Chủ Nhật, 17 tháng 6, 2018

LUẬT AN NINH MẠNG KHÔNG KIỂM SOÁT THÔNG TIN CÁ NHÂN

      Ngày 12/6, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật An ninh mạng với 86.86% số phiếu đồng thuận, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2019. Việc thông qua Luật An ninh mạng đã tạo nên làn sóng phản đối dữ dội trong cộng đồng mạng Việt Nam, nơi hiện có khoảng 64 triệu người sử dụng Internet, 53 triệu người đang sử dụng Facebook.
          Nhiều chuyên gia đã lên tiếng cho rằng Luật An ninh mạng sẽ khiến cho quyền tự do cá nhân, quyền riêng tư của công dân bị xâm phạm, trao cho một thực thể không phải toà án quá nhiều quyền can dự vào tự do, và làm ảnh hưởng đến kinh tế.
Trung tướng Hoàng Phước Thuận - Cục trưởng 
Cục An ninh mạng Bộ Công an

          Bày tỏ quan điểm về những thông tin trái chiều liên quan đến Luật An ninh mạng, Trung tướng Hoàng Phước Thuận, Cục trưởng Cục An ninh mạng, Bộ Công an cho biết: “Luật An ninh mạng chỉ nghiêm cấm thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật trên không gian mạng, không có quy định nào cấm Facebook, Google hoặc các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.”
          “Đạo luật này cũng không có quy định nào cấm công dân sử dụng các dịch vụ mạng xã hội như Facebook, Google. Luật An ninh mạng cũng không cấm công dân tham gia hoạt động trên không gian mạng hoặc truy cập, sử dụng thông tin trên không gian mạng và cũng không có quy định nào cấm công dân khởi nghiệp, sáng tạo hay trao đổi, triển khai ý tưởng sáng tạo của mình trên không gian mạng,” ông Thuận cho biết.
          “Tuy nhiên nếu bày tỏ quan điểm cá nhân mà xúc phạm nhân phẩm danh dự của người khác, xúc phạm đến tôn giáo, dân tộc… thì đây là hành vi bị cấm. Luật An ninh mạng quy định các hành vi bị cấm để mọi người biết các hoạt động nào được pháp luật bảo hộ, hoạt động nào bị cấm để người sử dụng mạng không mắc vào vi phạm,”Trung tướng Hoàng Phước Thuận nhấn mạnh.
          Theo ông Thuận, các hành vi bị nghiêm cấm nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Mọi người đều phải chịu trách nhiệm trước các hành động, phát ngôn trên không gian mạng của mình nếu hành động, phát ngôn đó xâm phạm tới quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.
          Không kiểm soát thông tin cá nhân của công dân 
          Trước những đồn đoán, lo ngại vấn đề lạm quyền của lực lượng chức năng sau khi Luật An ninh mạng được thông qua, Trung tướng Hoàng Phước Thuận cho biết, đây là nội dung mà nhiều người không hiểu, không đọc kỹ luật.
          “Cơ quan chuyên trách an ninh mạng chỉ giám sát hành vi vi phạm pháp luật trên không gian mạng. Bên cạnh đó, Luật An ninh mạng cũng có quy định trường hợp nếu người thực thi công vụ về an ninh mạng lạm dụng quyền hạn, xâm phạm quyền của cá nhân, tổ chức thì cũng bị xử lý nghiêm. Vì thế chắc chắn không có lạm quyền ở đây,” Trung tướng Hoàng Phước Thuận nhấn mạnh.
          Trung tướng Hoàng Phước Thuận cho biết thêm, Luật An ninh mạng đã quy định rõ, chỉ trong trường hợp phục vụ điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng, lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng mới được quyền yêu cầu cung cấp thông tin người dùng.
          Ông cũng bổ sung rằng hiện nay, có nhiều thông tin trên mạng internet cho rằng, Luật An ninh mạng yêu cầu doanh nghiệp phải cung cấp toàn bộ thông tin người dùng như thông tin cá nhân, thông tin riêng tư cho cơ quan chức năng là không chính xác.
Nguồn: Sandinhblog.com

Không có nhận xét nào:

Toàn văn Bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khai mạc Hội nghị Trung ương 10 khoá XIII

[CAND] Sáng 18/9, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Thủ đô Hà Nội, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã chủ trì Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành ...