Thứ Hai, 14 tháng 5, 2018

Dòng Chúa Cứu Thế đòi “hòa giải dân tộc”: thật lòng hay tuyên truyền mị dân?

Ngày 29 tháng 4 năm 2018, ở nhà thờ Thái Hà, Hà Nội, linh mục Trịnh Ngọc Hiên, thuộc Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, đã có một bài giảng để kỷ niệm 43 năm ngày thống nhất đất nước (30/04/1975 – 30/04/2018) [2]. Trong bài giảng của mình, ông Hiên đã phủ nhận ý nghĩa của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước, đã bài xích chủ nghĩa xã hội. Đây rõ ràng là một bài giảng có mục đích chống nhà nước Việt Nam. Vậy mà ông Hiên đã dùng khẩu hiệu “hòa giải và hòa hợp dân tộc” để che đi mục đích xấu xa đó.
Nếu nhìn lại lịch sử, ta sẽ thấy trước đây, DCCT Việt Nam là một tổ chức chống Cộng cực đoan, từng bài bác chủ trương “hòa giải dân tộc” đến cùng. Phải đến năm 2016, theo chiến lược chung của Vatican, họ mới dùng “hòa giải dân tộc” làm khẩu hiệu tuyên truyền, để lừa những người nhẹ dạ.

1. Nguồn gốc của thông điệp hòa giải trong buổi “lễ cầu nguyện vì Công lý & Hòa bình” cuối tháng 4 năm 2018

Cuối bản thông báo về nội dung buổi “lễ cầu nguyện vì Công lý & Hòa bình” cuối tháng 4 năm 2018, DCCT Thái Hà đã trích dẫn lời linh mục Nguyễn Chí Linh trong bài giảng khai mạc Năm Thánh 2010:
“Đã đến lúc người Việt nam phải thẳng thắn nhìn nhận rằng chúng ta đã làm khổ nhau quá nhiều vì bảo thủ chính kiến và thành kiến, vì độc tôn phe nhóm và tư lợi. Phải khép lại quá khứ tị hiềm, ngờ vực để thế hệ mai sau không quy trách thế hệ chúng ta. Hãy cùng nhau chia xẻ một giấc mơ chung về đất nước, quê hương, dân tộc, xã hội, để giới trẻ của chúng ta an lòng tin tưởng bước vào tương lai”.

Trong buổi lề cầu nguyện, linh mục Trịnh Ngọc Hiên cũng nhắc lại đoạn trích trên một lần nữa.

Như vậy, để biết ngọn nguồn của thông điệp “hòa giải, hòa hợp dân tộc” mà DCCT Việt Nam đang vin vào, ta cần tìm hiểu về Năm Thánh 2010 và những con người, sự kiện xoay quanh nó.
Năm Thánh 2010 là một sự kiện của Giáo hội Công giáo Việt Nam, để kỷ niệm 50 năm ngày thành lập hàng giáo phẩm Việt Nam. Ngày 29 tháng 9 năm 2008, Hội đồng Giám mục Việt Nam đã gửi thư thỉnh nguyện lên Giáo hoàng Benedict XVI để xin cử hành Năm Thánh này, và được chấp thuận. Trong lễ khai mạc, hàng giáo chức Việt Nam đã đọc ba diễn văn xoay quanh chủ đề “Sám hối và Hòa giải”, và đọc Sứ điệp Giáo hoàng gửi Giáo hội Công giáo Việt Nam nhân Năm Thánh này, trong đó có đoạn:

“Năm Thánh là thời điểm chứa chan ân sủng, thuận lợi cho việc hoà giải với Thiên Chúa và anh em đồng loại. Chúng ta nên nhìn nhận những sai lỗi chúng ta đã phạm trong quá khứ và hiện tại, đối với anh em đồng đạo và anh em đồng bào, và xin mọi người tha thứ”.

Theo diễn văn khai mạc của linh mục Nguyễn Chí Linh, thì tiêu đề “Sám hối và Hòa giải” được chọn bởi Hồng y Phạm Minh Mẫn, người đứng đầu Ủy ban Năm Thánh. Có lẽ tiêu đề này phần nào xuất phát từ sự trăn trở của cá nhân ông Mẫn trước những hận thù, mâu thuẫn mà chiến tranh Việt Nam gây ra. Chẳng hạn, ngày 4 tháng 6 năm 2008, trước khi đến Sydney để dự Đại hội Giới trẻ Công giáo Thế giới (WYD), ông Mẫn đã viết một bức thư ngỏ gửi ba Giám mục khác cũng là đại diện của Việt Nam trong đại hội này. Thư của ông có đoạn:

“WYD ba lần trước ở Pháp, Đức, Canada, đều có một sự kiện mà một số bạn trẻ ở một số nơi coi như một sự cố làm tắc nghẽn con đường hiệp thông của các bạn trẻ Việt Nam. Sự cố đó là lá cờ vàng ba sọc đỏ đã được dương lên trong lúc các bạn trẻ VN từ nhiều châu lục quy tụ lại để cử hành phụng vụ hoặc sinh hoạt chung.

Một lá cờ biểu tượng cho điều gì? Có lúc lá cờ được coi là biểu tượng cho một đất nước, lúc khác được coi là biểu trưng một chủ nghĩa, chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa quốc gia… Có lúc chỉ biểu trưng một thói đời mang tính đối kháng. Giám mục của tôi, cách đây hơn 30 năm, lúc còn sinh thời, đã để lại cho các tín hữu và cho bản thân tôi bài học lịch sử này: người mẹ VN, lúc mặc áo vàng (cờ vàng) lúc mặc áo đỏ (cờ đỏ), lúc mặc áo lành, lúc áo rách, vẫn là người mẹ đã dày công sinh thành dưỡng dục con dân VN, vẫn là người mẹ đã để lại cho dân tộc VN một di sản vô giá. Di sản đó là truyền thống văn hóa của dân tộc VN, một nền văn hóa khá phong phú với những giá trị tinh thần và đạo đức”.

Sau khi ông Mẫn gọi sự xuất hiện của lá cờ vàng tại WYD là một “sự cố làm tắc nghẽn con đường hiệp thông của các bạn trẻ Việt Nam”, ông đã bị nhiều nhóm người Việt ở hải ngoại gọi là “cộng sản”, và kêu gọi biểu tình phản đối. Do đó, ông đã phải hủy bỏ lịch trình của mình ở California [5].

Ngoài những trăn trở cá nhân của ông Mẫn, tiêu đề của Năm Thánh 2010 cũng phần nào xuất phát từ sự tan băng trong quan hệ của Vatican và Việt Nam. Tháng 2 năm 2009, một phái đoàn của Vatican đã đến thăm và làm việc tại Hà Nội, để thành lập các “Nhóm Công tác Hỗn hợp Việt Nam – Vatican”, thảo luận vấn đề ngoại giao giữa hai phía. Tháng 12 năm đó, Chủ tịch Nguyễn Minh Triết trở thành nguyên thủ quốc gia đầu tiên của Việt Nam sau năm 1975 hội kiến Giáo hoàng tại Vatican. Năm 2011, nhà nước Việt Nam đồng ý để Vatican bổ nhiệm một đại diện không thường trú tại Việt Nam.

Nhiều mâu thuẫn giữa Vatican và nhà nước Việt Nam trực tiếp xuất phát từ cuộc chiến tranh Việt Nam. Cụ thể, vào năm 1954, khi Hồ Chí Minh còn đang cố giữ thái độ dung hòa bằng cách bổ nhiệm một linh mục làm cố vấn của mình, thì Vatican đã hỗ trợ Ngô Đình Diệm trong việc tuyên truyền, để khiến 800.000 người Công giáo rời miền Bắc. Vatican cũng hỗ trợ Diệm trong việc thực hiện chính sách phân biệt đối xử, để Công giáo hóa miền Nam. Trong suốt cuộc chiến tranh, Mỹ đã chi 40 triệu USD để tài trợ cho những hoạt động của Vatican tại Việt Nam, và Vatican thường xuyên ngăn cản chính quyền hai miền ngồi lại với nhau để chấm dứt xung đột [6]. Do đó, khi Vatican ủng hộ chủ trương hòa giải, hòa hợp dân tộc, họ mở đường cho chính họ xích lại gần nhà nước Việt Nam.

Cũng cần lưu ý rằng Vatican không phải là người đưa ra chủ trương này. Chủ trương này đã được nêu ra trước đó khá lâu bởi những người Cộng sản thân ông Võ Văn Kiệt, và bởi một số hội đoàn đối lập ở hải ngoại như nhóm Tập hợp Dân chủ Đa nguyên. Tương tự Giáo hội Công giáo, mỗi nhóm này lại gán cho cụm từ “hòa giải và hòa hợp dân tộc” một nội hàm riêng, và dùng nó cho những mục đích chính trị riêng.

2. Thái độ của Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam đối với vấn đề hòa giải và hòa hợp dân tộc, từ năm 1954 đến thời điểm hiện tại

Như đã đề cập, trong giai đoạn 1954 - 1975, DCCT Việt Nam hoàn toàn ngả về khuynh hướng ủng hộ VNCH và chống Cộng. Khuynh hướng này ảnh hưởng nặng đến nỗi dòng không chấp nhận để ông Chân Tín, một linh mục theo khuynh hướng chính trị trung lập, giữ chức giám đốc tờ báo của họ.

Khuynh hướng chống Cộng cực đoan, chống “hòa giải, hòa hợp dân tộc” của DCCT Việt Nam vãn được duy trì liên tục mãi cho đến gần đây. Năm Thánh 2010, với tiêu đề “Sám hối và Hòa giải”, đã không thay đổi quan điểm của họ. Trong buổi nói chuyện ở Mỹ vào ngày 25 tháng 9 năm 2011, linh mục Nguyễn Văn Khải, người mà một thời gian ngắn trước đó còn giữ chức phát ngôn viên của DCCT Thái Hà, đã phát biểu như sau [7]:

"Có người bảo chế độ cộng sản bây giờ thay đổi rồi…thưa cả nhà. Nếu ma quỷ mà biết sám hối thì đã trở thành thánh nhân rồi, cũng vậy nếu cộng sản mà thay đổi thì đất nước đã có dân chủ rồi, chứ không còn độc tài toàn trị nữa đâu. Hòa hợp với cộng sản thì hoá ra mình lại đi hợp tác với đảng cướp à...”

Sau khi DCCT TP.HCM tổ chức “lễ cầu nguyện cho Công lý và Hòa bình” đầu tiên vào tháng 5 năm 2011 [8], lễ này đã được tổ chức gần như liên tục, mỗi tháng một lần, cho đến thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, trước năm 2016, các “lễ cầu nguyện cho Công lý và Hòa bình” vào tháng 4 hằng năm chưa bao giờ nhắc đến vấn đề “hòa giải và hòa hợp dân tộc”. Chẳng hạn, trong buổi lễ cuối tháng 4 năm 2014, DCCT Thái Hà cầu nguyện cho các tù chính trị và các nạn nhân của dịch sởi tại Việt Nam [9]. Còn trong buổi lễ cuối tháng 4 năm 2015, họ cầu nguyện cho một người Công giáo bị chết khi đến UBND phường, và cho “Dũng Phi Hổ”, người vừa bị bắt vì mặc áo có phù hiệu VNCH khi đi biểu tình không lâu trước đó [10].

Phải đến tháng 4 năm 2016, lễ cầu nguyện của DCCT Việt Nam mới lần đầu đề cập đến vấn đề hòa giải, hòa hợp dân tộc [11], qua bài giảng của linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong ở TP.HCM [12], và của linh mục Ngô Văn Kha ở Hà Nội. Tháng 4 năm 2017, lễ cầu nguyện của DCCT đề cập đến vấn đề này lần thứ hai, qua bài giảng của linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong ở Hà Nội [13]. Như vậy, buổi lẽ cầu nguyện tháng 4 năm 2018 chỉ lặp lại một tiền lệ mới có từ 2 năm trước mà thôi.

Đối với nội bộ DCCT Việt Nam, có lẽ buổi lễ cầu nguyện vào tháng 4 năm 2016, tức buổi lễ đầu tiên, có phần quan trọng hơn hai buổi còn lại. Điều này thể hiện qua việc họ làm lễ ở cả hai đầu cầu Bắc – Nam, thay vì chỉ làm ở miền Bắc như hai lần kế tiếp. Trong khi đó, chính quyền Việt Nam lại dồn khá nhiều sự chú ý vào buổi lễ năm 2017 và 2018, và không có phản ứng gì sau buổi lễ đầu tiên. Đó là bởi trong hai buổi lễ sau, bài giảng của linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong và Trịnh Ngọc Hiên mới bắt đầu công kích chủ nghĩa Cộng sản, chủ nghĩa xã hội, và tuyên truyền rằng mọi vấn đề mà đất nước đang gặp phải đều xuất phát từ thể chế.

Vậy vì sao phải đến năm 2016, DCCT Việt Nam mới bắt đầu dùng vấn đề “hòa giải và hòa hợp dân tộc” làm một thông điệp tuyền truyền? Quyết định của họ có khả năng liên quan đến định hướng tuyên truyền mới của Vatican, dù sự liên quan này là không chắc chắn.

Theo thông lệ, Vatican tổ chức Năm Thánh toàn cầu 50 năm một lần, và Năm Thánh 2000 là lần gần nhất. Tuy nhiên, năm 2016, họ đã tổ chức một Năm Thánh bất thường, xoay quanh chủ đề “Lòng Thương Xót”. Theo Tông sắc của Giáo hoàng, thì ông tổ chức Năm Thánh bất thường này để kỷ niệm 50 năm bế mạc Công đồng chung Vatican 2, là Công đồng đã ”phá đổ những bức tường thành khép kín Giáo Hội trong thời gian quá lâu trong một thành trì đặc ân”, để đưa Giáo Hội ”loan báo Tin Mừng một cách mới mẻ”, sử dụng ”liều thuốc thương xót, thay vì dùng những vũ khí ngặt nghèo” [15]. Qua tuyên bố này, có thể thấy rõ mối liên quan giữa Năm Thánh 2016 và một chiến lược tuyên truyền mới.

Trong phần sau của Tông sắc, Giáo hoàng đưa ra nhiều thông điệp mà DCCT dùng lặp đi lặp lại trong các bài giảng kêu gọi “hòa giải, hòa hợp dân tộc” 3 năm trở lại đây. Số này bao gồm thông điệp “tha thứ để được tha thứ”, thông điệp kêu gọi tội phạm và người tham nhũng chủ động sám hối, thay đổi, thông điệp đối thoại liên tôn, thông điệp chống kỳ thị, và thông điệp rằng tha thứ không tương phản với công lý [15].

Nếu giả thuyết này đúng, thì thông điệp “hòa giải, hòa hợp dân tộc” mà DCCT đưa ra không hề xuất phát từ những trăn trở trước hiện trạng của người Việt Nam, như trường hợp Hồng y Phạm Minh Mẫn. Thay vào đó, nó xuất phát từ những chỉ thị của Vatican, về việc thay đổi phương thức truyền đạo sao cho phù hợp với tình hình mới. Chính vì vậy, như phần sau của bài sẽ chỉ ra, lời kêu gọi “hòa giải” của DCCT Việt Nam giống một khẩu hiệu tuyên truyền hơn là một tình cảm thành thật.

Không có nhận xét nào:

Hãy tôn trọng quyền công dân của ông Thích Minh Tuệ

[CAND] Thời gian gần đây, hiện tượng liên quan ông Lê Anh Tú (Thích Minh Tuệ) tiếp tục gây ồn ào trên mạng xã hội. Mặc dù những thông tin lợ...