Các anh em thiện lành ạ. Khi phê phán bọn đối kháng, có tí giàu có, có tí nghệ thuật, các anh em vẫn có thói quen đưa Nam Cao ra dọa, nào là nghệ thuật không phải ánh trăng lừa dối, nào là nghệ thuật vị nhân sinh. Kết luận cuối cùng là nghệ thuật phải gần dân, gắn với thực tiễn các thứ.
Nó không hẳn sai, nhưng cũng không đúng.
Nam Cao sống một cuộc đời ngắn ngủi, chết đi khi chưa tròn 40 tuổi, nhưng đã kịp đi vào bất hủ. Có được điều đó, chắc chắn không thể là nhờ thứ bút pháp thuần túy, kỹ năng viết lách thuần túy, nghệ thuật lấy nước mắt thuần túy.
Mà đó là tư tưởng.
Nhà văn Việt Nam nhiều như lợn con, nhưng mấy ai đi vào lịch sử?
***
Thời đại của Nam Cao là thời đại không thể nói ngược. Phải nói xuôi mới có thể tồn tại mà viết lách. Nói xuôi tức là dân thì luôn đúng, nghèo thì luôn hiền lành, thấp bé thì luôn đáng thương, và ngược lại nếu lấy điểm đích là quan lại.
Nam Cao vụt sáng được chắc chắn không thể nhờ vào kỹ năng đó. Cái thứ giúp Nam Cao tồn tại đến giờ, là càng ngày người ta càng nhận ra được giá trị hiện thực trong văn Nam Cao, được kín đáo thể hiện. Một thứ tư tưởng đánh thẳng vào cái gọi là bần nông, gọi là giai cấp nghèo hèn.
Đó là adua bầy đàn trong Chí Phèo. Phèo chỉ rạch mặt ăn vạ khi đã có đủ làng đủ xóm. Sự ngu dốt núp bóng đám đông sẽ mặc nhiên là chân lý. Đó là Bá Kiến giải phóng đám đông trước khi xử lý Phèo, bởi bọn này hẳn nhiên nó biết đối đầu với bầy đàn mông muội thì việc đầu tiên nên làm là phân hóa chúng, và giải tán chỗ dựa của kẻ ăn vạ như Chí Phèo.
Đó là những giọt nước mắt của Lão Hạc. Bán con chó nhưng sụt sùi khóc lóc tấn công người đã bỏ tiền ra mua chó, rằng chúng mua chỉ để thịt. Đó là gì nếu không phải là thứ tư duy vô ơn mất dạy của đám nhân danh cái nghèo và tự cho mình cái đẳng cấp tình thương hơn thiên hạ?
Đại loại thế.
***
Nam Cao sáng được là nhờ cái tư duy đó, nghe qua thì ve vuốt bần nông, nhưng bản chất thì phê rất kín đáo những hủ lậu dốt nát của một xã hội mọi rợ nhân danh chữ nghèo. Bọn đầu óc vượt bậc thường chết rất sớm, và chúng chết rất sớm nhưng lại sống rất lâu, là vì thế.
Nguồn: FB Mai Duong
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét