Thứ Hai, 16 tháng 7, 2018

PHÁT KIẾN MỚI CỦA GIÁO SƯ NGÔ BẢO CHÂU

 Khoai@
       Ngô Bảo Châu - một cái tên mà khi nhắc đến đã khiến cho hàng vạn người phải ngả mũ kính trọng về khả năng Toán học với 2 Huy chương vàng Toán Olimpic quốc tế năm 1988, 1989 và Huy chương Fields thần thánh qua công trình chứng minh Bổ đề cơ bản cho các dạng tự đẳng cấu do Robert Langlands và Diana Shelstad phỏng đoán; Ngô Bảo Châu được Nhà nước Việt Nam phong đặc cách hàm giáo sư khi mới 33 tuổi (năm 2005). Chưa hết, ông còn vinh dự được trao tặng Huân chương Bắc đẩu Bội tinh của Nhà nước Pháp. Thật vinh hạnh!

          Giáo sư Ngô Bảo Châu hiện nay là thần tượng của rất nhiều người Việt Nam nhất là các bạn trẻ; Sức ảnh hưởng của ông rất là lớn, không chỉ đời thực mà cả trên mạng xã hội facebook với tài khoản là Chau Ngo  có rất đông người theo dõi.
          Nếu như ở đời thật thì giáo sư Ngô Bảo Châu nổi tiếng với các công trình Toán học thì trên không gian mạng, Giáo sư lại nổi tiếng bởi hàng loạt các “phát kiến” về chính trị, địa lý...
          Nói có sách, mách có chứng, vừa qua tài khoản Chau Ngo đã đưa ra một phát kiến vĩ đại chẳng kém gì việc chứng minh Bổ đề Toán học, lần này là về địa lý các anh chị ạ. Giáo sư viết thế này:

“Vùng biển mà chúng ta, người Việt nam gọi là biển Đông thì người Trung Quốc gọi là biển Nam. Đa số bản đồ quốc tế ghi tên vùng biển này là biền Nam Trung Quốc.
Vùng biển nằm giữa Trung Quốc và Nhật Bản thường được ghi tên là biển Nhật Bản, nhưng người Trung Quốc gọi nó là Biền Đông. Người Trung Quốc không thể gọi Biển Đông của chúng ta là Biển Đông vì Biển Đông của họ nằm ở chỗ khác và Biển Đông của ta nằm ở phía nam nước họ.
Cần lưu ý xung đột về tên gọi của các vùng biển dường như chỉ xay ra xung quanh Trung Quốc và một số nước xung quanh được coi là “đồng văn”. Văn hoá Trung hoa coi mình là trung tâm của vũ trụ, các vùng biển và vùng đất xung quanh cần được gọi tên theo vị trí tương đối so với Trung Quốc.
Các nước “đồng văn” đến lượt họ cũng muốn coi mình là trung tâm, đặt tên các vùng đất và vùng biển xung quanh theo vị trí tương đối so với họ.
Tên gọi của một vùng biển là cái cần được người khác chia sẻ, đặt tên theo vị trí tương đối so với mình, kể ra cũng là một cách suy nghĩ tối tăm. May mà người Philippine không gọi biển Đông của chúng ta là Biển Tây.
Nếu có thể được nên tìm một cái tên khác cho vùng biển nằm ở phía đông nước ta. Đừng gọi nó là biển đông, biển nam, hay biển tây. Thiếu gì tên.
Đơn cử: biển Champa. Nếu nghĩ một chút sẽ thấy cái tên này có ý nghĩa lịch sử và nếu chúng ta, người Việt Nam, gọi tên như thế, thì chúng ta sẽ bớt “ đồng văn “ đi một ít, và trở nên văn minh hơn một ít.”

          Quả là Thần thánh, theo logic của Giáo sư tôi kiến nghị như lày:
          - Đối với Trung Quốc: Danh xưng Bắc Kinh phải bỏ đi chữ Kinh vì liên quan tới người Kinh ở Việt Nam.
          - Đối với các bộ tộc Lào anh em, tôi đề nghị thay tên nước vì chữ Lào là một tỉnh Lào cai của Việt Nam.
          - Đối với Thái Lan tôi cũng mạnh dạn đề xuất bỏ đi chữ Thái vì đó là tên một dân tộc ở Việt Nam.
          Và sẽ còn nhiều áp dụng nữa giáo sư ạ.
          Đấy, Giáo sư cứ như thế này có phải là áp dụng vào thực tiễn tốt không, chứ cứ như mấy cái công trình Toán học em chả hiểu và cũng chả áp dụng được gì. Và cũng từ nay, đứa nào mà dám nói Giáo sư kiểu như “ông ấy chỉ giỏi toán thôi, chứ mấy chuyện còn lại nhất là về chính trị thì biết gì mà bàn” là em táng vỡ mồm.
          CẢM ƠN GIÁO SƯ VỀ PHÁT MINH MỚI NÀY./.

Không có nhận xét nào:

Toàn văn Bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khai mạc Hội nghị Trung ương 10 khoá XIII

[CAND] Sáng 18/9, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Thủ đô Hà Nội, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã chủ trì Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành ...