Thứ Hai, 29 tháng 4, 2019

CẢNH GIÁC TRƯỚC ÂM MƯU KÊU GỌI BIỂU TÌNH NHÂN DỊP 30.4 VÀ 1.5

Lợi dụng vấn đề sức khỏe của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, FB “Quang Nguyen” không chỉ ảo tưởng tự “xưng vương Tổng thống” mà còn xuyên tạc hòng lan truyền cái gọi là lời “Kêu gọi biểu tình đòi hỏi bầu cử tự do chọn Tổng thống hay Chủ tịch nước mới”. Chiêu trò của y nhanh chóng được những kẻ “đồng hội đồng thuyền” hưởng ứng, chia sẻ.
Với những lời lẽ xuyên tạc về sức khỏe của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cũng như nội bộ chính trường Việt Nam, FB có tên “Vanquang Thai” chẳng những tiếp tay cho hành vi chống phá của “Quang Nguyen”, mà còn ra sức kêu gọi “gây quỹ yểm trợ tổng biểu tình 30/4/2019” cùng với địa chỉ, tài khoản người nhận tiền rõ ràng để chúng thực hiện mục đích “phục quốc VNCH”.
FB “Van quang Thai” có thể là một tài khoản giả mạo nhưng thông tin, địa chỉ người nhận tiền mà y công khai thì rất khó có thể là ảo. Vì vậy, mọi người cần hết sức cảnh giác tránh bị lừa tiền cho những kẻ không chỉ chống pha' mà còn lừa đảo. Bên cạnh đó cũng yêu cầu các cơ quan chức năng điều tra làm rõ số tài khoản, tên người nhận tiền theo địa chỉ mà “Van Quang Thai” kêu gọi ủng hộ để kịp thời ngăn chặn và x,ử nghiêm hành vi sai trái này.
Với những lời lẽ xuyên tạc về sức khỏe của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cũng như nội bộ chính trường Việt Nam, FB có tên “Vanquang Thai” ra sức kêu gọi “gây quỹ yểm trợ tổng biểu tình 30/4/2019”Trong một diễn biến liên quan, gần đây trên mạng xã hội cũng đang xuất hiện lời mọi người xuống đường biểu tình ngày 27,28,29,30 và mùng 1/5/2019.Kẻ xấu tán phát các bài viết “Tháng 4 đau thương, uất hận”, “Quốc hận, hận ai, hận cái gì, hận để làm gì”… xuyên tạc bản chất cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta, ý nghĩa chiến thắng 30.4.1975 và nói xấu chế độ. Chúng cho rằng, ngày 30.4.1975 là “ngày Quốc hận” của nhân dân miền Nam và kêu gọi “đồng bào chuẩn bị bom xăng, giáo mác, khi có lệnh phất cờ khởi nghĩa, đòi quyền tự quyết, quyền trưng cầu dân ý”, “toàn dân tổng biểu tình vào ngày 27 và 28.4 đòi tự do, dân chủ, đa nguyên, đa đảng cho Việt Nam”, chúng còn kêu gọi ủng hộ thoát Trung…Thậm chí chúng còn động viên, kêu gọi các lực lượng chống đối chính trị trong và ngoài nước “kiên trì đấu tranh” lật đổ chế độ.

Mọi người hãy tỉnh táo, cảnh giác trước những thông tin kích động với động cơ xấu của các đối tượng xấuMọi người hãy tỉnh táo, cảnh giác trước những thông tin kích động với động cơ xấu của các đối tượng xấu ở hải ngoại (như Beny Trương, Tân Thái….), không nghe lời kêu gọi, xúi giục, không xuống đường tụ tập đông người gây mất an ninh trật tự và cùng chung tay ngăn chặn các hoạt động phá hoại của kẻ xấu.

Thứ Năm, 25 tháng 4, 2019

Khởi tố Nguyễn Thị Tuyết tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân

Ngày 25-4, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Lâm Đồng cho biết đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam Nguyễn Thị Tuyết (Sn 1961), thường trú tại thôn 1, xã Đại Lào, TP Bảo Lộc (Lâm Đồng), để điều tra về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo khoản 2, Điều 109, Bộ luật Hình sự.
Theo Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Lâm Đồng, kết quả điều tra bước đầu xác định Nguyễn Thị Tuyết đã tham gia tổ chức “Chính phủ Quốc gia Việt Nam lâm thời” ở nước ngoài do Đào Minh Quân là Thủ tướng tự phong cầm đầu. Tổ chức này từng có nhiều hoạt động khủng bố tại Việt Nam.
Nguyễn Thị Tuyết tại Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Lâm Đồng
Thông qua mạng xã hội và điện thoại, Nguyễn Thị Tuyết đã gửi và nhận nhiều tài liệu từ tổ chức khủng bố “Chính phủ Quốc gia Việt Nam lâm thời”. Tại địa phương, Tuyết đã vận động nhiều người dân tham gia trưng cầu dân ý bầu cho Đào Minh Quân làm Tổng thống “Đệ tam Việt Nam cộng hòa”.
Khám xét nơi ở của Nguyễn Thị Tuyết, Cơ quan điều tra thu giữ được 4 cuốn sổ viết tay, 2 bộ tài liệu giấy và nhiều tài liệu điện tử trong máy tính cá nhân của đối tượng này. Nội dung các tài liệu trên đều liên quan đến hoạt động cho tổ chức “Chính phủ Quốc gia Việt Nam lâm thời”.
Bước đầu Nguyễn Thị Tuyết đã thừa nhận mọi hành vi vi phạm pháp luật của mình.
Vụ án đang tiếp tục được Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Lâm Đồng điều tra làm rõ.

Thứ Ba, 23 tháng 4, 2019

SỰ THẬT VIỆC ĐẠI TƯỚNG LÊ ĐỨC ANH VÀ LỆNH "CẤM NỔ SÚNG Ở TRƯỜNG SA"?



Những ngày này, cộng đồng mạng lại bắt đầu xôn xao luận công luận tội của những người đã ra đi. Xung quanh câu chuyện của Đại tướng Lê Đức Anh với Trường Sa, vẫn có luồng thông tin cho rằng Đại tướng Lê Đức Anh là người đã ra lệnh "cấm nổ súng ở Trường Sa".


Chúng tôi xin trích đăng lại bài viết của ông Lê Mạnh Hà - con trai Đại tướng Lê Đức Anh nhằm cung cấp thêm thông tin cho các bạn.

--------

Trường Sa 1988: không nổ súng trước nhưng phải nổ súng

1. Quá trình đóng giữ của các bên tại Trường Sa

Đây là một quá trình dài, phức tạp, tôi chỉ nêu một số điểm chính

Hiện nay các bên đóng giữ 47 thực thể địa lý (gọi tắt là đảo).

Không phải ngay từ đầu Việt Nam có 21 đảo (33 điểm đảo) như hiện nay.

Trước 30/4/1975 và cho đến 1986 Việt Nam chỉ đóng giữ 7 đảo. Nhưng đến năm 1988 Việt Nam đóng quân trên 21 đảo, nhiều gấp 3 lần trước đó.

1971-1973 Philipines đóng giữ 5 đảo, đến nay họ giữ 10 đảo.

Năm 1946, quân đội Trung Hoa dân quốc đóng giữ đảo Ba Bình. Năm 1956 quân đội Đài Loan tái chiếm đảo này.

