Thứ Hai, 29 tháng 10, 2018

TỪ DIỄN ĐÀN XÃ HỘI DÂN SỰ ĐẾN VĂN ĐOÀN ĐỘC LẬP: "Ổ RÁC" CHUYÊN CHỐNG PHÁ

Một số thành viên của Văn đoàn độc lập

Diễn đàn Xã hội dân sự ra đời với những người đứng đầu là Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nhà văn Nguyên Ngọc, giáo sư Chu Hảo, nhà nghiên cứu Nguyễn Huệ Chi… đã nhanh chóng tạo một cú lừa ngoạn mục đối với các trí thức có tâm trong xã hội Việt Nam hiện nay.
Âm mưu thâu tóm quần chúng của phe chống đối
Rất nhiều nhân sĩ trí thức với mong muốn thúc đẩy đời sống xã hội tốt đẹp hơn đã vội vàng ký tên chỉ vì những uy tín của các tên tuổi lớn mà tôi vừa kể ở trên. Họ đều trông đợi rằng Diễn đàn Xã hội Dân sự sẽ là nơi lên tiếng góp ý sửa đổi chính sách và đưa ra các giải pháp để xây dựng đất nước. Nhưng ngay khi bản danh sách ký tên được công bố, ta có thể thấy tên tuổi của họ bị lẫn lộn cùng với những thành phần chống đối cực đoan thuộc NoU, Đảng Việt Tân, Hội anh em Dân chủ… chứ không hề được đặt cạnh những người dân thường, thậm chí còn không có tên của những tổ chức NGO hoạt động xã hội (một hình thức xã hội dân sự mà Diễn đàn Xã hội dân sự đang khuyến khích). Chắc hẳn nhiều trí thức phải đặt câu hỏi về vấn đề này? Liệu rằng tên tuổi của họ có bị lợi dụng để làm bình phong cho những hoạt động chống đối của Diễn đàn Xã hội dân sự hay không? Điều này ai cũng có thể nhìn thấy trên nội dung của Diễn đàn Xã hội Dân sự. Trên Diễn đàn (mà chỉ có một người vô hình nào đó đăng bài), đầy rẫy những bài bêu xấu, chửi rủa chính quyền, khuyến khích biểu tình và bạo động; không có bất cứ một bài viết nào mang tính xây dựng đất nước. Khi âm mưu này bị bại lộ, Diễn đàn Xã hội dân sự vội vã đổi tên thành Dân Quyền và song song với đó là thành lập Văn đoàn Độc lập.
Từ Diễn đàn Xã hội Dân sự đến Văn đoàn độc lập: Chống phá có chiến lược
Văn đoàn Độc lập do nhà văn Nguyên Ngọc làm Trưởng ban vận động thực hiện đúng chiêu bài của Diễn đàn Xã hội dân sự là đi xin chữ ký của các nhà văn, nhà thơ, nhà báo, nhà phê bình hiện nay. Trước khi bản Tuyên bố được công khai, đã có một buổi gặp mặt nhân dịp Văn đoàn độc lập ra đời, trong đó có sự có mặt của Tiến sĩ Nguyễn Quang A – một người chẳng có liên quan gì đến công việc của nhà văn. Điều này chứng tỏ mối dây liên hệ mật thiết của Diễn đàn Xã hội dân sự và Văn đoàn Độc lập. Rõ ràng rằng, Diễn đàn Xã hội dân sự vẫn đứng đằng sau Văn đoàn độc lập. Họ thấy rằng không thể xếp chung những trí thức có tâm với đất nước bên cạnh những kẻ bất mãn và chống đối cực đoan được, vậy nên đã phải tách hai thành phần này ra những vẫn dưới sự chỉ đạo của nhóm chủ chốt Diễn đàn Xã hội dân sự. Dân Quyền trở thành một trang của bên chống đối, là nơi để họ tha hồ chửi bới, xách mé chính quyền để thỏa mãn cái tôi cá nhân. Còn Văn đoàn Độc lập, chắc sẽ có blog trong nay mai, sẽ trở thành một trang tuyên bố hùng hồn của các nhà văn tự xưng là Độc lập.
Họ hùng hồn tuyên bố: “Văn đoàn độc lập Việt Nam là một tổ chức của xã hội dân sự, ái hữu nghề nghiệp, hoàn toàn độc lập đối với mọi hệ thống tổ chức và thiết chế trong và ngoài nước.”, nhưng sự thực đằng sau tuyên ngôn này lại chứng minh điều ngược lại. Trong bản tuyên bố, chúng ta không thấy những lời tuyên ngôn về tự do sáng tác, độc lập tư duy mà mỗi nhà văn phải tự tạo dựng cho bản thân mình; mà chỉ thấy một sự đổ lỗi toàn bộ cho thể chế chính trị do Đảng Cộng Sản Việt Nam và chính phủ của nước ta lãnh đạo. “Một thể chế tổ chức đời sống văn học nặng tính quan liêu và bao cấp càng làm nặng nề thêm tình hình, đồng thời lại không tạo được mối liên kết lành mạnh giữa những người viết để nâng đỡ và thúc đẩy nhau trong công việc, hỗ trợ nhau trong khó khăn.” Nhưng ai cũng có thể thấy các hoạt động của Hội nhà văn Việt Nam, Viện Văn học, và các tạp chí nghệ thuật đang cố gắng để làm điều này. Việc một tuyên bố về tự do sáng tác lại chỉ chăm chăm quy trách nhiệm cho chính quyền thể hiện rõ mưu đồ chính trị của Văn đoàn độc lập.
Những bất ổn trong lập luận của tuyên bố Văn đoàn độc lập
Văn đoàn Độc lập cho rằng: “Những người viết văn tiếng Việt không thể nói rằng mình hoàn toàn không có phần trách nhiệm về thực trạng đó. Một trong những chức năng quan trọng nhất của văn học là thức tỉnh lương tri và bồi đắp đạo đức xã hội. Trong bước ngoặt lớn này của lịch sử, văn học Việt Nam đã không làm đúng được vai trò của mình”. Điều này là chính xác! Nhiều năm gần đây, văn học ViệtNam không có một tác phẩm nào có giá trị. Nhưng tác phẩm văn học có giá trị không phải như gà đẻ trứng hay động vật sinh con theo mùa sinh sản, có khi cả một quốc gia trong mấy trăm năm cũng chỉ có được một hai tác phẩm có giá trị. Như đất nước Hà Lan, mấy trăm năm mới có một Andersen.
Hơn thế nữa, chế độ “quan liêu và bao cấp” có thực sự gây cản trở cho con đường sáng tác của người cầm bút. Nên nhớ thời Liên Xô là thời kỳ bao cấp toàn phần, nhưng các nhà văn lớn và các tác phẩm lớn vẫn gây xáo động cả thế giới với nhiều cây bút được giải Nobel. Từ khi Liên Xô sụp đổ, chính nước Nga cũng chẳng có tác phẩm nào có giá trị. Ngay cả thực trạng hiện nay cũng vậy, những tác phẩm văn chương có giá trị, buồn thay lại đến từ trong chiến tranh và thời kỳ bao cấp. Sau năm 1990, khi nước ta mở cửa, văn chương đi xuống trông thấy rõ rệt. Thậm chí từ sau năm 2008, khi đời sống ngày càng tự do hơn thì văn đàn lại càng trở nên đìu hiu hơn. Không rõ các nhà văn của Văn đàn độc lập sẽ nói gì về hiện tượng này?
Họ cho rằng: “một xã hội như chúng ta đang có, trong đó các quyền tự do cơ bản của con người thực tế bị vi phạm trầm trọng, đương nhiên đè nặng lên tâm lý sáng tạo của người cầm bút, làm mờ nhạt và tắt lụi các tài năng.” Tài năng của người viết văn thuộc về thiên bẩm và được trau dồi, rèn luyện theo năm tháng; chẳng lẽ tài năng của người viết văn lại bị phụ thuộc và các điều luật của nhà cầm quyền và bị hoàn cảnh xã hội dễ dàng làm cho lụi tàn hay sao? Nếu một tài năng lụi tàn dễ đến thế thì có lẽ thế giới chẳng còn bất cứ một tác phẩm vĩ đại nào mà chỉ có những tác phẩm tung hô, ca ngợi và xu thời. Chỉ những nhà văn tài năng kém cỏi mới cần một không gian thoải mái để viết văn. Có vẻ như Văn đoàn Độc lập không thực sự muốn khuyến khích sáng tạo mà chủ yếu chỉ muốn cạnh tranh quyền ảnh hưởng với Hội nhà văn Việt Nam trong việc: “Đoàn kết tương trợ giữa những người viết văn tiếng Việt trong và ngoài nước” mà thực ra là thâu tóm giới văn chương chữ nghĩa.
NGƯỜI VIẾT VĂN ĐỘC LẬP KHÔNG CẦN VĂN ĐOÀN ĐỘC LẬP
Từ sau thời kỳ đổi mới, chế độ kiểm duyệt ngày càng được nới rộng, nhiều cây bút hoàn toàn độc lập với Hội nhà văn Việt Nam, tức là không cần làm thành viên của hội, không cần sự cho phép của hội vẫn có thể được xuất bản sách hay viết báo tự do tại Việt Nam, không cần giải thưởng của Hội mới khẳng định uy tín và tài năng trên văn đàn. Chúng ta đã có rất nhiều nhà văn độc lập và số lượng những nhà văn này sẽ ngày càng gia tăng với vai trò trải rộng thông tin của Internet. Để một tác phẩm hay đến được với công chúng (điều mà tất cả các nhà văn đều mong muốn hơn bất cứ tiền bạc và quyền lợi), thì thời đại ngày nay là thời đại dễ dàng nhất trong lịch sử ngoài người. Tức là bối cảnh hiện nay là một cơ chế cho phép những cây bút tự do có quyền lợi ngang bằng với các nhà văn nằm trong hệ thống, những người nào thật sự có tài năng thì sẽ có danh tiếng và uy tín.
Trong bản tuyên bố, các cây bút bị quy kết là “thờ ơ đối với trách nhiệm xã hội, vô cảm trước thời cuộc, quan trọng hơn nữa là thiếu độc lập tư duy, từ đó mà tự hạn chế năng lực sáng tạo”. Đây là một lối nghĩ lạc hậu của thứ văn chương phục vụ lợi ích chính trị. Sáng tạo của người cầm bút trong nghệ thuật để tôn vinh cái đẹp và giá trị nhân văn là trách nhiệm lớn lao nhất, cho dù có phê phán cái xấu thì văn chương cũng phải hướng con người đến các những mục tiêu cao hơn. Sự sáng tạo mà Văn đoàn Độc lập nhấn mạnh rõ ràng chỉ là phê phán cái xấu để hạ bệ uy tín của chính quyền. Họ phủ nhận công lao cách tân nghệ thuật, ca ngợi cái Đẹp mà rất nhiều nhà văn khác đang đeo đuổi.
Các nhà văn khởi xướng Văn đoàn độc lập không hề quan tâm đến sứ mệnh sáng tạo của bản thân mình. Mặc dù ở giữa một thời đại tương tác thông tin mạnh mẽ như hiện nay, họ vẫn không viết được tác phẩm nào có giá trị. Họ chỉ mải lo thu gom các nhà văn độc lập, dưới quyền điều phối của họ, hướng mũi nhọn vào chính quyền. Họ thay thế mục đích sáng tạo bằng mục đích mượn nghệ thuật để phục vụ chính trị. Họ phủ nhận những nỗ lực của chính quyền trong việc tạo dựng một văn đàn tự do sáng tạo. Bằng việc muốn thao túng giới văn nhân, trí thức, họ đã phản lại chính lý tưởng tự do, độc lập mà họ đang hô hào.
Nguyễn Biên Cương.

CẢNH GIÁC TRƯỚC "CHIẾN DỊCH" CHỐNG LUẬT AN NINH MẠNG

An ninh mạng là vấn đề toàn cầu, các nước tiên tiến cũng đã xây dựng và trao cho cơ quan chuyên trách thuộc Chính phủ những quyền hạn cụ thể, tại sao những kẻ chống đối không nhảy vào chỉ trích?
Sau khi Quốc hội thông qua dự án Luật An ninh mạng, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Công an khẩn trương xây dựng 3 văn bản chính trình Chính phủ gồm: Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết về trình tự, thủ tục áp dụng một số biện pháp bảo vệ an ninh mạng (khoản 2, Điều 5); Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết một số điều trong Luật An ninh mạng (khoản 4, Điều 110; khoản 5, Điều 12; khoản 1, Điều 23; khoản 7, Điều 24; khoản 4, Điều 26; khoản 5, Điều 36); Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia (khoản 3 Điều 10, khoản 3 Điều 43).
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công an đã khẩn trương triển khai các trình tự, thủ tục theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Ngày 7-9-2018, Bộ Công an đã ban hành Quyết định số 5117/QĐ-BCA thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng các Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật An ninh mạng. Để đảm bảo tiến độ đề ra, Bộ Công an đã chỉ đạo các cơ quan chức năng có liên quan khẩn trương thực hiện việc xây dựng các dự thảo, tiến hành các trình tự, thủ tục theo quy định.
Các văn bản hướng dẫn thi hành Luật An ninh mạng là những văn bản quan trọng và phức tạp, liên quan trực tiếp đến công cuộc bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ chủ quyền của đất nước. Những văn bản dưới luật này có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của nhiều bộ, ngành và nhận được sự quan tâm rất lớn từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
Theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật An ninh mạng cần phải khẩn trương hoàn thiện để trình Chính phủ xem xét ban hành, bảo đảm hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2019.
Những quy định trong dự thảo sẽ tiếp tục được lấy ý kiến, chỉnh lý để hoàn thiện, trình Chính phủ xem xét, quyết định. Tuy nhiên, từ trung tuần tháng 10-2018 tới nay, tức sau phiên họp của Ban soạn thảo, tổ biên tập xây dựng các Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật An ninh mạng (ngày 9-10-2018), trên mạng Internet xuất hiện các bản soạn thảo được sao, chụp lại, đi kèm các bài viết chỉ trích, phê phán, thậm chí quy chụp với những ngôn từ rất nặng nề.
Trên một số trang mạng như RFA, VOA tiếng Việt, BBC tiếng Việt, một số blog, facebook của các cá nhân hải ngoại có quan điểm, tư tưởng chống đối đã đăng, chia sẻ các bài viết chỉ trích, miệt thị như: “CSVN sắp thi hành Luật An ninh mạng để gia tăng kiểm soát người dân”; “Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật An ninh mạng: Doanh nghiệp chết đứng”; “Dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật An ninh mạng: Điều luật của độc tài trị”; “Bộ Công an soạn dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật An ninh mạng, dân lo lắng bị kiểm soát thông tin cá nhân”…
Thậm chí, nhiều trang còn nói rằng, hiện có hàng chục ngàn người ký “thỉnh nguyện thư” đòi hoãn thi hành Luật An ninh mạng. Những người này viện dẫn một số quy định trong Luật và dự thảo Nghị định, tự nhận “trí thức” hay “luật gia”, mổ xẻ kiểu râu ông cắm cằm bà, tỏ ra mình am tường về luật pháp quốc tế, lên giọng “hướng tới xã hội dân chủ, tự do internet”, từ đó lập lờ đánh lận, quy chụp một cách rất chủ quan, thiển cận.
Họ quy kết, sau các lần chỉnh lý thì “bản chất của dự thảo này vẫn chưa thay đổi”, cho rằng phạm vi dữ liệu người dùng bị buộc phải lưu trữ ở Việt Nam vẫn còn rất rộng và “chi phí của nền kinh tế để thi hành luật là vẫn vô cùng lớn và vô lý”.
Thậm chí, có cá nhân còn quy chụp trên trang facebook cá nhân của mình, cho rằng quy định như dự thảo thể hiện sự lạm quyền của Cục An ninh mạng, nói rằng cách tiếp cận của dự thảo là đã coi các doanh nghiệp, dân chúng, những người tham gia mạng xã hội như… tội phạm!
Suy diễn Luật An ninh mạng và các quy phạm đang hình thành trong nghị định “không những không có giải pháp nào bảo vệ hữu hiệu mạng Việt Nam trước các hackers mà còn đặt nó trong những nguy cơ cao hơn khi ép lưu trữ dữ liệu cá nhân trong một quốc gia có nền tảng công nghệ thấp và đội ngũ thi hành công vụ rất dễ lạm quyền”…
Thực chất, những phản ứng, chỉ trích này đều khởi nguồn từ những trường hợp đã liên tục phê phán, chống phá ngay từ khi dự thảo Luật An ninh mạng được lấy ý kiến tổ chức, cá nhân, nghĩa là đã vài năm nay. Nay, trước thời điểm Luật An ninh mạng sắp có hiệu lực thi hành và việc các văn bản hướng dẫn đang được chỉnh lý, hoàn thiện thì lại được số này tung hứng.
Về mặt lập luận, những người đả kích đã nhai lại 4 nội dung mà họ từng đưa ra trong chiến dịch phản đối Luật An ninh mạng lâu nay. Đó là, họ cho rằng Luật An ninh mạng vi phạm quyền riêng tư và quyền tự do ngôn luận, tự do interenet, cho rằng việc ban hành luật là “bóp nghẹt quyền thông tin trên mạng”.
Thứ hai, họ chỉ trích việc thi hành Luật An ninh mạng sẽ khiến nhiều doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp hoạt động trên Internet gặp khó khăn về mặt thủ tục, kinh phí và an ninh, làm các doanh nghiệp phải ngừng kinh doanh ở Việt Nam, rút khỏi Việt Nam.
Thứ ba, quy chụp việc thi hành Luật An ninh mạng sẽ biến Bộ Công an, trực tiếp là Cục An ninh mạng thành cơ quan “siêu quyền lực”, có khả năng theo dõi cuộc sống riêng tư, đời sống chính trị và các giao dịch kinh tế – tài chính của mọi cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân.
Trên một số trang còn châm biếm kiểu từ nay, người dân đi cà phê, ăn sáng cũng bị… an ninh mạng kiểm soát! Thứ tư, từ việc chỉ trích nói trên, nhiều đối tượng đẩy vấn đề lên thành công kích chế độ chính trị của Việt Nam là “độc tài”, “toàn trị”.
Cần thấy rằng, cùng với dự án Luật Đặc khu thì Luật An ninh mạng đang là hai đạo luật mà các thế lực thù địch, phản động lợi dụng làm bình phong, núp bóng yêu nước, tự do, dân chủ, nhân quyền để chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ XHCN ở Việt Nam, tán phát cái gọi là “thư ngỏ, thỉnh nguyện thư”, kích động người dân biểu tình, chống chế độ, đập phá trụ sở cơ quan công quyền, tạo cớ làm “cách mạng màu”.
Vừa qua, nhóm Hate Change đã phát động chiến dịch với tên gọi “20 ngày cứu net”. Theo đó, những người tham gia chiến dịch này được các đối tượng thù địch, phản động kêu gọi viết, đăng bài, ký vào các “thỉnh nguyện thư” hòng gây áp lực lên chính quyền. Chúng còn bày ra trò quay clip hát nhạc chế (nhại các bài hát tiếng Việt, còn lời có nội dung mỉa mai Luật An ninh mạng).
Có thực tế là hiện rất nhiều bài viết trên mạng đã bị các đối tượng thêm thắt, cắt xén, đưa các quan điểm sai lệch nhằm đánh lạc hướng người đọc, khiến những người chưa nắm rõ vấn đề sẽ bị “lôi” vào vòng xoáy hỗn độn thông tin.
Cần thấy rằng, cơ quan chuyên trách về an ninh mạng được pháp luật giao những nhiệm vụ trong khuôn khổ cho phép, đó là có quyền đề nghị nhà mạng cung cấp những dữ liệu cá nhân liên quan đến phục vụ điều tra hình sự, xử lý vi phạm pháp luật.
Trong các trường hợp khác, mọi thông tin cá nhân đều được bảo mật tuyệt đối và cơ quan chuyên trách an ninh mạng không thể can thiệp. Đây là nguyên tắc, do đó không thể nói cơ quan này trở thành một “siêu quyền lực” có thể giám sát và tận dụng mọi thông tin.
An ninh mạng là vấn đề toàn cầu, các nước tiên tiến cũng đã xây dựng và trao cho cơ quan chuyên trách thuộc Chính phủ những quyền hạn cụ thể, tại sao những kẻ chống đối không nhảy vào chỉ trích?
Theo tiết lộ của cựu nhân viên CIA Edward Snowden, cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) được quyền truy cập trực tiếp vào server của một loạt các hãng lớn như Facebook, Google, Microsoft, Apple, Yahoo, PalTalk, YouTube, Skype, AOL… để theo dõi các hoạt động Internet trên toàn thế giới.
Nếu nói về nhân quyền thì rõ ràng thực tiễn đó cho thấy NSA vi phạm nhân quyền ở quy mô toàn cầu và những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ internet lớn chịu kiểm soát bởi NSA.
Về việc yêu cầu lưu trữ dữ liệu quan trọng ở trong nước cũng đã được nhiều quốc gia quy định như Mỹ, Canada, Nga, Đức, Trung Quốc, Indonesia, Hy Lạp, Bulgaria, Đan Mạch, Phần Lan, Thụy Điển, Thổ Nhĩ Kỳ, Venezuela, Colombia, Argentina, Brazil…
Ngày 25-5-2018, quy định bảo vệ dữ liệu cá nhân của Liên minh châu Âu chính thức có hiệu lực, cho phép công dân kiểm soát dữ liệu cá nhân của mình khi tham gia các diễn đàn, mạng xã hội theo hướng có thể tra cứu, thay đổi, xóa bỏ thông tin cá nhân của mình, các công ty cung cấp dịch vụ phải công khai với khách hàng việc dùng thông tin cá nhân như thế nào, cam kết không chuyển dữ liệu cá nhân cho bên thứ ba, nếu vi phạm, mức phạt có thể lên tới 20 triệu Euro hay 40% doanh số toàn cầu của công ty vi phạm.
Với Luật An ninh mạng của Việt Nam, không quy định việc bắt buộc tất cả các cơ quan, tổ chức đều phải thực hiện quy định này và cũng không bắt buộc lưu trữ tất cả dữ liệu. Chỉ một số cơ quan, tổ chức và loại dữ liệu phải tuân thủ, trên cơ sở các yêu cầu về bảo vệ an ninh, trật tự công cộng, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của Việt Nam.
Theo Trung tướng Hoàng Phước Thuận, nguyên Cục trưởng Cục An ninh mạng, khi xây dựng quy định này, Ban soạn thảo đã rà soát rất kỹ các cam kết và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, trong đó có Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Do đó, các quy định về lưu trữ dữ liệu trên không trái, không vi phạm các cam kết và cũng không cản trở việc Việt Nam thực hiện các cam kết quốc tế. Bởi các cam kết song phương hoặc đa phương đều có những nguyên tắc về an ninh, trật tự công cộng, văn hóa và sức khỏe cộng đồng. Lợi ích của quốc gia tham gia các cam kết luôn được đề cao và tôn trọng, không có bất cứ cam kết nào buộc chúng ta phải hi sinh các lợi ích này.

Thứ Tư, 24 tháng 10, 2018

CẢNH GIÁC VỚI NHỮNG ÂM MƯU CHỐNG PHÁ ĐẢNG, NHÀ NƯỚC LỢI DỤNG VIỆC BẦU CHỦ TỊCH NƯỚC


Ngày 23-10, tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV, đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đã được bầu giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2016-2021.
Liên quan nội dung này, thời gian qua, đã có rất nhiều ý kiến bàn luận, cả trong nước và ngoài nước. Đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân đều bày tỏ sự đồng tình cao với việc Trung ương giới thiệu để Quốc hội bầu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giữ chức Chủ tịch nước và cho rằng đây là sự lựa chọn đúng đắn, sáng suốt và hợp lòng dân. Bên cạnh đa số các ý kiến đồng thuận, có một số ý kiến lạc lõng, thiển cận, sai lệch về vấn đề, một số quan điểm có tính quy chụp, xuyên tạc, cố tình tạo dư luận nhằm chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.
Nhân danh là những nhà biên khảo, nhà nghiên cứu, chuyên gia cao cấp, luật sư…, thông qua các trang mạng xã hội, Internet, họ cho rằng đây là việc “nhất thể hóa”, một sự “sao chép”, “rập khuôn”, “một bản sao không hoàn chỉnh” mô hình tổ chức nhà nước của Trung Quốc. Thậm chí, họ còn nói rằng, thực chất đó là việc “củng cố quyền lực”, “thâu tóm quyền lực cá nhân”, “không có ý nghĩa cho đất nước”...  
Thực tế, mô hình người đứng đầu Đảng đồng thời đứng đầu Nhà nước là điều hết sức tự nhiên trong đời sống chính trị của nhiều quốc gia trên thế giới. Trước đây, ở Liên Xô, các Tổng Bí thư đều là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng hoặc Chủ tịch Xô-viết tối cao. Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, từ năm 1993 đến nay Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc đều đồng thời là Chủ tịch nước. 
Cộng hòa dân chủ nhân Lào thực hiện mô hình này từ năm 2006 đến nay. Ở Cuba, từ năm 1976 đến tháng 4-2018, Bí thư thứ nhất Trung ương Đảng Cộng sản Cuba cũng đồng thời là Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Samdech Hun Sen, vừa là Chủ tịch Đảng nhân dân Campuchia vừa là Thủ tướng Chính phủ Campuchia. 
Ngay ở các nước có thể chế chính trị khác Việt Nam, tổng thống hay thủ tướng cũng đều là người đứng đầu đảng cầm quyền. Ở Việt Nam, từ Đại hội lần thứ hai của Đảng (tháng 2-1951) đến năm 1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh là Chủ tịch Đảng, đồng thời là Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Như vậy, có thể nói, nước ta đã có truyền thống và kinh nghiệm về mô hình người đứng đầu của Đảng đồng thời là Chủ tịch nước.
Trong công cuộc đổi mới đất nước, chủ trương thực hiện mô hình bí thư cấp ủy đồng thời là người đứng đầu chính quyền các cấp đã được Ban Chấp hành Trung ương Đảng chỉ đạo thực hiện thí điểm ở tỉnh Quảng Ninh và một số địa phương khác trong nhiều năm qua. 
Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25-10-2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” có các nhiệm vụ, giải pháp đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, trong đó có nội dung thực hiện mô hình Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch hội đồng nhân dân hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân ở những nơi có điều kiện.
Vì vậy, việc giới thiệu để Quốc hội bầu đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm Chủ tịch nước là điều hết sức bình thường, phù hợp với lịch sử truyền thống của dân tộc và xu thế chung của thời đại. Đây hoàn toàn không phải là sự “sao chép” hay “rập khuôn” mô hình tổ chức của bất cứ quốc gia nào.
Nước ta từng có tiền lệ người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam đồng thời giữ chức Chủ tịch nước. Hiện nay, dù là giải pháp tình huống, nhưng việc Tổng Bí thư đồng thời là Chủ tịch nước sẽ tạo tiền đề để đẩy nhanh việc thực hiện chủ trương Bí thư cấp ủy đồng thời là người đứng đầu chính quyền các cấp đã được nêu trong Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII. 
Khi người đứng đầu cấp ủy đồng thời là người đứng đầu chính quyền thì việc phổ biến, quán triệt và triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối phát triển kinh tế - xã hội từ Đảng tới chính quyền sẽ nhanh chóng, thuận lợi và kịp thời hơn. 
Mặt khác, khi tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, biên chế sẽ được tinh giản, từ đó giảm áp lực cho ngân sách Nhà nước do phải trả lương cho công chức, viên chức; khắc phục được tình trạng chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, nâng cao trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân; tạo sự thống nhất giữa cơ quan của Đảng và chính quyền khi thực hiện các công việc. 
Có thể khẳng định, việc thực hiện mô hình Bí thư cấp ủy đồng thời là người đứng đầu chính quyền sẽ có nhiều ưu điểm, mang lại lợi ích nhiều mặt cho đất nước.
Vấn đề được nhiều người quan tâm là khi một người đồng thời giữ hai chức vụ cao nhất của Đảng và Nhà nước thì kiểm soát quyền lực như thế nào? Việc kiểm soát quyền lực đã được Đảng ta nêu ra từ lâu, với chủ trương thiết lập cho được một cơ chế kiểm soát việc thực thi quyền lực đối với những người có chức vụ, quyền hạn theo nguyên tắc: Mọi quyền lực đều phải được kiểm soát chặt chẽ bằng cơ chế, quyền hạn phải được ràng buộc với trách nhiệm, quyền hạn đến đâu trách nhiệm đến đó, quyền hạn càng cao trách nhiệm càng lớn.
Chúng ta kiểm soát quyền lực bằng những quy định của Hiến pháp, pháp luật và các quy định của Đảng, bằng hoạt động của các cơ quan dân cử, cơ quan kiểm tra và thanh tra của Đảng và Nhà nước, sự giám sát của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Điều quan trọng nhất trong kiểm soát quyền lực là phải lựa chọn được nhà lãnh đạo có đủ tài năng, đức độ, trách nhiệm và uy tín chính trị, thật sự vì dân, vì nước. 

Sau khi Trung ương thống nhất giới thiệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước, đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân đều bày tỏ sự tin tưởng, ủng hộ rất cao và cho rằng, đồng chí Nguyễn Phú Trọng là người hội tụ đầy đủ các yếu tố cần thiết của người đứng đầu Đảng và Nhà nước. 
Những gì mà Tổng Bí thư làm được thời gian qua đã để lại trong lòng cán bộ, đảng viên và nhân dân hình ảnh một người lãnh đạo đầy tâm huyết, bản lĩnh, nói đi đôi với làm và luôn đặt lợi ích của Đảng, Nhà nước và nhân dân lên trên hết. Nhân dân tin tưởng rằng, với cương vị là người đứng đầu Đảng và Nhà nước, đồng chí Nguyễn Phú Trọng sẽ có đầy đủ điều kiện để phát huy tốt nhất quyền hạn và trách nhiệm được giao, phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân tốt hơn nữa. 
Ngay cả những người có quan điểm trung lập và một số nhà nghiên cứu nước ngoài cũng cho rằng, “hiện tại không ai khác phù hợp hơn ông Nguyễn Phú Trọng để đảm nhiệm đồng thời cả hai vị trí đứng đầu đất nước”. Đó là sự đánh giá chính xác, khách quan, khi chứng kiến những kết quả mà đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã làm được thời gian qua, với cương vị là người đứng đầu của Đảng.
Đây là nguyện vọng của hơn 96 triệu nhân dân Việt Nam tin tưởng trao gửi cho đồng chí Nguyễn Phú Trọng, một con người có đủ phẩm chất và năng lực, kinh nghiệm và trí tuệ, bản lĩnh và uy tín, có tâm và có tầm để lãnh đạo công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam đổi mới, phát triển và thịnh vượng. 
Những luận điệu cho rằng đó là việc “củng cố quyền lực” hay “thâu tóm quyền lực cá nhân” chỉ là một chiêu trò của một số cá nhân chống phá nhằm bôi nhọ danh dự của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và hạ thấp uy tín của Đảng. Một khi toàn Đảng đã thống nhất, lòng dân đã thuận thì không một thế lực nào, một thủ đoạn nào có thể làm thay đổi được ý chí và nguyện vọng của nhân dân Việt Nam.
PGS, TS Trần Quang Tám

Thứ Ba, 23 tháng 10, 2018

TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG ĐƯỢC BẦU LÀM CHỦ TỊCH NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM

Kết quả kiểm phiếu bầu Chủ tịch nước được công bố. Với đa số phiếu thuận, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chính thức được Quốc hội tín nhiệm giao trọng trách làm Chủ tịch nước.

15h23’, Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhận hoa chúc mừng từ Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân. Ông cũng nhận lời chúc mừng từ Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh, Chủ tịch UB TƯ MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn.
Chia sẻ trước Quốc hội sau lễ tuyên thệ nhậm chức, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu: "Đây là vinh dự vô cùng to lớn đồng thời cũng là trách nhiệm vô cũng nặng nề. Tôi xin nỗ lực thực hiện những lời tuyên thệ".
Có một vài ý kiến mang tính chất báo cáo thêm đồng thời giãi bày tâm tư trước sự kiện này, Chủ tịch nước chia sẻ, lúc này, tâm trạng của ông vừa mừng vừa lo. Mừng là vì được Quốc hội, nhân dân yêu mến giao nhiệm vụ nhưng lo là vì làm thế nào để hoàn thành trọng trách của mình với đất nước.
"Cũng có người hỏi có hứa hẹn gì không, hứa thì như tôi đã vừa tuyên thệ. Cũng muốn nói thêm lý do vì sao mừng, lo, vì đó là tâm sự thật lòng. Giống như cách đây 12 năm, Quốc hội bầu tôi giữ chức Chủ tịch Quốc hội tôi cũng vừa mừng vừa lo, lo vì chưa quen công việc của Quốc hội, nói vui là "chưa làm Chủ tịch Quốc hội bao giờ", chưa biết việc. Trước đó, tôi là Bí thư Thành uỷ Hà Nội. Khi đó tôi ngẫu hứng lẩy 2 câu Kiều: "Nghĩ mình phận mỏng cánh chuồn/ Khuôn xanh biết có vuông tròn mà hay".
Đến giờ cũng trong tâm trạng đó nhưng có phần lo lắng hơn. Vì 3 lý do: tình hình nhiệm vụ của đất nước, bên cạnh thuận lợi là cơ bản thì cũng còn nhiều thách thức. Tôi cũng nói đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế to lớn như thế này trước quốc tế. Nhưng tuyệt đối không được chủ quan, quá say sưa với thắng lợi và ngủ quên trên vòng nguyệt quế".
15h11’, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tuyên bố lễ tuyên thệ của Chủ tịch nước bắt đầu. Đội nghi lễ vào vị trí.
Chủ tịch Quốc hội mời các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các đại biểu, khách mời đứng lên chứng kiến lễ tuyên thệ của Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.
Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng bước lên bục lễ đài. Ông đứng nghiêm trang cúi chào cờ Tổ quốc, nói lời tuyên thệ: "Dười cờ đỏ thiêng liêng của Tổ quốc, trước Quốc hội, cử tri và nhân dân cả nước, tôi - Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, xin tuyên thệ tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, với Hiến pháp nước CHXHCNVN, nguyện nỗ lực phấn đấu haonf thành nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó".

Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đọc lời tuyên thệ.
Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đọc lời tuyên thệ.
15h07’, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc công bố Nghị quyết bầu Chủ tịch nước. Nghị quyết nêu căn cứ Hiến pháp, tờ trình số s328 của Ub Thường vụ Quốc hội, căn cứ biên bản kiểm phiếu bầu Chủ tịch nước, Quốc hội quyết nghị: ông Nguyễn Phú Trọng – Tổng Bí thư BCH TƯ Đảng giữ chức Chủ tịch nước. Nghị quyết có hiệu lực thi hành kể từ khi được Quốc hội thông qua.
15h04, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân mời Trưởng ban kiểm phiếu Bùi Văn Cường lên công bố kết quả kiểm phiếu.
Trưởng Ban Kiểm phiếu Bùi Văn Cường công bố biên bản kiểm phiếu kết quả bầu Chủ tịch nước. Ban Kiểm phiếu gồm 15 thành viên đã tiến hành kiểm phiếu, lập biên bản ghi nhận Tổng số đại biểu Quốc hội là 485 đại biểu, số có mặt 477 đại biểu, số phát ra 477, số thu về 477 phiếu, đều hợp lệ. Số phiếu hợp lý 476 phiếu, bằng 99,79% tổng số đại biểu có mặt. Số phiếu không đồng ý là 1 bằng 0,29% tổng số đại biểu Quốc hội. Căn cứ Hiến pháp, ông Nguyễn Phú Trọng đã chính thức trở thành Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam.

Đại biểu Quốc hội bỏ phiếu bầu Chủ tịch nước. Ảnh: Trí Dũng - TTXVN
Đại biểu Quốc hội bỏ phiếu bầu Chủ tịch nước. Ảnh: Trí Dũng - TTXVN
Sáng nay, 23/10, các đại biểu Quốc hội đã bỏ phiếu kín bầu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào chức vụ Chủ tịch nước. Trước đó, Quốc hội đã thảo luận, biểu quyết thông qua danh sách để bầu Chủ tịch nước bằng hệ thống biểu quyết điện tử, thành lập Ban kiểm phiếu, nghe phổ biến thể lệ bỏ phiếu và tiến hành bầu Chủ tịch nước bằng hình thức bỏ phiếu kín.
Trước khi tiến hành quy trình trên, các đại biểu Quốc hội họp toàn thể tại hội trường, nghe UB Thường vụ Quốc hội báo cáo kết quả thảo luận tại đoàn đại biểu và giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội về việc nhân sự được giới thiệu.

Bỏ phiếu bầu Chủ tịch nước.
Bỏ phiếu bầu Chủ tịch nước.
Từ 8h sáng nay, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận tại đoàn về dự kiến nhân sự bầu Chủ tịch nước theo tờ trình Chủ tịch Quốc hội Nguyễn thị Kim Ngân đã trình Quốc hội chiều qua. Cụ thể, UB Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội bầu Tổng Bí thư Ban chấp hành TƯ Đảng giữ chức vụ Chủ tịch nước.

Thứ Hai, 15 tháng 10, 2018

BẮT TẠM GIAM ĐỐI TƯỢNG LỪA ĐẢO XIN VIỆC VÀO CÁC BỆNH VIỆN

(TTV) - Cơ quan CSĐT Công an tỉnh vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối tượng: Phạm Thị Đức sinh năm 1959 ở xã Cẩm Bình, huyện Cẩm Thủy về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Theo tài liệu của cơ quan điều tra: Từ năm 2011 đến cuối năm 2015, Phạm Thị Đức đã lừa đảo chiếm đoạt tiền của nhiều người dân trên địa bàn Thành phố Thanh Hóa và các huyện Nga Sơn, Hoằng Hóa, Cẩm Thủy, Nông Cống, Bá Thước với tổng số tiền hơn 1 tỷ đồng. Thủ đoạn lừa đảo của đối tượng này là tự giới thiệu có mối quan hệ quen biết với Lãnh đạo các bệnh viện trên địa bàn tỉnh nên có thể xin được việc làm tại các bệnh viện này. Sau khi những người có nhu cầu xin việc vào các bệnh viện đến nộp hồ sơ, Đức yêu cầu họ phải nộp tiền đặt cọc (khoảng 200 triệu đồng). Sau khi nhận được tiền, Đức đã giả vờ mang hồ sơ của họ nộp cho các Bệnh viện hoặc Sở Nội vụ kèm theo lời hứa từ 3-6 tháng sẽ có quyết định đi làm hoặc tuyển dụng. Nhưng đến thời hạn trên, những người này đều không nhận được quyết định tuyển dụng.
Hiện vụ việc đang tiếp tục được điều tra, mở rộng.
Ai là nạn nhân của Phạm Thị Đức hãy báo về Văn phòng cơ quan điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa, số 15A Hạc Thành, phường Ba Đình, Thành phố Thanh Hóa để cung cấp thông tin và phối hợp giải quyết.

ĐÔI LỜI VỚI CÁC NHÀ VĂN THỜI BỐN CHẤM KHÔNG



Các anh em thiện lành ạ. Khi phê phán bọn đối kháng, có tí giàu có, có tí nghệ thuật, các anh em vẫn có thói quen đưa Nam Cao ra dọa, nào là nghệ thuật không phải ánh trăng lừa dối, nào là nghệ thuật vị nhân sinh. Kết luận cuối cùng là nghệ thuật phải gần dân, gắn với thực tiễn các thứ.
Nó không hẳn sai, nhưng cũng không đúng.
Nam Cao sống một cuộc đời ngắn ngủi, chết đi khi chưa tròn 40 tuổi, nhưng đã kịp đi vào bất hủ. Có được điều đó, chắc chắn không thể là nhờ thứ bút pháp thuần túy, kỹ năng viết lách thuần túy, nghệ thuật lấy nước mắt thuần túy.
Mà đó là tư tưởng.
Nhà văn Việt Nam nhiều như lợn con, nhưng mấy ai đi vào lịch sử?
***
Thời đại của Nam Cao là thời đại không thể nói ngược. Phải nói xuôi mới có thể tồn tại mà viết lách. Nói xuôi tức là dân thì luôn đúng, nghèo thì luôn hiền lành, thấp bé thì luôn đáng thương, và ngược lại nếu lấy điểm đích là quan lại.
Nam Cao vụt sáng được chắc chắn không thể nhờ vào kỹ năng đó. Cái thứ giúp Nam Cao tồn tại đến giờ, là càng ngày người ta càng nhận ra được giá trị hiện thực trong văn Nam Cao, được kín đáo thể hiện. Một thứ tư tưởng đánh thẳng vào cái gọi là bần nông, gọi là giai cấp nghèo hèn.
Đó là adua bầy đàn trong Chí Phèo. Phèo chỉ rạch mặt ăn vạ khi đã có đủ làng đủ xóm. Sự ngu dốt núp bóng đám đông sẽ mặc nhiên là chân lý. Đó là Bá Kiến giải phóng đám đông trước khi xử lý Phèo, bởi bọn này hẳn nhiên nó biết đối đầu với bầy đàn mông muội thì việc đầu tiên nên làm là phân hóa chúng, và giải tán chỗ dựa của kẻ ăn vạ như Chí Phèo.
「chí phèo」的圖片搜尋結果
Đó là những giọt nước mắt của Lão Hạc. Bán con chó nhưng sụt sùi khóc lóc tấn công người đã bỏ tiền ra mua chó, rằng chúng mua chỉ để thịt. Đó là gì nếu không phải là thứ tư duy vô ơn mất dạy của đám nhân danh cái nghèo và tự cho mình cái đẳng cấp tình thương hơn thiên hạ?
Đại loại thế.
***
Nam Cao sáng được là nhờ cái tư duy đó, nghe qua thì ve vuốt bần nông, nhưng bản chất thì phê rất kín đáo những hủ lậu dốt nát của một xã hội mọi rợ nhân danh chữ nghèo. Bọn đầu óc vượt bậc thường chết rất sớm, và chúng chết rất sớm nhưng lại sống rất lâu, là vì thế.
Nguồn: FB Mai Duong

XEM, ĐỌC TRÊN MẠNG XÃ HỘI BẰNG LÝ TRÍ

Phải khẳng định rằng, khi tham gia mạng xã hội, chúng ta có điều kiện giao lưu, kết bạn, chia sẻ nhanh và rộng rãi hơn quan điểm của mình tới các vấn đề xã hội mình quan tâm. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực mà mạng xã hội mang lại, vẫn còn những hạn chế, rủi ro, nguy cơ tiềm ẩn đe dọa đến lợi ích của người dùng, đặc biệt là tình trạng nhiễu loạn thông tin, gây mất định hướng tư tưởng, nhận thức và hành động của mỗi cá nhân, tổ chức.

     Phân loại những thông tin xấu, độc trên mạng xã hội, chúng ta rất dễ nhận thấy có hai loại chính. Loại thứ nhất, do các phần tử phản động trong nước và nước ngoài cùng những người cơ hội chính trị, thoái hóa, biến chất, triệt để lợi dụng mạng xã hội đăng tải những thông tin sai trái, bịa đặt, nhằm nói xấu, bôi nhọ thanh danh của Đảng, Nhà nước và lực lượng vũ trang... để chống phá cách mạng nước ta. Loại thứ hai, nhiều kẻ xấu lợi dụng mạng xã hội lập ra nhiều tài khoản facebook để thu thập, nhào nặn, trộn lẫn thông tin thật, giả, cắt ghép hình ảnh, tán phát, nhằm thu hút, lợi dụng sự hiếu kỳ của người đọc, nhất là thanh, thiếu niên để lừa đảo, trục lợi, và đôi khi để thỏa mãn những mong muốn ảo tưởng tầm thường như gây sự chú ý để nổi tiếng... gây ra nhiều hậu quả khó lường.
Loại thứ nhất là phổ biến và cũng là một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất hiện nay, đó là tình trạng nhiễu loạn thông tin xuất phát từ hoạt động tuyên truyền phá hoại tư tưởng, tán phát quan điểm, tư tưởng sai trái nhằm chống phá Đảng, Nhà nước và lực lượng vũ trang thông qua mạng xã hội của các thế lực thù địch, phản động, chống đối trong và ngoài nước. Đáng lo ngại là những tin, bài viết tuyên truyền chống phá trên mạng xã hội có số lượng và tần suất đăng tải lớn, nội dung đa dạng, phong phú trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; thủ đoạn tuyên truyền, xuyên tạc tinh vi, xảo quyệt, khó nhận biết, khó phân biệt thật, giả, đã tác động tiêu cực đến tư tưởng, hành vi của một bộ phận quần chúng nhân dân, nhất là các tầng lớp trí thức, học sinh, sinh viên, văn nghệ sĩ, thậm chí cả người dân bình thường nhưng có lập trường tư tưởng không kiên định, vững vàng. Điều này dễ kiểm chứng nhất khi vừa qua, thông qua mạng xã hội, chúng tổ chức lôi kéo nhiều người tụ tập rồi kích động bạo lực ở một số địa phương. Hậu quả là nhiều người chỉ thấy được bộ mặt của kẻ xấu khi các cơ quan chức năng đấu tranh, làm rõ thì đã muộn.
Loại thứ hai cũng rất đáng quan ngại, đó là kẻ xấu lợi dụng mạng xã hội lập những tài khoản ảo để lừa đảo tiền bạc, mượn gió bẻ măng, hoặc chia sẻ những thông tin thất thiệt, bịa đặt, thậm chí cắt ghép không đúng bản chất vấn đề đã gây hoang mang trong đời sống nhân dân, gây thiệt hại cho không ít tổ chức, cá nhân. Đó là chưa kể đến mặt tiêu cực, là có số đông người sử dụng mạng xã hội, tuy không có nhiều thông tin nhưng lại thừa quan điểm và thường xuyên quan tâm đến việc bày tỏ quan điểm đó, chính kiến đó, mặc dù chưa tìm hiểu sự việc, thậm chí chưa hiểu vấn đề đang diễn ra là gì.
Từ hai loại thông tin trên, chúng ta cần nhận thức rằng, xét về bản chất, những tài khoản, trang mạng xã hội không có chức năng thông tin như các cơ quan báo chí chính thống của Đảng, Nhà nước. Mà đã là thông tin không chính thống thì khoảng cách giữa sự thật và giả dối là rất mong manh. Do vậy, hơn ai hết, mỗi người sử dụng mạng xã hội cần phải có bản lĩnh vững vàng, hết sức tỉnh táo khi xem, đọc những thông tin trên mạng xã hội để tự bảo vệ mình trước những thông tin sai trái, tiêu cực; đồng thời, cần nâng cao ý thức cảnh giác, sàng lọc thông tin trước khi tiếp cận, nghiên cứu, sử dụng. Nói cách khác, chúng ta hãy xem, đọc thông tin trên mạng bằng lý trí.
Bên cạnh vấn đề tự thân, vấn đề quản lý và hạn chế những tác động tiêu cực của mạng xã hội, trong đó có việc phải ngăn chặn, loại bỏ những thông tin xấu độc, tin giả, tin thất thiệt, tin xúc phạm danh dự tổ chức cá nhân, vi phạm các quy định khác của pháp luật của các cơ quan chức năng cũng cần được đẩy mạnh. Do vậy, để định hướng kịp thời dư luận xã hội bằng những thông tin chính thống, cấp ủy, chỉ huy các cấp, các tổ chức đoàn thể phải luôn chủ động, nhanh nhạy, linh hoạt trong công tác quản lý con người; thường xuyên tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡng, nâng cao bản lĩnh chính trị, để mỗi cá nhân biết cách lựa chọn và tiếp nhận thông tin phù hợp, đặc biệt là thông tin trên mạng xã hội.

Thứ Năm, 11 tháng 10, 2018

VÀI LỜI VỚI CHỦ NGHĨA XÉT LẠI CỦA BÁO TUỔI TRẺ VÀ TỘI ÁC CỦA VIỆT NAM CỘNG HÒA !


Báo Tuổi trẻ đang tuyên truyền về một nhóm học giả, giáo sư xuất bản cuốn sách từ điển, đại ý, từ nay về sau không gọi chế độ VNCH là ngụy quân, ngụy quyền nữa???
Vậy chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu và bàn luận nhé!
Về bản chất của quân đội ngụy và ngụy quyền tay sai thì Bác Hồ đã nhiều lần đề cập trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ bằng những câu như: "Chúng dựng lên ngụy quân, ngụy quyền dùng làm công cụ phản quốc hại dân.", "Chúng nuôi dưỡng ngụy quyền, ngụy quân làm công cụ hại dân phản nước." v.v.
Lưu ý rằng Bác Hồ không nói những người

trong hàng ngũ ngụy quân, ngụy quyền là những kẻ phản nước, hại dân, mà Bác nhận định họ đã bị Pháp, Mỹ sử dụng làm công cụ phản nước hại dân. Như vậy, những người tốt nhưng yếu, kém, không có thực lực, bị thời thế đẩy đưa thì vẫn có thể bị giặc lợi dụng làm công cụ hại dân, phản nước. Như vậy việc những cá nhân lính ngụy, sĩ quan ngụy tốt hay xấu, bản thân có yêu nước hay không, là việc không liên quan.
Bác Hồ nổi tiếng về khả năng có thể nói rất lâu mà không nói vấp hay nói hớ 1 chữ, nhận thức sự việc tuyệt đối chính xác, và câu "làm công cụ hại dân phản nước" của Bác cho thấy cách dùng từ của Người rất tỉ mỉ và cực kỳ chính xác.
Bác Hồ nhận định về ngụy quyền - ngụy quân như thế cũng không phải là Bác ghét bỏ, thù hận gì họ, trái lại Bác Hồ vẫn xem họ là đồng bào bình thường, chỉ vì tình thế bắt buộc, bị bắt lính, gia cảnh cơ hàn, cuộc sống khó khăn, hoặc bị giặc tẩy não, nhồi sọ v.v. thì mới đi lính cho giặc.
Trong quá khứ, Bác đã viết rất nhiều lá thơ, chuyển vào Nam và giao cho các tổ chức binh vận, ngụy vận, tìm cách đưa những lá thơ này đến tay đồng bào lính ngụy trong vùng tạm chiếm: "Thư gửi các ngụy binh" (thập niên 50), "Vận động ngụy binh" (thập niên 50), "Lời kêu gọi ngụy binh quay về với Tổ quốc" (thập niên 50), "Ngụy binh giác ngộ" (thập niên 60) v.v. Đảng cũng nhiều lần ra Nghị quyết và có nhiều văn kiện yêu cầu đẩy mạnh công tác “ngụy vận”. Xem công tác ngụy vận là một phần của công tác dân vận, chứ không xem là địch, công tác ngụy vận là một phần của công tác binh vận, nhưng lại có khác biệt với công tác địch vận (nhắm vào người Pháp và người Mỹ).
Trong lịch sử thật ra chẳng có ai thật sự muốn bán nước, không có ai nghĩ rằng mình bán nước. Xưa nay chưa hề có một hợp đồng nào kiểu tôi giao cả quốc gia cho anh, anh trả cho tôi bao nhiêu tiền. "Bán nước" chỉ là một cách lên án của dân gian và sự phán xét nghiêm khắc của lịch sử và hậu thế, nhằm giáo dục con em không để lâm vào tình cảnh tương tự. Đó là thuộc văn hóa suy nghĩ, tư duy, tâm tư tình cảm của dân tộc, và đó cũng là nhân sinh quan của dân tộc Việt Nam. Chứ hoàn toàn không có hận thù gì ở đây, người Việt Nam đa số có lòng khoan dung và vị tha.
Người ta kết tội những nhân vật đứng đầu như Kiều Công Tiễn, Trần Ích Tắc, Trần Kiện, Lê Chiêu Thống, Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu vào tội danh bán nước là để ghi nhận một tấm gương xấu cho hậu thế rút kinh nghiệm, mang tính chất răn đe cho con cháu đời sau. Chứ người ta không kết tội những quân nhân, tướng lĩnh, sĩ quan cấp dưới. Lịch sử kết tội Lê Chiêu Thống chứ không kết tội Lê Quýnh, Hoàng Phùng Tứ, Trần Quang Châu... Lịch sử kết tội Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu chứ không kết tội Ngô Quang Trưởng, Hoàng Xuân Lãm, Cao Văn Viên, Trần Văn Đôn...
Như vậy cách nhìn đúng đắn là: Ngụy quyền và ngụy quân đúng là do giặc dựng lên để mị dân, hợp thức hóa cuộc xâm lược, và phục vụ cho cuộc xâm lược. Còn riêng những cá nhân trong bộ máy đó, nếu không còn liên quan gì nữa, không còn gây ra gì nữa, và chiến tranh đã qua lâu, xã hội ổn định, không khí thanh bình, thì nên xem họ là những người bình thường.
Lịch sử đã sang trang mới, và thực tế cũng cho thấy những người lính ngụy, sĩ quan ngụy, tướng tá ngụy như các ông Trần Chung Ngọc, Nguyễn Hữu Hạnh, Dương Văn Minh, Nguyễn Cao Kỳ, Đỗ Mậu, Nguyễn Phương Hùng và nhiều người khác trong lúc này vẫn đáng tôn trọng hơn những người từng là "Bộ đội cụ Hồ" mà đã thoái hóa, biến chất, đón gió trở cờ, trở thành kẻ phản bội, phản quốc như Hoàng Văn Hoan, Bùi Tín, Dương Thu Hương, Trần Anh Kim theo ngoại bang chống phá đất nước hay những kẻ tha hóa biến chất, trở thành sâu bọ tham nhũng, lũng đoạn, cắn nát đất nước và chế độ.
Tóm lại: Lịch sử thì phải nhận thức đúng. Những cá nhân trong quá khứ thì thông cảm, bỏ qua và tôn trọng như một người bình thường! Đây là cách tiếp cận hợp tình hợp lý. Chúng ta tôn trọng cá nhân các ông Dương Văn Minh, Nguyễn Cao Kỳ, nhưng trong lịch sử chúng ta vẫn phải ghi nhận là hai ông từng làm tướng cho Pháp, Mỹ, trong thời Pháp thuộc hai ông có Pháp tịch, là công dân Pháp và đi lính cho Pháp, đeo huân chương Pháp, được Pháp phong chức, được Pháp rồi Mỹ trả lương. Bỏ qua, gác lại quá khứ, tha thứ ... không có nghĩa là quên lãng, từ bỏ. Khép lại quá khứ không có nghĩa là đóng lại, khóa lại quá khứ. Lịch sử và các tiểu sử, trong đó có những giai đoạn lầm lạc của một số nhân vật nên được ghi nhận chính xác. Xem như đó là một bài học lịch sử để răn dạy con cháu đời sau.
Lịch sử luôn được người Việt hàng nghìn năm nay sử dụng như một phương tiện để đề cao, ca ngợi những tấm gương tiết liệt, làm tấm gương sáng cho hậu thế, và răn đe những gương xấu phản dân hại nước, rước giặc vào nhà.
Đó là một cách thức truyền lửa của dân ta nghìn năm nay từ thời mở nước và trong suốt những thời kỳ giữ nước, đời này noi theo gương tốt của đời nọ, thế hệ trước truyền lại ngọn đuốc cho thế hệ sau. Đánh giặc là đúng, chống ngoại xâm là đúng, theo giặc là sai, bán nước là sai. Với tinh thần “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”. Bất cứ ai “rước voi về giày mả tổ”, “cõng rắn cắn gà nhà” đều bị lịch sử chê trách, lên án.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, những cuộc đụng độ xảy ra giữa quân Việt Nam và quân ngụy là vì lính ngụy bị giặc Mỹ đẩy ra đánh thay họ, chết thay họ, tránh thương vong cho quân đội của họ. Việt Nam chỉ đánh giặc xâm lược Mỹ, không coi ngụy là một nước, không công nhận cái gọi là “nước Việt Nam Cộng hòa” và chưa bao giờ tuyên bố chiến tranh với ngụy. Việt Nam chỉ tiến hành chiến tranh với Mỹ. Đây là cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước chứ không phải là “chống ngụy cứu nước”.
Việt Nam muốn kết thúc chiến tranh thì phải đánh thắng Mỹ, muốn giải quyết chiến tranh thì phải nói chuyện với Mỹ, với người chủ. Trong suốt cuộc chiến này, VN không chú trọng đánh ngụy và chỉ chú trọng đánh Mỹ với cả 3 mũi giáp công: Chính trị, quân sự, ngoại giao. Vì ta biết rõ dù có diệt được ngụy mà Mỹ vẫn còn đó thì họ chỉ việc dựng lên một ngụy quyền khác và bắt thanh niên miền Nam đi lính bằng các đợt cưỡng bách quân dịch quy mô. Không đánh bại được Mỹ thì không diệt được ngụy, chém đầu này sẽ mọc đầu khác. Không thắng được ông chủ thì ông chủ chỉ việc tuyển dụng và đưa lên những tay sai mới. Cho nên muốn chấm dứt chiến tranh thì phải đánh thẳng vào cái gốc, cái rễ, cái nguồn gốc chiến tranh, cái nguồn gây ra chiến tranh, cái nguồn đang tiến hành xâm lược, cái cỗ máy chiến tranh đang điều hành cuộc chiến. Đánh cho “Mỹ cút” rồi mới đến “ngụy nhào” như câu thơ chúc Tết mà Bác Hồ tặng miền Nam đã nói. Bác đã tài tình lồng vào 2 giai đoạn chiến lược “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào” vào câu thơ của mình ngay trong lúc Mỹ đang mạnh, chưa cút, và ngụy chưa nhào.
Việt Nam cũng chưa bao giờ đàm phán, nói chuyện với ngụy, vì biết có nói chuyện với ngụy thì cũng vô ích, không giải quyết được gì. VN muốn gì thì tìm Mỹ mà nói, mà đối thoại, mặc cả, giao dịch, trao đổi v.v. Mục tiêu của cuộc kháng chiến là: Quét sách tên giặc xâm lược cuối cùng và tất cả các ngụy quyền của giặc xâm lược ra khỏi miền Nam của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mà quân đội Mỹ đang chiếm đóng bất hợp pháp (Miền Nam của Việt Nam DCCH quy định rõ ràng trong hiến pháp 1946, 12 khu hành chính và quân sự tháng 11 năm 1946, bao gồm cả miền Nam Việt Nam, Hiệp định Genève về Đông Dương, Hiến pháp 1959).
Nhìn chung thì cả trong nước và nước ngoài đều không để ý nhiều đến vai trò của ngụy quyền trong cuộc chiến Việt - Mỹ. Người ta đề cập nhiều đến vai trò của Hà Nội và Washington nhiều hơn. Lý do rất đơn giản là vì đây là cuộc đụng độ lịch sử giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, một bên có sức mạnh con người, một bên có sức mạnh khoa học công nghệ. Họ mới là hai nhân vật chính cần đề cập tới. Ngụy Sài Gòn có vai trò mờ nhạt và lãng nhách, không đáng phải đề cập và vì thế người ta thấy không cần nhắc nhiều đến.
Nhìn lại thì thấy quả thật là vai trò của chế độ Sài Gòn, quân đội Sài Gòn rất mờ nhạt trên các phương tiện truyền thông quốc tế. Các tài liệu đa chiều trên thế giới rất ít nói về ngụy Sài Gòn. Họ chú trọng đến vai trò của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (họ gọi là “Việt Cộng”), và phía bên kia là Hoa Kỳ. Không có nhà nghiên cứu, nhà sử học, nhà báo nào tốn nhiều giấy mực, thời gian, công sức để viết về những chư hầu của Mỹ.
Trong lịch sử ngàn năm của dân tộc Việt Nam. Giặc ngoại xâm nào vào bờ cõi nước Việt thì cũng tạo ra một đội quân người bản xứ để cho quân ngoại xâm đỡ tốn xương máu, đỡ hao binh tổn tướng. Trong chiến tranh chống Việt Nam cũng vậy, lính Pháp, lính Mỹ đáng lẽ còn hao tổn hơn nhiều nếu không nhờ lực lượng ngụy quân đỡ đạn cho lính Pháp, lính Mỹ, giúp quân đội Pháp - Mỹ giảm thương vong.
Vì sao cuộc chiến chống Mỹ dễ xuyên tạc hơn các cuộc chiến chống xâm lược khác trong Việt sử?
Về kháng chiến chống Pháp, ngoài ông Nguyễn Gia Kiểng (chủ tịch của tổ chức "Tập hợp Dân chủ Đa nguyên", tai tiếng với cuốn sách "Tổ quốc Ăn năn" chê bai Bác Hồ, vua Quang Trung, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi và nhiều anh hùng dân tộc khác của VN) gọi kháng chiến chống Pháp là cuộc "nội chiến" (giữa Việt Minh và "Quốc gia") ra thì hầu hết đều thống nhất rằng đây là cuộc chiến chống ngoại xâm của dân tộc. Ngay cả những kẻ chống Cộng cực đoan cũng không thể phủ nhận nổi điều này, ngay cả sách giáo khoa ở miền Nam dưới thời Mỹ cũng phải ghi đây là cuộc chiến giữa "nhân dân Việt Nam" và thực dân Pháp (lờ đi vai trò lãnh đạo của Đảng và Hồ chủ tịch). Sở dĩ kháng chiến chống Pháp khó xuyên tạc là vì thực dân Pháp đã đô hộ, bóc lột, nô dịch dân ta trong suốt gần 1 thế kỷ Pháp thuộc, và khái niệm "trăm năm nô lệ giặc Tây" đã in ấn sâu đậm, khắc cốt ghi tâm trong lòng dân chúng.
Còn kháng chiến chống Mỹ dễ xuyên tạc hơn, do nó là cuộc chiến tranh xâm lược kiểu mới, trong thời đại mới, thông qua ngụy quyền mà nó dựng lên để kiểm soát miền Nam Việt Nam, khống chế khu vực và chiếm đoạt tài nguyên, trên danh nghĩa "tham chiến giúp đỡ đồng minh". Chứ trên danh nghĩa họ không trực tiếp trắng trợn gọi miền Nam VN là thuộc địa như thực dân Pháp trong thời Pháp thuộc, và cũng không chính thức sát nhập miền Nam VN vào lãnh thổ chính quốc như phong kiến Trung Hoa trong thời Bắc thuộc.
Đây là một hình thức xâm lược "văn minh" và ma giáo. Dân ta lại chưa kinh qua cuộc xâm lược kiểu này trong lịch sử, và trước đó Mỹ cũng chưa xâm lược, chiếm đóng, đô hộ nước ta với hình thức như thực dân Pháp đã làm trong thời Pháp thuộc. Cái gì mà mới mẻ, chưa có kinh nghiệm cho nó thì thường dễ gây nhiễu nhân tâm hơn.
Đó cũng là lý do vì sao mà trong thời Pháp thuộc suốt gần 100 năm, Việt Nam lại có nhiều Việt gian cam tâm làm tay sai đắc lực cho Pháp đến như vậy, nhiều hơn gấp trăm lần so với các cuộc chiến chống xâm lược phương Bắc. Đó là vì hình thức xâm lược của thực dân Pháp khác với hình thức xâm lược, đô hộ kiểu cũ của phong kiến Trung Hoa. Pháp không chính thức sát nhập Đại Nam vào lãnh thổ Pháp, mà sử dụng Đại Nam làm một thuộc địa (colony), làm một nơi để khai thác, vơ vét, bóc lột, trên danh nghĩa “bảo hộ” triều đình An Nam, An Nam vẫn có vua, nhà Nguyễn vẫn còn đó. Trước thời Pháp thuộc thì dân ta lại chưa kinh qua cách thức xâm lược và đô hộ như thế này, nên cũng có nhiều người mơ hồ về việc Pháp xâm lược Đại Nam, họ coi mình là đang phục vụ triều đình, chỉ huy lính Nam triều, chứ không nghĩ mình đang phục vụ cho Pháp, họ cho rằng Pháp đã đem ánh sáng văn minh phương Tây vào Đại Nam, giúp khai hóa dân tộc Việt, giúp Đại Nam có tự do tôn giáo, tự do truyền đạo, bảo hộ và giúp đỡ triều đình và đất nước ta, giúp người Việt chống Trung Hoa (quân Thanh, quân Cờ Đen, quân Cờ Vàng, quân Cờ Trắng v.v.), họ tự lừa dối bản thân, họ cố nghĩ như vậy, nhiều khi cũng chỉ để cho lương tâm không bị cắn rứt, tự an ủi bản thân, tương tự như nhiều người trong thời Mỹ sau này.
Trong lịch sử các nước, phía xâm lược luôn có những chiêu bài chính trị để hợp thức hóa hành động xâm lược, xâm phạm chủ quyền. Chiêu thức dựng lên một "đối tượng để giúp đỡ" là chiêu đã được dùng đi dùng lại từ ngàn xưa. Như nhà Minh "phù Trần diệt Hồ". Như Mông Cổ "giúp" Trần Ích Tắc làm vua. Quân đội Mãn Thanh "giúp" Lê Chiêu Thống khôi phục cơ nghiệp tổ tông và chống "giặc Tây Sơn" v.v. Nó luôn lặp lại với những hình thức khác nhau, nhưng bản chất thì vẫn vậy, “bình mới rượu cũ”.
Trong lịch sử Việt Nam, mỗi thời kỳ giặc xâm lược đều có những hình thức xâm lược khác nhau, và ngày càng tinh vi hơn. Mục tiêu xâm lược cũng có những khác biệt nhất định. Phong kiến Trung Hoa xâm lược Đại Việt, chiếm đất đai, sát nhập lãnh thổ Đại Việt vào Trung Hoa, biến đất Việt thành đất Trung Hoa, biến Đại Việt thành một quận huyện của họ. Và trong thời gian đô hộ thì không tồn tại triều đình người Việt.
Pháp bắt đầu xâm lược Đại Nam năm 1858, ép nhà Nguyễn ký hiệp ước dâng lên Nam Kỳ Lục tỉnh rồi lần lượt “bảo hộ” Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Họ chiếm hữu và trục lợi ở Việt Nam và Đông Dương như một thuộc địa, nhưng trên danh nghĩa thì vẫn có vương quốc An Nam “độc lập”. Vẫn có triều đình Huế với các “hoàng đế” có ngai nhưng không quyền. Họ trực tiếp quản lý VN bằng Toàn quyền Đông Dương, và dưới trướng có rất nhiều cộng sự người Việt mà dân gian gọi là “chó săn” của Pháp. Họ thiết lập một hệ thống ngụy quyền quy mô, rộng lớn, bao gồm những lực lượng ngụy quân (lính Nam triều, lính khố xanh, khố đỏ, khố vàng) được huấn luyện chu đáo và chuyên nghiệp.
Cho thấy rằng Pháp cũng xâm lược, nhưng hình thức xâm lược, hình thức chiếm đóng, hình thức trục lợi là khác với phong kiến Trung Hoa. Pháp không chủ trương sát nhập Đông Dương vào “nước mẹ Đại Pháp”, mà chỉ muốn xơ múi, khai thác, bóc lột, vơ vét những lợi ích tài nguyên màu mỡ, những nguồn nhân lực, nô lệ, lao công phong phú ở đây. Tóm lại là hút cạn kiệt thuộc địa để làm giàu cho mẫu quốc.
Pháp không cần Việt Nam thành một phần của nước Pháp. Không coi Đông Dương là nước Pháp, mà họ coi Đông Dương và Việt Nam là một vùng thuộc địa (colony) để họ khai thác, họ coi họ là “nước mẹ” của thuộc địa này. Ngụy triều của người Việt được phép tồn tại và làm vật trang trí. Ngụy quân người Việt được xây dựng, trang bị, huấn luyện, và trả lương. Đây gọi là chủ nghĩa thực dân kiểu cũ, khi mà tên giặc không cần sát nhập lãnh thổ, cướp đất đai trên danh nghĩa, thay vào đó, họ mị dân bằng những tuyên bố “bảo hộ” sự “độc lập” của vương quốc An Nam trên danh nghĩa. Họ cho người Pháp vào trực tiếp quản lý, trực tiếp nắm lấy. Và các cộng sự người Việt chỉ là loại thừa hành cấp thấp. Người Pháp chỉ việc tha hồ bóc lột và nô dịch nhân dân bản xứ.
Hoa Kỳ viện trợ và giúp đỡ Pháp tái chiếm Việt Nam thất bại, sau đó trực tiếp nhảy vào rồi từng bước hất cẳng Pháp, thu nhận và nuôi dưỡng ngụy quyền và ngụy quân mà Pháp đã sử dụng và để lại. Thay tên đổi họ lại cho ngụy quân, ngụy quyền, tổ chức lại, xây dựng lại, vá lại, thay đổi tay sai, chỉ giữ “quốc kỳ” và “quốc ca”.
Cách thức xâm lược của giặc ngoại xâm theo tiến trình lịch sử, theo sự tiến hóa của văn minh nhân loại, cũng thay đổi và “nâng cấp” theo thời gian, càng lúc càng mị dân và được ngụy trang tinh vi hơn.
Mỹ xâm lược Việt Nam là xâm lược kiểu thực dân mới. Theo đó, ông chủ đứng ngoài thu lợi, quan sát, kiểm soát. Còn phần quản lý thuộc trách nhiệm của ngụy quyền bản địa, chứ giặc xâm lược không trực tiếp bắt tay vào làm như thực dân cũ. Tương tự như người đạo diễn đứng ngoài điều khiển, chỉ đạo, các diễn viên cứ thế mà diễn tuồng, đóng kịch. Đến khi diễn viên bất tài vô dụng quá mức, không đảm đương nổi vai diễn, vai trò, thì có khi đạo diễn phải nhảy ra sân khấu làm kép chính luôn, và 58 vạn quân Mỹ, trong giai đoạn 1964-1973, đã tiến vào tham chiến trực tiếp như bọn thực dân cũ, như xâm lăng thời phong kiến.
Do đó nếu chỉ nhìn các cuộc chiến tranh trong lịch sử hiện đại và ngày nay bằng cặp mắt phong kiến lạc hậu, chỉ biết đến các hình thức xâm lược của phong kiến từ xa xưa mấy ngàn năm trước, cứ phải có cùng một hình thức thủ đoạn chính trị, quân sự đó thì mới là xâm lược, thì thật là thiếu sót, lạc hậu, kém cập nhật.
"Thắng làm vua, thua làm giặc"?
Một luận điệu lệch lạc, phi thực tế thường xuất hiện sau ngày Việt Nam chiến thắng: "Được làm vua, thua làm giặc", "lý lẽ và chân lý thuộc về kẻ chiến thắng". Hai câu này đã có từ lâu và cũng đúng phần nào, tuy nhiên, những kẻ phản động đã lấy 2 câu này của người xưa rồi gán ghép bừa bãi và dùng những câu này để bóp méo bản chất của kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của Việt Nam.
Thực tế mà nói, hai câu trên không tuyệt đối đúng: Triệu Đà chiến thắng và có tuyên truyền thế nào thì An Dương Vương cũng không phải là giặc. Phong kiến Trung Hoa chiến thắng và có tuyên truyền đến thế nào thì Trưng Vương, Bà Triệu, Phùng Hưng, Mai Hắc Đế, Lý Nam Đế cũng không là giặc. Lý Phật Tử đã chiến thắng nhưng Triệu Việt Vương cũng vẫn không phải là giặc.
Nhà Minh chiến thắng và có tuyên truyền đến mức nào thì Hồ Quý Ly, Trần Giản Định, Trần Trùng Quang cũng không phải là giặc. Nhà Nguyễn chiến thắng và có tuyên truyền đến mức nào suốt hơn 100 năm thì người dân vẫn xem nhà Tây Sơn là anh hùng, không phải là giặc. Thực dân Pháp và bọn phản động trong thời Pháp thuộc dù có tuyên truyền đến thế nào thì các nghĩa quân cũng không phải là "giặc phiến loạn".
Giặc Pháp, giặc Mỹ và tay sai trong suốt hơn 30 năm chiến tranh, thắng bao nhiêu lần, nhưng dù có tuyên truyền đến mức độ nào thì cũng không biến được cuộc kháng chiến chống Mỹ thành cuộc "nội chiến", "ý thức hệ", "cuộc chiến quốc tế", "cuộc chiến ủy nhiệm". Thực tế lịch sử đã cho thấy: Chân lý không phải lúc nào cũng thuộc về kẻ chiến thắng, mà thuộc về nhân dân, thuộc về chính nghĩa dân tộc.
Chân lý chỉ thuộc về kẻ chiến thắng với điều kiện kẻ chiến thắng đó chính là nhân dân, là dân tộc, và lực lượng quân sự, chính trị mà dân tộc đó, nhân dân đó ủng hộ. Thực tế lịch sử khách quan thì không thể phủ nhận được.
Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Triệu Quang Phục, 11 sứ quân, nhà Hồ, nhà Hậu Trần, nhà Mạc, chúa Nguyễn, chúa Trịnh v.v. đều đã thua nhưng dân tộc Việt Nam không coi họ là giặc, là ngụy.
Còn các triều đình Huế thời Pháp thuộc, ngụy quyền Bảo Đại, Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu v.v. thì dân ta đã gọi họ là ngụy, là giặc ngay trong lúc chưa chiến thắng, ngay trong lúc giặc chưa thua. Trước 1975, khi Mỹ - Việt chưa biết ai thắng ai thua thì dân miền Nam đã gọi ngụy quyền là “ngụy” rồi.
Quan niệm “thắng làm vua, thua làm giặc” cũng không phải lúc nào, thời nào cũng đúng với thực tế, đúng với lịch sử. Quan điểm này chỉ đúng trong những cuộc chiến nội bộ trong thời phong kiến. Trong lịch sử nước ta, giặc Đông Hán, giặc Minh, giặc Pháp từng chiến thắng nhưng họ vẫn mãi là giặc. Họ vẫn là giặc khi bắt đầu cuộc chiến, trong cuộc chiến và sau cuộc chiến, dù thời điểm nào thì vẫn đều là giặc.
Giặc là giặc, ngụy là ngụy, chính là chính, tà là tà, chính nghĩa là chính nghĩa, phi nghĩa là phi nghĩa, tự vệ là tự vệ, xâm lược là xâm lược, nội chiến là nội chiến, chống ngoại xâm là chống ngoại xâm. Những điều này không phụ thuộc vào sự duy ý chí của con người, cảm tính, cảm nghĩ của cá nhân, niềm tin cá nhân của con người, mà nó phụ thuộc vào thực tế lịch sử khách quan và bản chất của các đối tượng tranh đấu trong cuộc chiến đó. Bạn có nghĩ, tin, tuyên truyền cá đi trên bờ thì con cá vẫn lội dưới nước.
Dĩ nhiên trong trường hợp khoa học lịch sử, thì gọi thế nào ít nhiều có phụ thuộc phần nào đó vào góc độ lợi ích của quốc gia dân tộc liên quan, trong trường hợp của Đại Việt - Việt Nam nghìn năm nay thì đều có những tiêu chí rất rõ ràng, khó nhầm lẫn, để đánh giá, nhận định ai là giặc, ai là ngụy. Không thể chỉ vin vào kết quả thắng – thua hay thực lực yếu - mạnh rồi đánh đồng tất cả, đánh tráo khái niệm, cào bằng giá trị, vàng thau lẫn lộn, thiện ác bất phân.
Như tại miền Nam Việt Nam trong khi cuộc chiến vẫn đang diễn ra thì những cụ già từ thôn quê đến thành phố đã gọi Mỹ-ngụy là giặc, họ gọi thế ngay dưới mạng lưới truyền thông, sách báo, hệ thống tuyên truyền, và bộ máy trấn áp khổng lồ và tinh vi của giặc Mỹ và tay sai. Họ thấy khắp miền Nam đều dày đặc người Mỹ, lính Mỹ, “Tây ba lô” da trắng, mắt xanh mũi lõ. Những kẻ mà họ gọi là “chó săn” kia thì khúm núm trước quan thầy Hoa Kỳ, ai được chụp hình chung với người Mỹ là mặt mày tươi rói, kênh kiệu, vênh váo, sáng rỡ hẳn lên, rồi dựa thế của Mỹ lên mặt với đồng bào, cướp bóc, vơ vét, xách nhiễu, quấy rối, gây khó dễ. Thì họ coi Mỹ-ngụy là giặc là chuyện tất nhiên.
Bà con mình thấy bọn Việt gian chỉ đường và thông ngôn, thông dịch cho quân Mỹ đi càn quét khắp miền quê Nam Bộ, đi càn hết làng này sang thôn khác thì không gọi là giặc thì gọi là gì? Liên quan gì đến kết quả ai thắng, ai bại?
Thực dân Pháp đã từng chiến thắng hàng trăm cuộc chiến trong thời Pháp thuộc, từng tiêu diệt hàng trăm lực lượng nghĩa quân, lê máy chém trên khắp đất Việt chặt đầu hàng chục ngàn thủ lĩnh, lãnh tụ, tướng lĩnh của nghĩa quân. Nhưng thực dân Pháp mãi mãi là giặc, các ngụy triều ở Huế thời Pháp thuộc mãi mãi là ngụy, lính khố xanh, khố đỏ là ngụy, bọn tay sai đắc lực của Pháp như Trần Tiễn Thành, Hoàng Cao Khải, Trần Bá Lộc, Nguyễn Thân v.v. luôn luôn là ngụy, chắc chắn là ngụy. Dù bên nào thắng, bên nào thua thì lịch sử vẫn không thay đổi.
Vậy nên không gọi là ngụy thì là gì hả bầy lũ xét lại?

Hãy tôn trọng quyền công dân của ông Thích Minh Tuệ

[CAND] Thời gian gần đây, hiện tượng liên quan ông Lê Anh Tú (Thích Minh Tuệ) tiếp tục gây ồn ào trên mạng xã hội. Mặc dù những thông tin lợ...