành quyền lực.
Khi viết những dòng này, chúng tôi chợt nhớ đến bộ phim "Bao giờ cho đến tháng Mười", một bộ phim từng làm rung động hàng triệu trái tim cả Việt Nam và thế giới về nỗi đau chiến tranh.
Duyên-người vợ bộ đội trong phiên chợ âm phủ gặp lại chồng đã hỏi: “Anh có điều gì muốn dặn dò em không?”.
Người chồng-người lính đã hy sinh trả lời: “Anh chỉ muốn những người còn sống được hạnh phúc. Chỉ những người đang sống mới làm được điều đó. Anh đã làm hết phần việc của mình rồi”.
Bộ phim cũng có những câu thơ rất hay: "Bao giờ cho đến tháng Mười/ Lúa chín trên cánh đồng dông bão/ Ta để lại sau lưng những ngày dài mong đợi/ Những mất mát, hy sinh, chịu đựng khổ đau/ Khi trời thu vẫn xanh mãi trên đầu...".
Trời thu của hòa bình, độc lập vẫn đang xanh mãi ở trên đầu. Nhưng chỉ những người đang sống mới có thể làm nên hạnh phúc của mình hay không bằng những nhận thức và hành động đúng đắn.
Hãy biết trân trọng cái giá của hòa bình, độc lập để không mắc mưu kẻ xấu, để không vô tình hay cố ý phá hoại những mùa lúa đang chín trên cánh đồng quê hương Việt Nam từng chịu rất nhiều dông bão chiến tranh

Cẩn trọng với những tin giả mang màu sắc chính trị

VOV.VN - Nhiều tin giả nhuốm màu sắc chính trị được các đối tượng gia tăng tần số, cường độ và mức độ để chống phá Việt Nam. Tin giả đang tr...