1981-1983 Maylaysia đóng giữ 3 đảo, đến nay là 7 đảo

Năm 1988 Trung Quốc đóng giữ 6 đảo (cũng trong năm này Việt Nam đóng giữ thêm 13 đảo, 1 đảo vào năm 1987).


Các bên đóng giữ các đảo phần lớn là không tiếng súng. Chỉ duy nhất có nổ súng khi tranh chấp đóng giữ tại Gạc Ma và Cô Lin
.
2. Được và mất tại Trường Sa



Hiện nay các bên đóng giữ 47 đảo.

Việt Nam tuyên bố chủ quyền toàn bộ Trường Sa, hiện nay đóng giữ 21 đảo, 26 đảo bị các bên khác đóng giữ.


Theo quan điểm về chủ quyền thì VN đã mất 26 đảo.
Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền toàn bộ Trường Sa và chỉ đóng giữ 7 đảo, như vậy, Trung Quốc thấy rằng họ mất 40.




Tương tự, Philipines mất 37 đảo về tay các bên khác. 
Lời giải cho vấn đề Trường Sa hoàn toàn không dễ dàng. Để có lời giải này, trước hết cần có thông tin đầy đủ và chân thực nhất về Trường Sa, về những khó khăn chúng ta gặp phải khi mà các nước khác cũng đưa ra luận cứ của họ về Trường Sa. Cần phải biết đầy đủ điểm mạnh của ta và của họ, điểm yếu cũng thế, cần phải biết một cách chi tiết.



Không chỉ là giải quyết các đảo do các bên đang đóng giữ. Trường Sa có 134 đảo, bãi đá, bãi ngầm vậy xử lý vấn đề này như thế nào trong khi mới chỉ có 47 điểm được đóng giữ. Rất cần một câu trả lời thỏa đáng.

3. Gạc Ma: không nổ súng trước nhưng phải nổ súng

Muốn khẳng định việc gì thì phải có nhân chứng và bằng chứng.

Nhân chứng là người trực tiếp tham gia trận Gạc Ma là trung sĩ Lê Hữu Thảo khẳng định không có lệnh cấm nổ súng.

Có một sự thật nữa là chúng ta đã nổ súng, mặc dù không nổ súng trước. Trong trận Gạc Ma, phía Trung Quốc thương vong 22 người, trong đó có 6 người chết. Bộ đội Việt Nam đã đánh trả và gây thương vong cho đối phương.


Trước đó, để phòng xung đột quân sự nhỏ trên khu vực Trường Sa có thể bùng nổ thành một cuộc chiến tranh lớn trên biển, Tư lệnh quân chủng Hải quân là đô đốc Giáp Văn Cương ra lệnh: hết sức kiềm chế, tự vệ là chính, không nổ súng trước, nhưng kiên quyết táo bạo, với phương châm “có người, có đảo; còn người, còn đảo”. 
Như vậy, mệnh lệnh không nổ súng trước đã được ban hành để tránh khiêu khích đối phương, làm bùng nổ các xung đột gây bất lợi lâu dài.



Bối cảnh lúc đó, Việt Nam vẫn đang có xung đột ở biên giới phía Bắc và tại Campuchia. Lúc này, lực lượng của chúng ta rất mỏng, phải bố trí quân đội ở cả biên giới phía bắc, Campuchia và biển đảo. Có thể nói, đây là giai đoạn mà Tổ quốc gặp khó khăn nhất. Ngoài việc biên giới hai đầu không yên ổn, Việt Nam còn bị bao vây, cấm vận về kinh tế.

Nếu manh động nổ súng trước mà để xảy ra một cuộc chiến lớn trên biển thì hậu quả rất khôn lường.

Do đó, kiềm chế để không nổ súng trước, không để cho đối phương tạo cớ gây xung đột lớn là mệnh lệnh đúng đắn. Lịch sử đã chứng kiến nhiều cuộc chiến tranh do một bên tạo cớ để gây ra như chiến tranh thế giới lần thứ 2, sự kiện vịnh Bắc bộ 1964 do Mỹ tạo cớ để ném bom phá hoại miền Bắc.


Nhưng tất nhiên, trong chiến tranh thì không thể có lệnh cấm nổ súng, dù ở bất cứ mặt trận nào. Bộ đội đã trấn giữ Trường Sa phải nổ súng khi bị tấn công để bảo vệ đảo. 
Vì thế, chúng ta không nổ súng trước nhưng phải nổ súng. Khi đã được giao súng tức là được bắn, đấy là nguyên tắc, chỉ có điều phải xác định bắn lúc nào. Nổ súng lúc nào do người chỉ huy tại chỗ quyết định, không phải cấp cao hơn, càng không phải lãnh đạo Bộ Quốc phòng.



Thực tế trong trận Gạc Ma, bộ đội ta đã nổ súng đáp trả và đối phương bị thương vong 22 người.

Không nổ súng trước không có nghĩa là không được nổ súng chống lại khi bị tấn công. Không một đô đốc hải quân nào ra lệnh cho bộ đội của mình làm thế. Không một Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra lệnh cho quân đội của mình như thế.

Quân đội Việt Nam đã đối đầu với hai kẻ thù mạnh là Pháp và Mỹ và giành chiến thắng. Quân đội Việt Nam cũng đã đối đầu với Trung Quốc ở phía Bắc và quân Khmer Đỏ ở biên giới Tây Nam. Cả hai cuộc chiến tranh biên giới đều không phải do Việt Nam bắt đầu. Nhưng Việt Nam cũng không ngại ngần đáp trả. Thế thì không có lý do gì, chúng ta lại sợ hãi nổ súng nếu bị tấn công ở Trường Sa.

Xin nhắc lại, nổ súng lúc nào do người chỉ huy tại chỗ quyết định, không phải cấp cao hơn, càng không phải lãnh đạo Bộ Quốc phòng.

Không biết có nước nào khi có chiến tranh mà lãnh đạo Bộ Quốc phòng chỉ huy từng trận đánh cấp đại đội không? Tôi chắc là không. Đơn vị của một ông sỹ quan nào đó hồi đánh Mỹ chắc chắn không bao giờ nhận được lệnh trực tiếp từ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Không có cơ chế đó và nếu có đi chăng nữa thì phương tiện thông tin thời kỳ đó không thể gọi trong vòng mấy chục giây đến cấp trung đoàn, cấp tiểu đoàn được, càng không tới tàu hoặc trên đảo xa xôi.

Hơn nữa, lúc đó quân đội hàng triệu người của ta đóng ở biên giới đang có chiến tranh và Campuchia, không có lãnh đạo Bộ quốc phòng nào ra lệnh cấm nổ súng cho toàn quân, càng vô lý nếu ông có thể ra lệnh và kiểm soát việc nổ súng của từng đơn vị từ cấp đại đội.


Trong xung đột Colin, Len Đao, Gạc Ma, Việt Nam đóng giữ 2 đảo là Colin và Len Đao, Trung Quốc đóng giữ 1 đảo Gạc Ma. Trên quan điểm của Việt Nam thì chúng ta mất một đảo. Quan điểm của Trung Quốc thì họ mất 2 đảo.
Từ năm 1987, Việt Nam kiểm soát thêm 14 đảo, Trung Quốc đóng giữ 7 đảo.



Có những người rất muốn cho rằng Việt Nam thất bại trong vấn đề Trường Sa và biển Đông. Thực tế là trái ngược với những điều họ nghĩ: Việt Nam mở rộng kiểm soát lãnh thổ, khai thác dầu khí, xây dựng các nhà giàn, chúng ta đã làm được nhờ có tầm nhìn chiến lược, cách làm khôn khéo và sáng tạo. Đó là những kỳ tích. Không một nước nào khác làm được điều này. Ngay cả chúng ta, muốn làm điểm tương tự vào thời điểm này là không thể. Thời kỳ 1987-1989 chúng ta làm được là một chiến công. Chiến công này là của đất nước chúng ta, của quân đội và hải quân Việt Nam.


64 chiến sỹ Gạc Ma và hàng triệu người đã ngã xuống trong 4 cuộc chiến tranh để bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, để chúng ta được sống trong hòa bình. Chúng ta tưởng nhớ những người ngã xuống và hành động để không bao giờ nữa lặp lại các cuộc chiến tranh, để giữ mãi hoà bình, hoà hợp dân tộc.







Thứ Ba, 16 tháng 4, 2019

ĐÔI ĐIỀU VỀ NHỮNG KẺ KHÓC THUÊ



Dẫu biết nhà thờ ấy không có tội gì cả, không nên cười cợt và hả hê trước sự mất mát về 1 công trình kiến trúc vĩ đại của nhân loại. Tuy nhiên, liên quan đến vấn đề này lại xuất hiện những kẻ bám víu kiểu “thừa nước đục thả câu”. Chẳng biết khóc than thật cho sự sụp đổ của một công trình hay kiểu khóc thuê để lấy vài đồng tiền trang trải cho cuộc sống vốn o ép lâu nay của bản thân. Thực sự mà nói, cánh dân chủ cuội hay những kẻ lấy nước mắt của bản thân để đổi lấy những đồng tiền dơ bẩn từ phương tây rót vào nhặng cả lên mỗi khi có biến là chuyện thường thấy ở cái xã hội này. Không những thế, khi bị cộng đồng mạng lên án là giả tạo thì những kẻ này vẫn trơ trơ cái mặt biện minh kiểu: “Chúng ta cần tôn trọng quyền biểu lộ cảm xúc đó, kể cả với một số ít người bày tỏ cảm xúc “hả hê”, “hứng thú”..” Nhiều người sẽ lầm tưởng rằng việc bày tỏ cảm xúc của bản thân không liên quan đến lòng tự tôn dân tộc hoặc liên quan đến các vấn đề khác đáng phải bàn hơn. Cái khéo của đám khóc thuê này là làm cho người đọc hiểu nhầm, hiểu không đúng dẫn đến hiểu sai sự việc. 

Cái câu nói: “Đức Chúa muốn chúng ta gắng sức noi gương Ngài, nhất là trong việc biểu hiện tình yêu thương! Xin hãy yêu thương cả kẻ thù!” là một điển hình cho sự khôn lỏi của đám này. Đúng vậy, lời của Đức Chúa dạy là để mong muốn con người sống hòa thuận, tránh xa sự mâu thuẫn..v.v chứ không để cho những kẻ không đủ tư cách dùng với mục đích bao biện cho cái sai của bản thân.

Trách móc nước mình không có danh thắng, không có kiến trúc cổ đồ sộ nguy nga tráng lệ. Tôn thờ kiến trúc của phương Tây và nước bạn, sùng kính đến quặn lòng. Nhưng quên mất những “nghìn năm tuổi” do ai đến “khai sáng văn minh” rồi đốt trụi?



Trong quá khứ, nước ta cũng nhiều lắm các công trình tâm linh vĩ đại đấy. Nhưng do ai? Do ai đến “khai sáng”? Do ai đến “ban phước” mà bây giờ con cháu chúng ta chỉ biết đến những công trình này qua sách vở và các tư liệu trên giấy? Nhắc lại cho những bạn nào chưa biết, dưới đây là một vài ví dụ:

CHÙA KHẢI TƯỜNG
Đây là ngôi chùa lớn nhất miền Nam do vua Minh Mạng xây nhằm lưu dấu nơi mình sinh ra. Chùa có tượng Phật 2m làm bằng gỗ sơn son thếp vàng. 
Năm 1880, thực dân Pháp cho triệt hạ chùa Khải Tường để xây công trình mới, đem pho tượng Phật lớn về cất giữ ở trong kho Phủ Toàn quyền. 

QUỐC TỰ BÁO THIÊN
Được kiến tạo dưới triều vua Lý Thánh Tông (1054 - 1071), tên là “Sùng Khánh Báo Thiên Tự”. Ngoài vườn chùa có “Đại Thắng Tư Thiên Bảo Tháp”, cao 12 tầng (khoảng 60m), chóp tháp đúc bằng đồng, các tầng xây bằng gạch ghi niên đại “Lý gia đệ tam đế, long thụy thái bình tứ niên tạo”. Bảo tháp này là một trong 4 công trình được mệnh danh “An Nam Tứ Đại Khí” thời Lý Trần. Năm 1883, thành Hà Nội thất thủ, tiếp đến toàn miền Bắc bị Pháp cưỡng chiếm. Do có công trạng to lớn trong việc dẫn dắt, tham mưu cho giặc Pháp, Giám mục Puginier cấu kết với bọn xâm lược, âm mưu cướp đoạt chùa Báo Thiên để xây dựng nhà thờ Lớn Hà Nội vào năm 1884.
Hiện nay chỉ còn sót lại 1 giếng đá cổ chạm khắc hoa sen rất đẹp. Sau khi các bài báo giới thiệu giếng cổ được công bố, nhà thờ đã cho di chuyển giếng vào trước hang đá Đức Mẹ vào năm 2005.
ToiaccuagiacPhap.bmp
CHÙA BÁO ÂN 
Chùa được xây dưới thời Thiệu Trị, nguòi dân còn hay gọi là chùa Liên Trì hoặc Quan Thượng. Tổng thể chùa có 36 mái, 150 gian nhà, chung quanh xây tường lục giác bao bọc, bên ngoài đào hào trồng hoa sen. Có rất nhiều pho tượng Phật, Bồ-tát chạm khắc bằng gỗ sơn son thếp vàng tuyệt đẹp. Báo Ân thời đó là đại danh lam của cố đô Thăng Long. Sau đó nó đã bị phá hủy hoàn toàn để xóa bỏ dấu ấn của triều Nguyễn tại cố đô Thăng Long. Các pho tượng Phật đẹp nhất bị Bonnal cướp đoạt đem về Pháp. Hiện nay, chỉ còn sót lại 1 ngôi tháp Hòa Phong trơ trọi bên Hồ Gươm làm chứng tích cho lời tuyên bố quả quyết của GM Puginier: “Tôi xác định rằng khi mà Bắc Kỳ trở thành Gia Tô giáo thì nó cũng trở thành nước Pháp nhỏ của Viễn Đông, y hệt như quần đảo Phi Luật Tân đã là một Tây Ban Nha nhỏ…” (Giáo sĩ thừa sai và chính sách thuộc địa của Pháp tại Việt Nam (1857-1914)

QUỐC TỰ GIÁC HOÀNG, Cố đô Huế
Quốc tự GIÁC HOÀNG tọa lạc ngay bên trong cửa Đông Nam kinh thành, trở thành danh thắng làm điểm quan chiêm cho nhân dân và sứ thần các nước mỗi khi có dịp đến kinh đô Huế. Là nơi thường tổ chức các nghi lễ phật giáo chính thức của hoàng gia và triều đình. Vua Thiệu Trị (1841-1847) xếp GIÁC HOÀNG đứng thứ 17 trong số 20 thắng cảnh nổi tiếng nhất của đất Thần Kinh xứ Huế.
Bị Pháp chiếm là doanh trại năm 1885 và triệt hạ hoàn toàn vào năm 1902.

CHÙA LINH HỰU, Cố đô Huế
Xây dựng dưới thời Minh Mạng, là nơi lễ Phật của hoàng gia. Xếp thứ 12/20 danh thắng của đất Thần Kinh. Chung số phận bị chiếm năm 1885 và triệt hạ năm 1902 và bị xây thành nhà thờ Thiên Chúa . Ngày nay là giáo đường Tây Linh nguy nga đồ sộ. 

CHÙA BA VÀNG (LÁ VẰNG), Quảng Trị
Xây dựng dưới thời Minh Mạng, năm 1885 bị đốt trụi và cưỡng chiếm. Sau đó xây lên nhà thờ La Vang 

CHÙA MỘT CỘT
Trước khi chạy vội thì thực dân Pháp cũng không quên cố kéo sập chùa Một Cột của chúng ta. Giá trị lịch sử của chùa thì tôi không nói chắc các bạn cũng biết nhỉ?



Tất nhiên tôn giáo không xấu, chỉ có những người lợi dụng tôn giáo để làm điều xấu mới đáng phải lên án. Nhưng từ trước tới nay, các bạn thấy đấy, ai đã và đang từng ngày núp dưới ánh hào quang của Đức Chúa để làm những điều trái ngược với lời dạy của Ngài?




GIÁO HOÀNG VATICAN NÓI VỀ XỨ SỞ DÂN CHỦ NHÂN QUYỀN CỦA BỌN CHỐNG PHÁ

Giáo Hoàng Vatican nói lời cay đắng. Đáng lẽ ông phải nói ra từ lâu rồi. Cứ để những kẻ u mê cứ thấy long lanh đều nghĩ nó là vàng.
Cha nói vậy các " con " có tin không ?
Giáo hoàng Francis đã cáo buộc châu Âu và Mỹ gây ra cái chết của trẻ em ở Syria, Yemen và Afghanistan, đồng thời cho rằng các nước Phương Tây giàu có đã châm ngòi xung đột để bán vũ khí.
Phát biểu trước thày và trò tại Viện San Carlo ở Milan, Italy, Giáo hoàng Francis đã nêu lên lý do khiến chiến tranh bùng nổ ở nhiều nơi trên thế giới là “Mỹ và các nước phương Tây giàu có bán vũ khí… được dùng để sát hại trẻ em và sát hại con người”.
Nếu không có vũ khí, ông nói thêm, sẽ không có chiến tranh ở nhiều nước như Afghanistan, Yemen và Syria. “Các nước sản xuất và bán vũ khí phải cắn rứt lương tâm về cái chết của mỗi đứa trẻ và sự tan nát của mỗi gia đình”, Giáo hoàng Francis nói.
Mỹ chính là nước xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới.
Ông cũng nhắc đến sự cần thiết để các nước này tiếp đón người nhập cư, gạt bỏ những mối lo ngại về tội phạm. Ông cho rằng người ngoại quốc không phải nguồn gốc tội ác lớn nhất ở Italy bởi vì “chúng ta cũng có vô số người phạm tội”.
Bình luận trên của Giáo hoàng Francis có thể được xem như một lời chỉ trích đối với đảng Liên đoàn chủ trương chống người nhập cư của Italy. “Mafia không phải do người Nigeria lập ra. Mafia chính là chúng ta”, ông nói, “Tất cả chúng ta đều có khả năng trở thành tội phạm".
Phát biểu của Giáo hoàng Francis được đưa ra trong bối cảnh nhiều ngày qua, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục đe dọa đóng cửa biên giới phía Nam với Mexico để ngăn chặn dòng người di cư từ Trung Mỹ.
Đây là vấn đề không chỉ gây chia rẽ trong nội bộ nước Mỹ, mà còn khiến quan hệ của Washington với các nước láng giềng trở nên căng thẳng, đồng thời khiến Chính quyền Tổng thống Trump hứng chịu nhiều chỉ trích.
Trước đó, hồi tháng 2, ông chủ Nhà Trắng đã ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia - một biện pháp có thể giúp ông huy động trực tiếp nguồn công quỹ liên bang để phục vụ dự án xây bức tường bên giới với Mexico mà tránh được sự can thiệp của cơ quan lập pháp nước này.

Thứ Ba, 9 tháng 4, 2019

THÁNG TƯ VÀ LỜI NÓI DỐI CỦA EM

Tháng Tư về, ngụy nhớ hay quên
Ngụy khiếp kinh hoàng....tháng Tư đen!
"Rút lui chiến thuật"...đua nhau chạy...
Tụt quần....binh, tướng trực thăng đu?
Tháng Tư về, ngụy phải vong nô
Làm nail, dũa móng...kiếp bưng bô.
Gái, trai luyện võ...cào tung phím....
Súng nhựa diễn hài...."phục cuốc da"?
Bốn bốn năm rồi, tháng Tư qua
F1 đu càng đã quá già
Muốn gửi xương tàn nơi cố quốc
Thì đừng ảo tưởng...."phục cuốc da"???

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người và ngoài trời

Không có mô tả ảnh.

Trong hình ảnh có thể có: 3 người

Trong hình ảnh có thể có: 3 người, văn bản

THỰC HƯ VỀ VIỆC "TRUNG QUỐC ĐƯA GIÀN KHOAN DONGFANG 13-2 VÀO VỊNH BẮC BỘ CỦA VIỆT NAM"

Ngày 09/4, một số nguồn tin mạng xã hội dẫn từ Reuters loan tin Trung Quốc đã đưa giàn khoan Dongfang - 13-2 vào sâu trong vùng biển Việt Nam ở Vịnh Bắc Bộ. Thông tin này nhanh chóng được những người có thái độ cực đoan và những người thiếu hiểu biết, nhất là ở hải ngoại xào xáo lại và lan truyền đi với giọng điệu kích động, cho rằng giàn khoan của Trung Quốc đã xâm phạm lãnh hải của Việt Nam và lên án chính quyền bưng bít thông tin là hèn nhát trước "giặc xâm lược". Thực hư thông tin này ra sao?
Kết quả hình ảnh cho giàn khoan dongfang 13-2
Kiểm tra nguồn cho thấy Reuters dẫn nguồn tin không đầy đủ từ trang offshore-technology chuyên về lĩnh vực kỹ thuật khai thác ngoài khơi (có trụ sở tại Mỹ). Sự việc Trung Quốc kéo giàn khoan Dongfang - 13-2 vào Vịnh Bắc Bộ là có thật, tuy nhiên nếu nói là vào vùng biển của Việt Nam là hoàn toàn không đúng.
Như chúng ta biết, Vịnh Bắc Bộ là vùng biển có đường phân giới giữa Việt Nam và Trung Quốc nằm trên biển, được phân định theo nguyên tắc đường trung tuyến - tức điểm giữa của khoảng cách của điểm xa nhất ra phía biển từ bờ biển phía Trung Quốc và điểm xa nhất ra phía biển từ bờ biển của Việt Nam. Do tính chất phức tạp của địa hình mà việc xác định đường phân giới trên biển ở Vịnh Bắc Bộ cũng có nhiều mốc ở bờ biển của cả 2 bên để xác định đường trung tuyền. Ở tại vị trí của giàn khoan Dongfang - 13-2 thì điểm mốc để tính được xác định là bờ biển thành phố Đông Phương (đảo Hải Nam, Trung Quốc) và bờ biển Quất Lâm (tỉnh Nam Định, Việt Nam). Ở vị trí này, khoảng cách giữa bờ biển 2 nước là 269km, đường trung tuyến (đường phân giới) sẽ cách bờ biển mỗi bên là 134,5km.
Theo như thông tin từ offshore-technology thì vị trí của giàn khoan Dongfang - 13-2 được xác định là nằm cách bờ biển thành phố Đông Phương (Đảo Hải Nam, TQ) 130km, tức vẫn nằm hoàn toàn trong vùng biển của Trung Quốc trên Vịnh Bắc Bộ, cách đường phân giới 4,5km về phía Đông Nam (về phía đảo Hải Nam, TQ).
Như vậy, thông tin cho rằng giàn khoan của Trung Quốc được kéo vào vùng biển Việt Nam là không đúng sự thật và được một số kẻ có ý đồ xấu lợi dụng để kích động tâm lý bài tàu cực đoan của một bộ phận cực đoan nhưng thiếu hiểu biết trong xã hội, đặc biệt là trên mạng interet.

Thứ Năm, 4 tháng 4, 2019

LỢI DỤNG SỰ VIỆC TẠI CHÙA BA VÀNG ĐỂ XUYÊN TẠC, CHỐNG PHÁ - ÂM MƯU CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH

Một số phần tử cơ hội chính trị, đối tượng cực đoan đã thêm bớt thông tin, rồi tung ra những luận điệu sai trái, mang tính phản động với âm mưu phá hoại, xuyên tạc về tình hình tự do tôn giáo tại Việt Nam.
Hiện nay, dư luận trong cả nước đang bức xúc, phẫn nộ với những chuyện “gọi hồn”, “thỉnh vong báo oán” sặc mùi mê tín đang xảy ra tại chùa Ba Vàng, Quảng Ninh. Đặc biệt, là liên quan tới những phát ngôn, thuyết pháp của bà Phạm Thị Yến tại ngôi chùa này. Lợi dụng tình hình đó, một số phẩn tử cơ hội chính trị, đối tượng cực đoan đã thêm bớt thông tin, rồi tung ra những luận điệu sai trái, mang tính phản động với âm mưu phá hoại, xuyên tạc về tình hình tự do tôn giáo tại Việt Nam.
Thứ nhất, trên một số diễn đàn, trang mạng xã hội những phần tử cơ hội, phản động đã xuyên tạc cho rằng: Chùa Ba Vàng là nơi làm ăn của “Quan chức cộng sản”, nơi mà còn an toàn hơn cả BOT, nơi không phải đóng thuế mà vẫn có được những nguồn tiền khổng lồ, chùa này từ trước tới nay có sư ưu ái của chính quyền, có nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Nhà nước đã đến thăm Chùa… Mục đích của chúng là cố tình lèo lái dư luận rằng nhờ sự bao che, dung túng của chính quyền nên Chùa mới có cơ hội phát triển và hư đốn như bây giờ, từ đó chĩa mũi nhọn sang công kích chính quyền.
Thứ hai, chúng xuyên tạc quan điểm của Đảng về tôn giáo và chính sách tôn giáo của Nhà nước Việt Nam, khi cho rằng, mục đích của chính quyền là “chính trị hóa tôn giáo”, muốn dùng tôn giáo để “giữ cho chặt quyền thống trị của mình”… Từ đó cổ xúy, kích động, lôi kéo người dân, tăng ni, phật tử cả nước chống đối chính quyền. Đây là những luận điệu hoàn toàn sai trái, bởi  một thực tế ai cũng có thể nhận biết, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng tôn giáo, coi các tổ chức tôn giáo và các tín đồ tôn giáo là các thành tố không thể tách rời của xã hội Việt Nam. Các tổ chức tôn giáo được cấp phép hoạt động, hoạt động đúng giáo lý và tuân thủ pháp luật.
Thứ ba, một số đối tượng đã lợi dụng sự tha hóa, biến chất của một số ít hòa thượng tại chùa Ba Vàng để thổi phồng, quy đồng cho cả hệ thống chùa chiền, giáo hội Phật giáo, đánh vào uy tín của Phật giáo Việt Nam. Chúng cố tình khoác cho Phật giáo chiếc áo “quốc đạo” từ đó cổ súy, kích động chia rẽ đoàn kết tôn giáo. Thậm chí có một số tiếng nói còn cho rằng cần giảm bớt vai trò của Phật giáo trong đời sống xã hội Việt Nam, để tăng ảnh hưởng của các tôn giáo khác như Công giáo, Tin Lành… Trong khi sự thực ai cũng rõ, trước đây cũng như hiện nay, tuyệt đại đa số các nhà sư, mục sư, các tín đồ không những của Phật giáo, mà còn của Thiên chúa giáo, Cao Đài, Hòa Hảo hay Tin lành… vẫn luôn đồng hành cùng dân tộc, luôn dựng xây tinh thần đoàn kết lương – giáo, cùng nhau xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Cần phải khẳng định rằng, quan điểm nhất quán của của Đảng, Nhà nước ta về tôn giáo cũng rất rõ ràng. Đảng và Nhà nước Việt Nam là tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, mọi cá nhân và tổ chức hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo phải tuân thủ Hiến pháp và Pháp luật, có nghĩa vụ bảo vệ lợi ích của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, giữ gìn độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia; đoàn kết gắn bó đồng bào theo các tôn giáo và không theo tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân.
Trước những sự việc tại chùa Ba Vàng, Quảng Ninh. Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương đã không dung túng, bao che. Trái lại, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Ban Tôn giáo Chính phủ và ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã có văn bản yêu cầu chùa phải dừng các hoạt động gọi vong, thỉnh vong trên. Công an cũng đã vào cuộc xác minh. Mới đây nhất, ngày 26.3 trụ trì chùa Ba Vàng Thích Trúc Thái Minh đã bị Ban thường trực Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam phía Bắc đề xuất tạm đình chỉ mọi chức vụ trong Giáo hội Phật giáo trong khi chờ Hội nghị Ban thường trực hội đồng trị sự Phật giáo Việt Nam ra quyết định cách chức theo đúng quy trình, quy định tại Hiến chương Giáo hội. Hay như, Ủy ban nhân nhân thành phố Uông Bí đã ra quyết định xử lý hành chính đối với hành vi vi phạm nếp sống văn hoá của bà Yến. Mức phạt là 5 triệu đồng. Ngoài ra, Cơ quan chức năng đang làm rõ các hành vi vi phạm tiếp theo như: Thông tin, trục lợi của bà Yến…
Kết quả hình ảnh cho chùa ba vàng
Chúng ta không phủ nhận, hiện nay có một số ít “con sâu” chui vào nhà chùa, nhà thờ, lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin của một bộ phận dân chúng, tín đồ để chèo kéo, lừa lọc. Những hành vi xấu xa vi phạm chuẩn mực đạo đức của xã hội, nhân phẩm của người tu hành, pháp luật của nhà nước chắc chắn sẽ bị phanh phui và bị trừng trị nghiêm khắc. Mỗi người dân, cần phải bình tĩnh, tỉnh táo trước các âm mưu, thủ đoạn xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động tránh việc a dua hùa theo rồi vi phạm pháp luật. Việt Nam là quốc gia tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, mọi hoạt động tôn giáo không được đi ngược lại với lợi ích đất nước, lợi ích dân tộc và hoạt động tôn giáo không được đứng trên pháp luật./.

Thứ Ba, 2 tháng 4, 2019

BÀI HỌC XƯƠNG MÁU TỪ MÙA XUÂN Ả RẬP

Có thể nói rằng, “Mùa xuân Ả Rrập” đã cho tất cả các quốc gia trên thế giới, nhất là các nước nhỏ một bài học về độc lập, tự chủ và lấy dân làm gốc trong các quyết sách chính trị của giới cầm quyền.
- Bánh vẽ của “Mùa xuân Ả Rrập”
Đã 7 năm trôi qua, kể từ khi những biến chuyển chính trị – xã hội ở khu vực Trung Đông – Bắc Phi đã tạo ra “Mùa xuân Ả Rrập” – một làn sóng “cách mạng” với các cuộc nổi dậy, biểu tình để phản đối chính quyền chưa từng có tiền lệ tại các quốc gia của thế giới Ả Rrập, trong đó có Yemen.
Song đó không phải là mùa xuân của thời tiết trong lành, với những hoa thơm, quả ngọt, mà là “mùa xuân” của các cuộc khủng hoảng toàn diện cả về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh, nó diễn ra không chỉ ở mỗi quốc gia, mà còn đối với toàn khu vực.
Kết quả hình ảnh cho mùa xuân ả rập
Cuộc chiến tranh nồi da nấu thịt ở Yemen gần đây chỉ là một trong những trái đắng tiếp theo của “Mùa xuân Ả Rrập”.
- Vậy, do đâu mà dẫn đến một “mùa xuân” như vậy?
Có thể khẳng định rằng, không phải tất cả các quốc gia ở khu vực Trung Đông – Bắc Phi rơi vào cuộc khủng hoảng do “Mùa xuân Ả Rrập” mang lại đều nghèo đói;
Mà ngược lại, có những nước đang nằm trong nhóm các quốc gia đang phát triển, với GDP bình quân đầu người khá cao.
Lybia từng là nước giàu nhất châu Phi, có GDP bình quân đầu người năm 2010 là 12.000 USD.
Tunisia từng là một trong những quốc gia phát triển thịnh vượng ở Bắc Phi, được xem là một điển hình kinh tế ở châu Phi.
Trong khi đó Ai Cập được lọt vào nhóm “Tám sư tử châu Phi” về phát triển kinh tế.
- Chỉ có Yemen là có sự khác biệt.
Có một điều phải thừa nhận rằng, ở các quốc gia này, sự phân cực giàu nghèo là rất lớn, điều kiện sống của người dân không được chính phủ quan tâm;
Tình trạng độc đoán, quan liêu, tham nhũng hoành hành; nội bộ giới cầm quyền mất đoàn kết, hình thành lợi ích nhóm giữa các phe phái.
Đây chính là nguyên nhân bên trong và là kẽ hở nghiêm trọng để các thế lực bên ngoài lợi dụng can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia đó, gây nên tình hỗn loạn về chính trị và dẫn đến khủng hoảng, xung đột.
Các thế lực bên ngoài với những toan tính lợi của mình, khi nhìn thấy nguồn tài nguyên thiên nhiên rất lớn, nhất là dầu mỏ cùng vị trí địa chiến lược rất quan trọng ở các nước Trung Đông – Bắc Phi nên đã tìm cách can thiệp vào.
Họ muốn thiết lập chính phủ thân mình để tiện bề cho việc thực hiện những toan tính.
Bên cạnh đó, các thế lực bên ngoài còn hỗ trợ cho sự ra đời và nuôi dưỡng hàng trăm tổ chức phi chính phủ, đầu tư phát triển mạng xã hội và hậu thuẫn cho các lực lượng chính trị đối lập để chuẩn bị cho các cuộc “cách mạng” lật đổ chính quyền đương nhiệm và thiết lập chính quyền mới.
Kết quả hình ảnh cho mùa xuân ả rập
Hệ quả từ những nguyên nhân vừa trực tiếp vừa sâu xa, vừa bên trong vừa bên ngoài này đã đẩy các nước ở Trung Đông – Bắc Phi rơi vào khủng hoảng, với những cuộc đấu đá quyền lực đẫm máu giữa các phe phái ở trong nước, cùng sự tranh giành ảnh hưởng của các thế lực bên ngoài.
Từ đó đã gây nên thảm cảnh “huynh đệ tương tàn”, nồi da nấu thịt người dân, mà Ai Cập, Lybia, Syria, Yemen là những minh chứng rõ ràng nhất cho cuộc “cách mạng mùa xuân” này.
Tính riêng cuộc khủng hoảng ở Yemen, trong hơn hai năm qua – kể từ khi nổ ra cuộc chiến tranh quy mô lớn, đã cướp đi sinh mạng của gần 10.000 dân thường, trong đó có khoảng 20% là trẻ em;
Hơn 49.000 người bị thương, gần 200.000 người phải tị nạn sang các nước láng giềng và hơn 20 triệu người cần phải được hỗ trợ nhân đạo khẩn cấp cả về lương thực và thuốc chữa bệnh, đã tạo ra một thảm họa nhân đạo tồi tệ nhất thế giới.
Có lẽ hiện tại, những người dân ở các nước trong khu vực Trung Đông – Bắc Phi nói chung – nơi đã từng bị “Mùa xuân Ả Rrập” quét qua và ở Yemen nói riêng, sẽ lại đang mơ ước được trở lại những ngày tiền “Mùa xuân Ả Rrập”.
Bởi tuy những ngày đó cuộc sống của họ có thể vẫn vất vả, tình trạng chính trị – xã hội ở những khía cạnh nào đó có thể khiến họ chưa bằng lòng, nhưng dù sao họ vẫn có được một cuộc sống bình yên, đất nước họ không có chiến tranh và không phải đổ máu.
Rõ ràng, những viễn cảnh “thiên đường” của “Mùa xuân Ả Rrập” chẳng qua cũng chỉ là những “bánh vẽ”.
Sự ngộ nhận của người dân về một “thiên đường của mùa xuân” đã khiến họ tự chuốc lấy thảm kịch, mà không thể tìm đâu ra lối thoát để trở về những năm tháng tiền “mùa xuân”.
Tự nắm lấy vận mệnh, đừng dựa vào ngoại bang
Những hệ lụy đau lòng về “Mùa xuân Ả Rrập” sẽ còn tiếp tục tác động sâu sắc đến tình hình các nước mà nó đã quét qua và sẽ là bài học xương máu cho các nhà cầm quyền, các đảng đối lập và người dân ở tất cả các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước nhỏ.
Các nước nhỏ cần phải biết tự đứng lên, tự nắm lấy vận mệnh của mình, đừng ảo tưởng vào một sự giúp đỡ, ban ơn của bất kỳ thế lực nào bên ngoài.
Bởi sẽ không ai và không có thế lực nào bên ngoài can thiệp vào công việc nội bộ của các nước nhỏ mà không mang theo những toan tính lợi ích của họ.
Tuy nhiên, để tự nắm lấy được vận mệnh của mình, trước hết, các nước nhỏ luôn phải hướng tới mục tiêu xây dựng được đất nước ngày càng ổn định, dân chủ, công bằng và phồn vinh.
- Từ bài học “Mùa xuân Ả Rrập”, xin đưa ra mấy điều suy ngẫm :
 Thứ nhất, các nhà lãnh đạo và những người nằm trong bộ máy công quyền luôn cần phải có quan điểm vì dân, vì nước, xây dựng bộ máy lãnh đạo trong sạch vững mạnh, luôn biết quan tâm chăm lo đến đời sống nhân dân và tạo sự công bằng trong xã hội.
Nhìn lại cuộc khủng hoảng của các nước đã bị “mùa xuân Ả Rrập” quét qua, các nhà lãnh đạo bị lật đổ của các nước này đều đã từng được coi là những người anh hùng trong cuộc chiến chống chủ nghĩa thực dân giành độc lập cho dân tộc của họ.
Khi cơ cực, họ là những người anh hùng, thế nhưng khi được hưởng giàu sang phú quý, thì họ đã không còn là chính mình.
Một số vị đã trở nên độc đoán, chuyên quyền, tham ô, tham nhũng, không còn quan tâm một cách đầy đủ đến cuộc sống của người dân, dẫn đến toàn bộ bộ máy công quyền cũng trở nên quan liêu, tham nhũng, xa rời nhân dân.
Hậu quả đem đến là một xã hội thiếu dân chủ, mất công bằng, khoảng cách giàu nghèo gia tăng, tệ nạn xã hội hoành hành, tạo nên những bức xúc trong lòng xã hội.
Và đây cũng chính là “điểm yếu”, là kẽ hở để các thế lực bên ngoài can thiệp, kích động, lôi kéo người dân, làm sâu sắc thêm những mâu thuẫn xã hội, để rồi bị đẩy lên cao trào trở thành các cuộc nổi dậy, biểu tình lật đổ chính phủ.
Thứ hai, hãy lấy dân làm gốc và đừng bao giờ đổ lỗi cho người dân về những bất ổn chính trị – xã hội của đất nước.
Người dân ở bất kỳ quốc gia nào cũng vậy, họ chỉ luôn quan tâm đến những quyền lợi trực tiếp và trước mắt của họ, đó là cuộc sống bình yên, là cơm áo, gạo tiền, là các giá trị phổ quát mà họ có quyền được hưởng như quy định của Hiến chương Liên Hợp Quốc.
Chính trị đối với những người dân bình thường cũng không ở đâu xa mà chính là cuộc sống của họ.
Cho nên, lãnh đạo các nước muốn giữ được địa vị của mình thì hãy lấy dân làm gốc, lấy dân làm nền tảng cho những quyết sách chính trị của mình.
Khi nhân dân có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, họ sẽ ủng hộ chính quyền, thậm chí sẵn sàng hy sinh tính mạng để bảo vệ chính quyền, họ sẽ không phải nghe ai, đi theo ai để làm đảo lộn cuộc yên bình của họ.
Thực tế của “Mùa xuân Ả Rrập” đã chỉ ra rằng, người dân chỉ là công cụ và là nạn nhân của các cuộc tranh giành quyền lực.
Bởi vậy, đừng nên và đừng bao giờ đổ lỗi cho người dân về những bất ổn chính trị – xã hội, mà nguyên nhân sâu xa lại do chính những người cầm quyền tạo ra.
Còn đối với người dân, cần phải nêu cao tinh thần cảnh giác trước bất kỳ lời mời gọi nào từ các thế lực ngoại bang. Chỉ có dân tộc mình mới quyết định được tương lai của chính mình, nếu không sẽ trở thành con rối, hay miếng mồi cho kẻ khác.
Thứ ba, cần phải xây dựng một tinh thần đoàn kết, thống nhất trong nội bộ lãnh đạo và lựa chọn đúng những người có đủ đức, đủ tài vào các chức vụ chủ chốt trong bộ máy công quyền.
Một trong những nguyên nhân dẫn tới “Mùa xuân Ả Rrập” là tình trạng phe phái trong bộ máy lãnh đạo, quản lý đất nước theo những toan tính cá nhân thực dụng vì đặc quyền đặc lợi của gia tộc và các nhóm lợi ích;
Khiến nội bộ bị chia rẽ, mất đoàn kết và phân hóa sâu sắc, từ đó làm suy giảm lòng tin và gây bất bình trong nhân dân.
Do đó, giới lãnh đạo các nước nếu thực sự vì dân, vì nước, cần phải tạo ra một tinh thần đoàn kết chặt chẽ, ngăn chặn và chấm dứt tình trạng phe phái, đối lập trong nội bộ;
Và hãy công tâm, chính xác trong việc lựa chọn những người có đủ đức, đủ tài vào các vị trí lãnh đạo trong bộ máy công quyền.
Đừng vì những lợi ích cá nhân hoặc lợi ích nhóm trước mắt mà sử dụng những người không đủ phẩm chất, năng lực, sẽ tạo nên những “con sâu, con mọt” gây hại cho đất nước, cho chế độ.
Thứ tư, cần phải có chính sách đúng đắn, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển ổn định, bền vững, giữ vững độc lập tự chủ cả về kinh tế và chính trị.
Sự phát triển bền vững của nền kinh tế là nền tảng vật chất bảo đảm cho sự ổn định và phát triển của đất nước.
Nếu nền kinh tế lâm vào khủng hoảng và suy thoái, tình trạng thất nghiệp, nghèo đói gia tăng, đời sống của nhân dân lâm vào cảnh túng quẫn thì đất nước sẽ rơi vào mất ổn định chính trị.
Chính cục diện này sẽ tạo điều kiện cho các thế lực bên ngoài lôi kéo và kích động nhân dân biểu tình, nổi dậy lật đổ chính quyền, làm sụp đổ chế độ.
Do vậy, giới lãnh đạo cần phải có chính sách đổi mới, quan tâm chăm lo phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo việc làm và các phúc lợi xã hội.
Có quan điểm chính trị đúng đắn, độc lập tự chủ, vì lợi ích quốc gia dân tộc, không để cho các thế lực bên ngoài thao túng cả về kinh tế và chính trị, nhằm tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của đất nước.
Có thể nói rằng, “Mùa xuân Ả Rrập” đã cho tất cả các quốc gia trên thế giới, nhất là các nước nhỏ một bài học về độc lập, tự chủ và lấy dân làm gốc trong các quyết sách chính trị của giới cầm quyền.
Vì vậy, từ người lãnh đạo cao nhất, cho đến các đảng phái đối lập và những người dân bình thường hãy đừng bao giờ mơ mộng và ảo tưởng về một “mùa xuân” như đã từng xảy ra ở Trung Đông – Bắc Phi, bởi sẽ không ai lo cho mình bằng chính tự mình nắm lấy vận mệnh của mình.
Gửi mấy đồng chí tối ngày đòi nước mình đa đảng đa nguyên, nước mình mình lo, "tự đóng cửa dạy nhau", đừng "rước voi dày mã", muốn đất nước lớn mạnh thì chính chúng ta phải cố gắng phải tin vào chính mình chình nền độc lập và chế độ xã hội này :")))
《 Mặt trời đã tới con tim
Ngôi sao vụt sáng chả tìm đâu xa
Nhìn lên cờ đỏ bên ta
Bước đi vững chắc nước nhà bình yên .》

LÝ HỒNG CHÍ GIÁO CHỦ CỦA TÀ ĐẠO PHÁP LUÂN CÔNG

Các bằng chứng đã chứng minh rằng Lý Hồng Chí, kẻ sáng lập Pháp Luân Công, trên thực tế là một kẻ ác nhân, bằng cách lừa dối, đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự xã hội và phá hoại sự ổn định xã hội.
Lý Hồng Chí sinh ngày 13 tháng 5 năm 1951 tại thành phố Công Chúa Lĩnh, tỉnh Cát Lâm, phía Đông Bắc Trung Quốc. Chí học tiểu học và trung học ở Trường Xuân, thủ phủ tỉnh Cát Lâm, khoảng giữa năm 1960 và 1969. Y bị cáo buộc thành lập các tổ chức bất hợp pháp nhằm làm hủy hoại con người về mặt thân thể và tâm hồn bằng việc sử dụng các kỹ xảo gian lận lừa dối.
Kết quả hình ảnh cho lý hồng chí
Từ năm 1970 đến năm 1978, lần đầu tiên Chí làm việc tại một trang trại nuôi ngựa trong quân đội, và sau đó biểu diễn thổi kèn tại một đơn vị cảnh sát bảo vệ rừng ở tỉnh Cát Lâm, tiếp đó làm tiếp viên phục vụ tại một khách sạn thuộc cùng đơn vị cảnh sát. Năm 1982 Chí được chuyển công tác dân sự và trở thành một nhân viên ở bộ phận an ninh của Công ty Ngũ cốc Trường Xuân. Năm 1991, Chí bỏ công việc này và đã tham gia vào việc luyện tập Khí Công. Tháng 5 năm 1992, Chí bắt đầu giảng dạy và tuyên truyền Pháp Luân Công.
Trong bản tóm tắt lý lịch làm giả, Chí công bố rằng mình đã được giác ngộ bởi các bậc thầy Phật giáo và Đạo giáo khi còn là một đứa trẻ, và các vị Thầy đó đã làm tăng thêm sức mạnh của Chí đến một cấp độ cao. Chí cũng tuyên bố rằng hắn sở hữu sức mạnh siêu nhiên. Chí thậm chí còn thay đổi ngày sinh của mình để làm cho nó trùng với ngày sinh của đức Phật Thích Ca Mâu Ni, người sáng lập Phật giáo, trong một nỗ lực để chứng minh rằng Chí là “hóa thân của đức Phật Thích Ca Mâu Ni”.
Trong thực tế, mãi đến năm 1988, Chí mới bắt đầu học Khí Công. Dựa trên những học thuyết của hai hình thức Khí công, và bằng cách sao chép một số thể loại múa nước ngoài, Chí chắp ghép tạo thành Pháp Luân Công. Những “Kiến thức”, mà Chí đã khoa trương là sự bịa đặt trắng trợn và dối trá vô cùng.
Ngay sau khi pha chế ra Pháp Luân Công vào năm 1992, Chí thành lập Hội Nghiên cứu Pháp Luân Đại Pháp ở Bắc Kinh và tuyên bố mình là “Chủ tịch”. Kể từ đó, Chí đã thành lập 39 trung tâm giảng dạy với hơn 1.900 trạm hướng dẫn và hơn 28.000 điểm tập luyện ở các tỉnh khác nhau, khu tự trị và thành phố. Do đó đã hình thành ra một tổ chức hoàn chỉnh có hệ thống.
Hình ảnh có liên quan
Đồng thời, Chí đã soạn thảo một loạt các điều lệ và các quy định tiêu chuẩn hóa và thể chế hóa Pháp Luân Công và các hoạt động của nó. Hệ thống được xây dựng chặt chẽ này đã giúp Chí thực thi các mệnh lệnh và chỉ thị của mình một cách kịp thời.
Hiệp hội Nghiên cứu của Pháp Luân Đại Pháp và các trạm giảng dạy của nó tổ chức các hoạt động đoàn thể đa dạng theo định kỳ hoặc đột xuất, và chúng đã nhiều lần tạo ra âm mưu, xúi giục một số lượng các học viên Pháp Luân Công bao vây và tấn công một số đơn vị truyền thông báo chí, các đơn vị xuất bản và các cơ quan của Đảng, các cơ quan chính phủ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động thường ngày của người dân và ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự xã hội, phá hoại sự ổn định đã đạt được của đất nước Trung Quốc.
Tất cả những bằng chứng này cho thấy rằng Pháp Luân Công là một tổ chức bất hợp pháp chưa đăng ký, có tổ chức cao, đầy đủ chức năng, và được cầm đầu bởi Lý Hồng Chí.
Lý Hồng Chí đã lợi dụng Pháp Luân Công để tích lũy số tiền rất lớn và trốn khoản tiền lớn các loại thuế. Khi hắn bắt đầu “truyền bá Pháp Luân Công”, Chí thu “tiền từ thiện” từ những môn đồ của mình dưới cái danh chữa bệnh. Theo thống kê chưa đầy đủ, chỉ riêng năm 1993 và 1994, Lý Hồng Chí đã thu được 1.217.000 Nhân dân tệ bằng cách tổ chức các khóa học và bán sách. Với số tiền này Chí mua nhà ở sang trọng và xe hơi đắt tiền ở Bắc Kinh và Trường Xuân dưới tên người thân của hắn.
Ngày 25 tháng 4 năm 1999, hơn 10.000 người theo Pháp Luân Công đã tập trung bên ngoài Trung Nam Hải, khu nhà liên hợp trụ sở của Ủy Ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc ở trung tâm thành phố Bắc Kinh, quấy nhiễu nghiêm trọng trật tự xã hội và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người dân ở khu vực này, và tạo ra một ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng ở trong và ngoài nước. Sau sự cố này, Chí đã nói dối với các phương tiện truyền thông quốc tế khi nói rằng: “Tôi không biết trước về biến cố này”.
Trong thực tế, Lý Hồng Chí đã bay sang Trung Quốc vào ngày 22 tháng 4 và ở lại tại Bắc Kinh trong 44 giờ. Vào ngày thứ hai sau khi nhập cảnh, các học viên Pháp Luân Công đã tụ tập rất đông tại Đại học Sư Phạm Thiên Tân. Vào sáng ngày 24 tháng 4, trong khi Chí vẫn còn ở Trung Quốc, nhiều trung tâm của Pháp Luân Công đã nhận được một thông báo kêu gọi các tín đồ để “luyện tập Pháp Luân Công tập thể” bên ngoài Trung Nam Hải. Khi “biến cố” ngày 25 tháng 4 năm 1999 diễn ra, Lý Hồng Chí lúc đó đang ở Hồng Kông.
Các hướng dẫn tà ma quỷ quyệt và các tư tưởng sai lệch của Chí là cực kỳ có hại vì theo Chí tập luyện Pháp Luân Công sẽ giúp linh hồn con người tồn tại mãi mãi và giúp mọi người bước vào một thiên đường. Chí tuyên bố rằng bệnh tật là sự trừng phạt đối với các khoản nợ mà người đó nợ từ kiếp trước, và những người chống lại Pháp Luân Công là những “Ma quỷ”.
Bị lừa gạt, lừa bịp bằng các tà kiến nguy hiểm của Chí, một số tín đồ đã từ chối đi viện để điều trị khi họ mắc bệnh, và kết quả là một số đã tử vong. Một số người tự tử hoặc trở thành bị tâm thần sau khi tập Pháp Luân Công, và những người khác thậm chí trở thành kẻ giết người máu lạnh. Có rất nhiều trường hợp có biểu hiện bị ảnh hưởng thảm khốc vì Pháp Luân Công.

Toàn văn Bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khai mạc Hội nghị Trung ương 10 khoá XIII

[CAND] Sáng 18/9, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Thủ đô Hà Nội, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã chủ trì Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành ...