Thứ Hai, 9 tháng 3, 2020

CUỘC SỐNG KHI THỰC HIỆN "NGHĨA VỤ CỘNG ĐỒNG"


Những người tự giác khai báo y tế để vào cách ly, có lối sống tích cực, lạc quan, góp phần xóa bỏ rào cản tâm lý dè dặt, trốn tránh cách ly.
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nghe tới hai chữ “cách ly”, nhiều người sẽ có cảm giác e ngại, lo lắng, thậm chí đã có những trường hợp tìm cách nói dối để trốn “cách ly” gây xôn xao dư luận.
Người dân vẫn chơi thể thao rèn luyện sức khỏe trrng khu cách ly quận 3
Thế nhưng, những người trong cuộc đang cách ly lại có cách nhìn lạc quan và trân trọng cuộc sống hơn. Họ thoải mái, an tâm khi được chăm sóc sức khỏe và cũng là cách bảo vệ sức khỏe cho gia đình, cộng đồng.
Để dịch nói cho mà nghe, nước mình phòng dịch cực kỳ kỹ. Đông như thế mà, ai điều trị rồi cũng ra thôi. Để dịch nói cho mà nghe, cách ly ôi thật tử tế. Cơm ngon mỗi ngày, gia đình đừng lắng lo nha”.
Đó là một đoạn nhạc chế của Thùy Dung, 28 tuổi, quê ở Hà Nội, nghiên cứu sinh ngành Luật ở Seoul (Hàn Quốc) tự sáng tạo trong quá trình đang tuân thủ quy định cách ly 14 ngày đối với người về từ vùng dịch.
Mấy ngày qua, đoạn nhạc này gây sốt và được chia sẻ lan tỏa nhanh chóng. Thùy Dung được đặt biệt danh “cô gái vàng trong làng cách ly” khi liên tiếp chia sẻ “nhật ký” những ngày cách ly trên khắp các diễn đàn mạng xã hội.
Trước đó, tối 26/2, Thùy Dung về sân bay Tân Sơn Nhất, TPHCM sau đó được đưa ngay về cơ sở cách ly tại quận 3. Thùy Dung tâm tự: Ban đầu, cô không dự định về nước vì nơi ở của cô cách xa trung tâm dịch. Tuy nhiên chỉ 3 ngày sau đó, số người nhiễm bệnh tại Hàn Quốc từ 5 đã lên tới 44 người. Song điều đáng lo ngại nhất là ở nhiều nơi các giáo phái tiếp tục tụ tập đông người, thậm chí liên tục biểu tình mà không thực hiện các biện pháp phòng dịch như đeo khẩu trang, rửa tay…
Nhân viên y tế kiểm tra sức khỏe cho người bị cách ly tại Quận 2
Mỗi ngày đi học về Thùy Dung đều phải di chuyển qua những con đường quanh khu vực nhà Xanh, quảng trường Gwanghwamun, nơi tập trung biểu tình của các giáo phái… Lo ngại bị lây nhiễm Covid-19 phần thì bố mẹ lo lắng nên Thùy Dung đã quyết định về nước.
Nhật ký online trên trang facebook cá nhân của Thùy Dung liên tục cập nhật một cách hóm hỉnh, lạc quan toàn bộ quá trình cách ly, kể về cơ sở vật chất đầy đủ, được nhân viên y tế và những người cùng cách ly quan tâm chu đáo, đối xử dễ thương.
Thùy Dung cho biết: “Người ta nói, khi ta ở, chỉ là nơi đất ở. Khi ta đi, đất đã hoá tâm hồn ấy. Thực sự đến bây giờ em cảm nhận được cảm giác đấy. Cảm giác thực sự thân thuộc ở đây rồi. Kiểu cảm giác như đang ở nhà, sáng nào cũng tự dậy rửa bát, lau nhà. Ít nhất đến thời điểm này thì nếu có vấn đề gì về sức khỏe đi chăng nữa thì mình cũng yên tâm vì được chăm sóc rất tốt”.
Khu cách ly ở quận 3 được chính quyền địa phương thành lập ngay sau khi phát hiện ca một Việt kiều Mỹ đang cư trú tại khách sạn trên địa bàn dương tính với Covid-19 vào đầu tháng 2 vừa qua để cách ly các du khách, lễ tân tiếp xúc với người bệnh này. Nơi đây được trang bị giường nghỉ cao cấp, thiết bị đầy đủ, hiện đang cách ly 17 người trở về từ Hàn Quốc.
Không chỉ với một sinh viên như Thùy Dung, mà đối với rất nhiều người đang được cách ly tại đây, qua lăng kính của họ, cách ly gần như… đi nghỉ dưỡng.
Ông Nguyễn Quý Dũng, ngụ ở quận 3, TPHCM, người được cách ly, cho biết: khi về nước từ vùng dịch, ông dự định về nhà tự cách ly theo dõi, song khi vừa xuống sân bay, cơ quan y tế đã đưa ông về ngay khu cách ly tập trung này.
Tại đây, mỗi ngày ông được kiểm tra sức khỏe 3 lần, được vui chơi giải trí. Vào buổi chiều mỗi ngày, người cách ly cùng nhau chơi cầu lông với khoảng cách xa để rèn thể lực…
Còn tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên quận 2 cũ ở phường Cát Lái, quận 2, TPHCM hiện là nơi đang cách ly 4 người trở về từ các vùng dịch ở Hàn Quốc. Trong đó có một công dân quốc tịch Hàn Quốc, chị Lim Kyongsuk, 39 tuổi, được đưa vào đây từ hôm 2/3. Sau khi làm các xét nghiệm và thăm khám, bác sĩ kết luận không phát hiện dấu hiệu phơi nhiễm Covid-19. Tuy nhiên, chị vẫn được cách ly và theo dõi hết 14 ngày.
Chị Lim Kyongsuk chia sẻ, lần đầu tiên đến đây chị khá lo lắng. Thế nhưng được nhân viên y tế đối xử tốt nên dần thay đổi suy nghĩ. Hiện chị cảm thấy rất thoải mái, được cách ly ở điều kiện rất tốt, ăn uống thoải mái, còn có cả wifi để gọi video và gửi hình ảnh về cho gia đình. Về hành vi phản đối việc cách ly của những hành khách người Hàn Quốc trước đó tại Đà Nẵng, chị Lim Kyongsuk cho rằng, việc trốn tránh cách ly là câu chuyện buồn. Người dân có đi từ vùng dịch nên vào khu cách ly.
“Tôi không biết chính xác sự việc như thế nào bởi vì tôi đang ở một nơi cách ly khác. Nhưng ở đây, tại TP.HCM, tôi thấy rất thoải mái, nơi này rất sạch sẽ, mát mẻ yên tĩnh. Các y bác sĩ tốt, hỗ trợ tôi rất nhiều, chị Lim Kyongsuk 
nói.
Những người tự giác khai báo y tế để vào cách ly, có lối sống tích cực, lạc quan, góp phần xóa bỏ rào cản tâm lý dè dặt, trốn tránh cách ly của nhiều người. Việc làm này không chỉ có lợi cho gia đình họ mà còn bảo vệ cộng đồng khỏi nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh Covid-19./

Những người tự giác khai báo y tế để vào cách ly, có lối sống tích cực, lạc quan, góp phần xóa bỏ rào cản tâm lý dè dặt, trốn tránh cách ly.
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nghe tới hai chữ “cách ly”, nhiều người sẽ có cảm giác e ngại, lo lắng, thậm chí đã có những trường hợp tìm cách nói dối để trốn “cách ly” gây xôn xao dư luận.
Thế nhưng, những người trong cuộc đang cách ly lại có cách nhìn lạc quan và trân trọng cuộc sống hơn. Họ thoải mái, an tâm khi được chăm sóc sức khỏe và cũng là cách bảo vệ sức khỏe cho gia đình, cộng đồng.
Để dịch nói cho mà nghe, nước mình phòng dịch cực kỳ kỹ. Đông như thế mà, ai điều trị rồi cũng ra thôi. Để dịch nói cho mà nghe, cách ly ôi thật tử tế. Cơm ngon mỗi ngày, gia đình đừng lắng lo nha”.
Đó là một đoạn nhạc chế của Thùy Dung, 28 tuổi, quê ở Hà Nội, nghiên cứu sinh ngành Luật ở Seoul (Hàn Quốc) tự sáng tạo trong quá trình đang tuân thủ quy định cách ly 14 ngày đối với người về từ vùng dịch.
Mấy ngày qua, đoạn nhạc này gây sốt và được chia sẻ lan tỏa nhanh chóng. Thùy Dung được đặt biệt danh “cô gái vàng trong làng cách ly” khi liên tiếp chia sẻ “nhật ký” những ngày cách ly trên khắp các diễn đàn mạng xã hội.
Trước đó, tối 26/2, Thùy Dung về sân bay Tân Sơn Nhất, TPHCM sau đó được đưa ngay về cơ sở cách ly tại quận 3. Thùy Dung tâm tự: Ban đầu, cô không dự định về nước vì nơi ở của cô cách xa trung tâm dịch. Tuy nhiên chỉ 3 ngày sau đó, số người nhiễm bệnh tại Hàn Quốc từ 5 đã lên tới 44 người. Song điều đáng lo ngại nhất là ở nhiều nơi các giáo phái tiếp tục tụ tập đông người, thậm chí liên tục biểu tình mà không thực hiện các biện pháp phòng dịch như đeo khẩu trang, rửa tay…
Mỗi ngày đi học về Thùy Dung đều phải di chuyển qua những con đường quanh khu vực nhà Xanh, quảng trường Gwanghwamun, nơi tập trung biểu tình của các giáo phái… Lo ngại bị lây nhiễm Covid-19 phần thì bố mẹ lo lắng nên Thùy Dung đã quyết định về nước.
“Cô gái vàng trong làng cách ly” Thùy Dung có đủ điều kiện để ôn bài, học từ xa

Nhật ký online trên trang facebook cá nhân của Thùy Dung liên tục cập nhật một cách hóm hỉnh, lạc quan toàn bộ quá trình cách ly, kể về cơ sở vật chất đầy đủ, được nhân viên y tế và những người cùng cách ly quan tâm chu đáo, đối xử dễ thương.
Thùy Dung cho biết: “Người ta nói, khi ta ở, chỉ là nơi đất ở. Khi ta đi, đất đã hoá tâm hồn ấy. Thực sự đến bây giờ em cảm nhận được cảm giác đấy. Cảm giác thực sự thân thuộc ở đây rồi. Kiểu cảm giác như đang ở nhà, sáng nào cũng tự dậy rửa bát, lau nhà. Ít nhất đến thời điểm này thì nếu có vấn đề gì về sức khỏe đi chăng nữa thì mình cũng yên tâm vì được chăm sóc rất tốt”.
Khu cách ly ở quận 3 được chính quyền địa phương thành lập ngay sau khi phát hiện ca một Việt kiều Mỹ đang cư trú tại khách sạn trên địa bàn dương tính với Covid-19 vào đầu tháng 2 vừa qua để cách ly các du khách, lễ tân tiếp xúc với người bệnh này. Nơi đây được trang bị giường nghỉ cao cấp, thiết bị đầy đủ, hiện đang cách ly 17 người trở về từ Hàn Quốc.
Không chỉ với một sinh viên như Thùy Dung, mà đối với rất nhiều người đang được cách ly tại đây, qua lăng kính của họ, cách ly gần như… đi nghỉ dưỡng.
Ông Nguyễn Quý Dũng, ngụ ở quận 3, TPHCM, người được cách ly, cho biết: khi về nước từ vùng dịch, ông dự định về nhà tự cách ly theo dõi, song khi vừa xuống sân bay, cơ quan y tế đã đưa ông về ngay khu cách ly tập trung này.
Tại đây, mỗi ngày ông được kiểm tra sức khỏe 3 lần, được vui chơi giải trí. Vào buổi chiều mỗi ngày, người cách ly cùng nhau chơi cầu lông với khoảng cách xa để rèn thể lực…
Còn tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên quận 2 cũ ở phường Cát Lái, quận 2, TPHCM hiện là nơi đang cách ly 4 người trở về từ các vùng dịch ở Hàn Quốc. Trong đó có một công dân quốc tịch Hàn Quốc, chị Lim Kyongsuk, 39 tuổi, được đưa vào đây từ hôm 2/3. Sau khi làm các xét nghiệm và thăm khám, bác sĩ kết luận không phát hiện dấu hiệu phơi nhiễm Covid-19. Tuy nhiên, chị vẫn được cách ly và theo dõi hết 14 ngày.
Chị Lim Kyongsuk chia sẻ, lần đầu tiên đến đây chị khá lo lắng. Thế nhưng được nhân viên y tế đối xử tốt nên dần thay đổi suy nghĩ. Hiện chị cảm thấy rất thoải mái, được cách ly ở điều kiện rất tốt, ăn uống thoải mái, còn có cả wifi để gọi video và gửi hình ảnh về cho gia đình. Về hành vi phản đối việc cách ly của những hành khách người Hàn Quốc trước đó tại Đà Nẵng, chị Lim Kyongsuk cho rằng, việc trốn tránh cách ly là câu chuyện buồn. Người dân có đi từ vùng dịch nên vào khu cách ly.
“Tôi không biết chính xác sự việc như thế nào bởi vì tôi đang ở một nơi cách ly khác. Nhưng ở đây, tại TP.HCM, tôi thấy rất thoải mái, nơi này rất sạch sẽ, mát mẻ yên tĩnh. Các y bác sĩ tốt, hỗ trợ tôi rất nhiều, chị Lim Kyongsuk 
nói.
Những người tự giác khai báo y tế để vào cách ly, có lối sống tích cực, lạc quan, góp phần xóa bỏ rào cản tâm lý dè dặt, trốn tránh cách ly của nhiều người. Việc làm này không chỉ có lợi cho gia đình họ mà còn bảo vệ cộng đồng khỏi nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh Covid-19./



Không có nhận xét nào:

Hãy tôn trọng quyền công dân của ông Thích Minh Tuệ

[CAND] Thời gian gần đây, hiện tượng liên quan ông Lê Anh Tú (Thích Minh Tuệ) tiếp tục gây ồn ào trên mạng xã hội. Mặc dù những thông tin lợ...