Chủ Nhật, 10 tháng 6, 2018

NHỮNG TÊN DÂM CHỦ VÀ CHIÊU TRÒ CỦA CHÚNG CẢN TRỞ LUẬT AN NINH MẠNG

Theo báo cáo mới nhất của Tổ chức We are Social thì tại Việt Nam có khoảng 55 triệu người người sử dụng mạng , chiếm 57% dân số cả nước. Thời lượng sử dụng Internet và mạng  trong một ngày tương ứng 7 giờ và 2,5 giờ, khá cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới.  và Youtube là những trang được sử dụng nhiều nhất với tỷ lệ 61% và 59%. Kết quả khảo sát cho thấy, các trường hợp phát ngôn gây thù ghét của người dùng mạng  tại Việt Nam thể hiện tập trung ở việc nói xấu, phỉ báng (61,7%), vu khống, bịa đặt thông tin sai sự thật (46,6%), kỳ thị dân tộc (37%), kỳ thị giới tính (29,3), kỳ thị người khuyết tật (hơn 21,7%) và kỳ thị tôn giáo (gần 16%).
Qua những con số kia có lẽ các bạn thấy những sự việc gây mâu thuẫn, bạo lực là do mặt trái của mạng xã hội. Chắc chắn một điều mà quý độc giả đều thấy rõ hiện nay đó là việc lợi dụng mạng xã hội để tán phát thông tin sai sự thật, xúc phạm danh dự,  của cá nhân, tổ chức diễn ra rất nhiều, thường xuyên và ngày càng có xu hướng gia tăng. Một sự việc xảy ra chưa rõ đầu đuôi thế nào thì mấy anh chị zân chủ đã đăng đàn trên mấy trang lều báo lá ngón bù lu bù loa, thậm chí chỉ nghe hơi nồi chõ rồi quy chụp một cách phiến diện. Cuối cùng rồi cứ thế mà phán những câu xanh rờn: “Tất cả do Đảng Cộng sản độc đoán, Việt Nam đang vi phạm nghiêm trọng dân chủ, nhân quyền, quyền tự do ngôn luận của công dân…”. Và những vụ việc tiêu cực trên mạng xã hội đó một số đã được xử lý theo pháp luật những xem ra vẫn chưa đủ tính răn đe, nhất là với số anh chị zân chủ cuội kể trên!
Trước thực trạng đó, theo nguồn tin cho biết trong kế hoạch xây dựng Bộ quy tắc ứng xử trên môi trường mạng xã hội, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông – ông Trương Minh Tuấn cũng đã nhấn mạnh: “Chúng ta không hạn chế dùng mạng xã hội, song hoạt động phải văn minh, , tạo môi trường lành mạnh, đẩy lùi tiêu cực”.Nếu có bộ quy tắc ứng xử, chuẩn mực chung như vậy thì sẽ có thể bù đắp những “khoảng trống” mà văn bản pháp luật hiện không điều chỉnh được.
Với tốc độ phổ biến của Internet, mạng xã hội như hiện nay, mọi vật kết nối với nhau một cách dễ dàng chỉ cần một cái click chuột thì việc các đối tượng xấu tung tin đồn thất thiệt, bôi xấu cá nhân, cơ quan, tổ chức,… diễn ra hết sức phổ biến, gây nhiều  hết sức nặng nề đối với tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa của đất nước, gây hoang mang trong dư luận của quần chúng nhân dân. Đó cũng chính là lý do cần thiết để Luật An ninh mạng được thông qua.
Sau khi Bộ  trình Quốc hội thông qua Luật An ninh mạng, không chỉ “khóc thuê” cho các nhà cung cấp dịch vụ Internet như Facebook, , đám phản động và lều báo ở trong nước cũng đã liên tục rêu rao, kêu gào về việc Việt Nam vi phạm tự do ngôn luận, tự do thông tin và sự  gắt gao của Chính phủ. Điển hình có Luật sư Hà Huy Sơn trả lời phỏng vấn của đài RFA: “Tôi cũng chưa biết người ta sẽ quy định cái gì, nó có hạn chế quyền của công dân theo hiến pháp qui định hay không? Nhưng theo chủ quan của tác giả thì chắc là người ta muốn quản lý, siết chặt tự do tư tưởng…”
Xin nhắc lại rằng: Điều 25 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 đã quy định: Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do , tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, . Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.
Như vậy, mọi công dân Việt Nam đều có quyền tự do ngôn luận, tự do tiếp cận thông tin. Tuy nhiên, pháp luật nghiêm cấm  lợi dụng việc sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng nhằm mục đích đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân. Tùy theo mức độ vi phạm, tính chất của mà người vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự.
Nếu đã không biết mà cứ cố tình thể hiện trên mạng xã hội thì kết quả nhận được chỉ là ăn đủ gạch đá của dư luận, cộng đồng mạng mà thôi. Các anh hùng bàn phím ngồi cạch cạch cả ngày để soạn những bài viết mang tính chất phản động, xuyên tạc chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước rốt cục mới chính là những kẻ đang vi phạm quyền tự do ngôn luận của công dân. Đúng là những kẻ ăn cướp thì luôn la làng!
Có lẽ chúng ta đều biết rằng những người mong muốn Bộ quy tắc ứng xử cho mạng xã hội và Luật An ninh mạng không được thông qua, không được áp dụng là những kẻ dân chủ kia. Bởi khi đó bọn chúng làm gì có “đất mà dụng võ”! Một cái vòng kim cô sắp được gắn lên đầu sẽ là gọng kìm khóa tay chân miệng đám zân chủ cuội. Khi đó hãy xem chúng khua chân múa tay trong thời gian tới như nào. Và khi đó, kịch bản “cầu cứu ngoại bang” từ các tổ chức nhân quyền thế giới sẽ được tái diễn. Tất nhiên, chúng chỉ được “cứu giúp” khi còn giá trị lợi dụng. Rồi chúng sẽ thấm thía câu “Mạng ảo tù thật” là như thế nào!./.

Không có nhận xét nào:

Toàn văn Bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khai mạc Hội nghị Trung ương 10 khoá XIII

[CAND] Sáng 18/9, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Thủ đô Hà Nội, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã chủ trì Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành ...