Thứ Sáu, 27 tháng 7, 2018

CÁC TƯỚNG CỦA BỘ CÔNG AN BỊ XEM XÉT THI HÀNH KỶ LUẬT

Ủy Ban Kiểm tra Trung ương vừa thông báo nội dung kết luận kỳ họp 28 từ ngày 24 đến 26/7 do ông Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì.
Tại kỳ họp này, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét, kết luận nội dung về việc kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật, Bộ Công an.
Cụ thể, Ủy ban Kiểm tra Trung ương nêu rõ, Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật (Tổng cục IV) đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và Quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo; thiếu kiểm tra, giám sát, để xảy ra nhiều vi phạm trong quản lý, sử dụng đất an ninh và quản lý tài sản công; bán chỉ định tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, liên kết kinh doanh, cho thuê đất an ninh không đúng quy định pháp luật.
Trung tướng Lê Văn Minh, Ủy viên Đảng ủy Công an Trung ương, Bí thư Đảng ủy, Tổng cục trưởng chịu trách nhiệm người đứng đầu về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy và chịu trách nhiệm cá nhân về những vi phạm, khuyết điểm trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.
Trung tướng Bùi Xuân Sơn, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, nguyên Phó Tổng cục trưởng cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy và chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm trong công tác tham mưu thực hiện quản lý, sử dụng đất an ninh của ngành Công an khi được giao phụ trách lĩnh vực này.
Trung tướng Bùi Văn Thành, Ủy viên Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an trực tiếp phụ trách Tổng cục IV, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục IV cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng cục IV.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng nêu rõ Trung tướng Bùi Văn Thành đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, quản lý, thiếu kiểm tra, giám sát, để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm tại Tổng cục IV.

Thứ trưởng Bộ Công an Bùi Văn Thành đã vi phạm các quy định về bảo vệ bí mật nhà nước và Quy chế làm việc của Bộ Công an
Thứ trưởng Bộ Công an Bùi Văn Thành đã vi phạm các quy định về bảo vệ bí mật nhà nước và Quy chế làm việc của Bộ Công an
Qua kiểm tra, Trung tướng Bùi Văn Thành còn vi phạm các quy định về bảo vệ bí mật nhà nước và Quy chế làm việc của Bộ Công an; ký văn bản của Bộ Công an đề xuất bán chỉ định một số cơ sở nhà, đất an ninh không đúng quy định pháp luật; ký một số văn bản không đúng thẩm quyền được phân công phụ trách.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương cho rằng, những vi phạm của Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật và Trung tướng Lê Văn Minh, Bùi Xuân Sơn là nghiêm trọng, vi phạm của Trung tướng Bùi Văn Thành là rất nghiêm trọng, làm thất thoát tài sản nhà nước, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và ngành Công an, gây bức xúc trong xã hội, đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật.
Trung tướng Nguyễn Văn Chuyên, Phó Bí thư, Chủ nhiệm UBKT Đảng ủy, Phó Tổng cục trưởng; Trung tướng Ksor Nham, Ủy viên Ban Thường vụ, nguyên Chủ nhiệm UBKT Đảng ủy, Phó Tổng cục trưởng; Trung tướng Vũ Thuật, nguyên Phó Bí thư Đảng ủy, nguyên Phó Tổng cục trưởng cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy và chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của cá nhân trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, cần phải tiến hành kiểm điểm, xem xét trách nhiệm theo quy định.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật Trung tướng Bùi Văn Thành, Ủy viên Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật, vì đã có những vi phạm như nêu trên.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng đề nghị Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật Thượng tướng Trần Việt Tânnguyên Ủy viên Đảng ủy Công an Trung ương, nguyên Thứ trưởng Bộ Công an. Trong thời gian giữ cương vị Ủy viên Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, ông Tân đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, ký một số văn bản vi phạm quy định về bảo vệ bí mật nhà nước, gây hậu quả rất nghiêm trọng.
Quang Phong

Thứ Năm, 19 tháng 7, 2018

KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ VỤ NÂNG ĐIỂM THI Ở HÀ GIANG

Liên quan tới vụ việc nâng điểm thi ở Hà Giang, ngày 19/7, Bộ Công an cho biết, cùng ngày Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Hà Giang đã ra Quyết định số 02/QĐKTVA khởi tố hình sự về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” quy định tại Điều 356 Bộ luật Hình sự để điều tra, làm rõ theo đúng quy định của pháp luật.
Theo Bộ Công an, ngày 11/7/2018, kết quả điểm thi Trung học phổ thông Quốc gia năm 2018 được công bố chính thức. Qua thông tin phản ánh nghi ngờ về điểm thi có bất thường tại Hà Giang, ngày 13/7/2018, Ban Chỉ đạo thi Trung học phổ thông Quốc gia đã ban hành Quyết định số 2593/QĐ-BGD&ĐT về việc thành lập tổ công tác của Ban Chỉ đạo thi Trung học phổ thông Quốc gia.
Kết quả kiểm tra, rà soát, chấm thẩm định cho thấy có 114 thí sinh với hơn 330 bài thi, có tổng điểm công bố chênh lệch hơn 1,0 điểm so với điểm chấm thẩm định.
Nhận thấy có dấu hiệu vi phạm pháp luật, được sự hướng dẫn, chỉ đạo của Tổng cục An ninh – Bộ Công an, ngày 19/7/2018, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Hà Giang đã ra Quyết định số 02/QĐKTVA khởi tố hình sự để điều tra.
Trước đó, chiều 17/7, Hà Giang chính thức họp báo công bố thông tin rà soát kết quả thi THPT Quốc gia 2018 ở Hội đồng thi tỉnh Hà Giang.
Qua xác minh cho thấy có dấu hiệu nâng kết quả điểm thi của thí sinh. Có tất cả 114 thí sinh, với hơn 330 bài thi có tổng điểm đã công bố chênh lên hơn 1,0 điểm so với điểm chấm thẩm định. Không ít thí sinh có tổng điểm chênh lên hơn 20 điểm so với điểm chấm thẩm định. Cá biệt có những thí sinh có tổng điểm được làm tăng lên đến 26,8 điểm, thậm chí 29,95 điểm so với điểm chấm thẩm định…

Qua xác minh ban đầu cho thấy ông Vũ Trọng Lương, Phó Trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Giang là người trực tiếp can thiệp vào kết quả thi của thí sinh.

Thứ Hai, 16 tháng 7, 2018

PHÁT KIẾN MỚI CỦA GIÁO SƯ NGÔ BẢO CHÂU

 Khoai@
       Ngô Bảo Châu - một cái tên mà khi nhắc đến đã khiến cho hàng vạn người phải ngả mũ kính trọng về khả năng Toán học với 2 Huy chương vàng Toán Olimpic quốc tế năm 1988, 1989 và Huy chương Fields thần thánh qua công trình chứng minh Bổ đề cơ bản cho các dạng tự đẳng cấu do Robert Langlands và Diana Shelstad phỏng đoán; Ngô Bảo Châu được Nhà nước Việt Nam phong đặc cách hàm giáo sư khi mới 33 tuổi (năm 2005). Chưa hết, ông còn vinh dự được trao tặng Huân chương Bắc đẩu Bội tinh của Nhà nước Pháp. Thật vinh hạnh!

          Giáo sư Ngô Bảo Châu hiện nay là thần tượng của rất nhiều người Việt Nam nhất là các bạn trẻ; Sức ảnh hưởng của ông rất là lớn, không chỉ đời thực mà cả trên mạng xã hội facebook với tài khoản là Chau Ngo  có rất đông người theo dõi.
          Nếu như ở đời thật thì giáo sư Ngô Bảo Châu nổi tiếng với các công trình Toán học thì trên không gian mạng, Giáo sư lại nổi tiếng bởi hàng loạt các “phát kiến” về chính trị, địa lý...
          Nói có sách, mách có chứng, vừa qua tài khoản Chau Ngo đã đưa ra một phát kiến vĩ đại chẳng kém gì việc chứng minh Bổ đề Toán học, lần này là về địa lý các anh chị ạ. Giáo sư viết thế này:

“Vùng biển mà chúng ta, người Việt nam gọi là biển Đông thì người Trung Quốc gọi là biển Nam. Đa số bản đồ quốc tế ghi tên vùng biển này là biền Nam Trung Quốc.
Vùng biển nằm giữa Trung Quốc và Nhật Bản thường được ghi tên là biển Nhật Bản, nhưng người Trung Quốc gọi nó là Biền Đông. Người Trung Quốc không thể gọi Biển Đông của chúng ta là Biển Đông vì Biển Đông của họ nằm ở chỗ khác và Biển Đông của ta nằm ở phía nam nước họ.
Cần lưu ý xung đột về tên gọi của các vùng biển dường như chỉ xay ra xung quanh Trung Quốc và một số nước xung quanh được coi là “đồng văn”. Văn hoá Trung hoa coi mình là trung tâm của vũ trụ, các vùng biển và vùng đất xung quanh cần được gọi tên theo vị trí tương đối so với Trung Quốc.
Các nước “đồng văn” đến lượt họ cũng muốn coi mình là trung tâm, đặt tên các vùng đất và vùng biển xung quanh theo vị trí tương đối so với họ.
Tên gọi của một vùng biển là cái cần được người khác chia sẻ, đặt tên theo vị trí tương đối so với mình, kể ra cũng là một cách suy nghĩ tối tăm. May mà người Philippine không gọi biển Đông của chúng ta là Biển Tây.
Nếu có thể được nên tìm một cái tên khác cho vùng biển nằm ở phía đông nước ta. Đừng gọi nó là biển đông, biển nam, hay biển tây. Thiếu gì tên.
Đơn cử: biển Champa. Nếu nghĩ một chút sẽ thấy cái tên này có ý nghĩa lịch sử và nếu chúng ta, người Việt Nam, gọi tên như thế, thì chúng ta sẽ bớt “ đồng văn “ đi một ít, và trở nên văn minh hơn một ít.”

          Quả là Thần thánh, theo logic của Giáo sư tôi kiến nghị như lày:
          - Đối với Trung Quốc: Danh xưng Bắc Kinh phải bỏ đi chữ Kinh vì liên quan tới người Kinh ở Việt Nam.
          - Đối với các bộ tộc Lào anh em, tôi đề nghị thay tên nước vì chữ Lào là một tỉnh Lào cai của Việt Nam.
          - Đối với Thái Lan tôi cũng mạnh dạn đề xuất bỏ đi chữ Thái vì đó là tên một dân tộc ở Việt Nam.
          Và sẽ còn nhiều áp dụng nữa giáo sư ạ.
          Đấy, Giáo sư cứ như thế này có phải là áp dụng vào thực tiễn tốt không, chứ cứ như mấy cái công trình Toán học em chả hiểu và cũng chả áp dụng được gì. Và cũng từ nay, đứa nào mà dám nói Giáo sư kiểu như “ông ấy chỉ giỏi toán thôi, chứ mấy chuyện còn lại nhất là về chính trị thì biết gì mà bàn” là em táng vỡ mồm.
          CẢM ƠN GIÁO SƯ VỀ PHÁT MINH MỚI NÀY./.

ĐÌNH BẢN TẠM THỜI HOẠT ĐỘNG 3 THÁNG VÀ XỬ PHẠT 220 TRIỆU ĐỐI VỚI BÁO TUỔI TRẺ ONLINE

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa quyết định đình bản tạm thời hoạt động báo Tuổi trẻ Online trong 3 tháng và xử phạt 220 triệu đồng.

Quyết định xử phạt vi phạm hành chính do Cục trưởng Cục báo chí Lưu Đình Phúc ký ngày 16/7 cho hay, báo Tuổi trẻ Online đã thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng trong bài viết “Chủ tịch nước đồng ý cần ban hành Luật biểu tình” đăng ngày 19/6/2018.

Báo Tuổi trẻ Online bị tức quyền sử dụng giấy phép hoạt động 3 tháng
Báo Tuổi trẻ Online bị tức quyền sử dụng giấy phép hoạt động 3 tháng
Cụ thể, báo Tuổi trẻ online đăng nội dung thông tin: “Tiếp xúc cử tri với vai trò đại biểu Quốc hội TP.HCM, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nói ông đồng tình với kiến nghị cử tri cần có Luật biểu tình và hứa báo cáo Quốc hội về nội dung này”. Tuy nhiên, trên thực tế, khi tiếp xúc cử tri tại TP.HCM ngày 19/6 Chủ tịch nước Trần Đại Quang không phát biểu như nội dung thông tin mà báo Tuổi trẻ Online đã đăng tải.
Căn cứ quy định tại điểm a, khoản 5, điều 8, Nghị định số 159/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản, báo Tuổi trẻ Online bị xử phạt 50 triệu đồng và buộc phải cải chính, xin lỗi đối với thông tin sai sự thật.
Về thông tin gây mất đoàn kết dân tộc trong phần bình luận bài viết “Sao trong quy hoạch chưa thấy cao tốc miền Tây?” đăng ngày 26/5/2017, căn cứ quy định tại điểm b, khoản 6, điều 8, Nghị định số 159/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản, báo Tuổi trẻ Online bị xử phạt 170 triệu đồng và bị áp dụng hình phạt bổ sung đình bản tạm thời tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động trong thời hạn 3 tháng. Cùng đó, tờ báo buộc phải cải chính, xin lỗi đối với thông tin gây mất đoàn kết.
Quyết định có hiệu lực từ ngày ký.

Thứ Ba, 10 tháng 7, 2018

VỤ MOBIFONE MUA AVG KHỞI TỐ VỤ ÁN BẮT TẠM GIAM LÃNH ĐẠO CỐT CÁN

Theo nguồn tin của mấy anh nhà báo, Cơ quan điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự Vi phạm quy định của Nhà nước về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng, xảy ra tại Tổng Công ty viễn thông MobiFone. Ngoài ra, Cơ quan điều tra Bộ Công an cũng tống đạt quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh khám xét và bắt tạm giam đối với ông Lê Nam Trà, cựu chủ tịch HĐQT MobiFone, và Phạm Đình Trọng, nguyên Vụ trưởng Vụ Quản lý Doanh nghiệp - Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT), về hành vi nêu trên.
Khởi tố vụ MobiFone mua AVG, bắt tạm giam ông Lê Nam Trà - 1
Ông Lê Nam Trà khi còn đương chức
Các quyết định và lệnh trên đã được Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp phê chuẩn.
Trước đó, tại kỳ họp 26 của UBKTTW từ ngày 28 đến 30-5-2018, UBKTTW đã xem xét, kết luận nội dung kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban cán sự Đảng (BCSĐ) Bộ TT-TT trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện dự án MobiFone mua 95% cổ phần của AVG.
Qua kiểm tra cho thấy những vi phạm của BCSĐ Bộ TT-TT, của ông Nguyễn Bắc Son (nguyên ủy viên Trung ương Đảng, nguyên bí thư BCSĐ, nguyên bộ trưởng Bộ TT-TT), ông Trương Minh Tuấn (Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư BCSĐ, Bộ trưởng Bộ TT-TT), ông Phạm Đình Trọng (Vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp, Bộ TT-TT), của Ban Thường vụ Đảng ủy MobiFone và các ông Lê Nam Trà (nguyên bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên (HĐTV) MobiFone), Cao Duy Hải (Phó Bí thư Đảng ủy, Thành viên HĐTV, Tổng Giám đốc MobiFone) là rất nghiêm trọng; vi phạm của ông Phạm Hồng Hải (Ủy viên BCSĐ, Thứ trưởng Bộ TT-TT) là nghiêm trọng.
Cụ thể, ông Lê Nam Trà, nguyên bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV MobiFone, có nhiều vi phạm rất nghiêm trọng, chịu trách nhiệm chính trong việc HĐTV tổng công ty trình Bộ TT-TT quyết định phê duyệt và tổ chức thực hiện dự án; trực tiếp ký nhiều văn bản liên quan đến dự án trái quy định.
Ông Phạm Đình Trọng, Vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp, Bộ TT-TT, có nhiều vi phạm rất nghiêm trọng trong việc tham mưu cho lãnh đạo Bộ TT-TT lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện dự án.
Các vi phạm này đã làm thất thoát lớn tài sản của Nhà nước, ảnh hưởng xấu đến hoạt động và quá trình cổ phần hóa của MobiFone, đến uy tín của tổ chức Đảng và Bộ TT-TT, gây bức xúc trong xã hội, đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật.
Đến kỳ họp 27 của UBKTTW vào tháng 6-2018, UBKTTW đã xem xét, kết luận: Thi hành kỷ luật bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Lê Nam Trà, nguyên ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ khối doanh nghiệp Trung ương, nguyên bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV MobiFone và ông Phạm Đình Trọng, Đảng ủy viên, Bí thư Chi bộ, Vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp, Bộ TT-TT; cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng đối với ông Cao Duy Hải, Phó Bí thư Đảng ủy, thành viên HĐTV, Tổng Giám đốc MobiFone; khiển trách đối với ông Phạm Hồng Hải, Ủy viên BCSĐ, Thứ trưởng Bộ TT-TT.
Đối với BCSĐ Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, nguyên ủy viên Trung ương Đảng, nguyên bí thư BCSĐ, nguyên bộ trưởng và ông Trương Minh Tuấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư BCSĐ, Bộ trưởng Bộ TT-TT, UBKTTW đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật.
Hôm nay 10-7, tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chủ trì cuộc họp của Ban Bí thư. Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương (UBKTTW) tại tờ trình số 121, ngày 6-7-2018 về việc đề nghị xem xét thi hành kỷ luật BCSĐ Bộ TT-TT nhiệm kỳ 2011 - 2016, Ban Bí thư nhận thấy:
BCSĐ Bộ TT-TT đã vi phạm, khuyết điểm: Chấp hành không nghiêm nguyên tắc tổ chức sinh hoạt Đảng, vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, để Bộ TT-TT và Tổng Công ty Viễn thông MobiFone vi phạm rất nghiêm trọng các quy định của pháp luật trong việc lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện dự án MobiFone mua 95% cổ phần của Công ty Cổ phần Nghe nhìn toàn cầu (AVG), làm thất thoát lớn tài sản của Nhà nước; để một số lãnh đạo bộ vi phạm nghiêm trọng và rất nghiêm trọng trong thực hiện nguyên tắc làm việc và chức trách, nhiệm vụ được giao; chưa kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm kết luận của Thanh tra Chính phủ (TTCP) về dự án trên.
Những vi phạm của BCSĐ Bộ TT-TT là rất nghiêm trọng, đã làm thất thoát rất lớn tài sản của Nhà nước, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động và quá trình cổ phần hoá của MobiFone, đến uy tín của tổ chức Đảng và Bộ TT-TT, gây bức xúc trong xã hội.
Xét nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm; căn cứ Quy định số 263-QĐ/TW, ngày 8-10-2014 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật tổ chức Đảng vi phạm, Ban Bí thư quyết định thi hành kỷ luật BCSĐ Bộ TT-TT nhiệm kỳ 2011 - 2016 bằng hình thức cảnh cáo.

Thứ Hai, 9 tháng 7, 2018

NHỮNG KẺ PHÁ HOẠI ĐẤT NƯỚC ĐỘI LỐT LINH MỤC

       Linh mục là một chức phẩm của Giáo hội Công giáo, là giáo sĩ có quyền thực hiện các lễ nghi tôn giáo trực tiếp cho giáo dân. Linh mục được phân chia thành: linh mục giáo phận và linh mục triều. Tùy theo sự bổ nhiệm của Giám mục hoặc bề trên mà các linh mục có thể đảm nhận các nhiệm vụ như: quản trị một giáo xứ, làm việc cho các cơ quan của giáo hội hoặc đi truyền giáo.


          Theo quy định của Giáo hội Công giáo, linh mục là cộng sự viên đắc lực nhất của giám mục, có nhiệm vụ rao giảng Tin Mừng, dạy dỗ chân lý đức tin và luân lý cùng coi sóc giáo dân ở các giáo xứ. Ấy thế nhưng, sâu chuỗi lại những gì mà các linh mục giáo xứ Thái Hà đã làm trong suốt thời gian qua có thể thấy, công việc chính của họ là rao giảng Tin Mừng, dạy dỗ chân lý đức tin lại đang là công việc phụ, còn tham gia bàn luận chính trị, quốc gia đại sự xem ra mới là công việc chính.

          Người Hà Nội, nhất là người dân khu vực phường Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội có lẽ đã quá quen với chuyện các linh mục Thái Hà bàn chuyện chính trị, quốc gia đại sự trong những năm qua. Hết “thánh lễ” này đến “thánh lễ” khác, tháng này qua tháng khác, núp bóng “thánh lễ cầu nguyện cho công lý và hòa bình”, các linh mục Thái Hà lại biến những buổi thánh lễ này thành những buổi giảng chính trị, bàn luận chính trị, quốc gia đại sự cho các tín hữu, con chiên của mình.

          Mới đây, trong bài giảng “thánh lễ công lý và hòa bình” cuối tháng 6/2018, thay vì rao giảng Tin Mừng, dạy dỗ chân lý, đức tin, những câu chuyện “chính sự”, quốc gia đại sự lại được các linh mục Thái Hà đem ra bàn luận xen lẫn trong bài rao giảng. Lần này, chuyện về Luật An ninh mạng, Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt (gọi tắt là Luật Đặc khu) là vấn đề được các vị cha xứ Thái Hà đem ra bàn luận.

          Chẳng hạn, khi nói tới Luật Đặc khu, các linh mục Thái Hà đã rao giảng rằng: “thay vì hủy bỏ hoàn toàn bộ luật này theo ý nguyện của người dân, nhà cầm quyền Việt nam đang tìm mọi cách gây sức ép lên người dân bắt ký những bản cam kết đồng ý với luật đặc khu để có thể thông qua trong kỳ họp tới. Sự quyết tâm này của nhà cầm quyền cho thấy chính quyền chưa bao giờ vì nước, vì dân. Họ sẵn sàng đánh đổi sự tồn vong của đảng bằng sự tồn vong của dân tộc, của giống nòi”. Điều này cho thấy, các vị linh mục này chưa đọc và chẳng hiểu gì về Luật Đặc khu. Họ vẫn nhìn nhận dự luật này với cái nhìn một chiều, phiến diện, định kiến.

          Hay nói đến Luật An ninh mạng, linh mục Ngô Văn Kha cho rằng, Luật An ninh mạng của Việt Nam, bất chấp những góp ý, những phản biện của rất nhiều cá nhân, tổ chức, của hàng trăm luật sư, đã bấm nút thông qua Luật An ninh mạng - một bộ luật do bộ Công an soạn thảo, sao chép hoàn toàn Luật An ninh mạng của Trung Quốc”, rằng “thay vì bảo vệ an ninh mạng như luật của các quốc gia tiên tiến, nhà cầm quyền Hà Nội đã cố tình sử dụng luật An ninh mạng để tước quyền tự do thông tin, quyền bí mật đời tư của công dân”.

          Dường như các linh mục này vẫn vờ như không hiểu hay cố tình tỏ ra không hiểu. Chẳng chịu bỏ ra chút nơron thần kinh nào để suy nghĩ và tìm hiểu về các nội dung được quy định trong luật. Xem ra cái cách mà những vị linh mục này tìm hiểu về đạo luật này chỉ là sự sao chép, cóp nhặt, hùa theo luận điệu của những kẻ “chống cộng” đăng tải trên các trang mạng phản động.

          Không chỉ linh mục Ngô Văn Kha, chúng ta còn có thể dễ dàng bắt gặp những câu chuyện chính trị, chính sự, quốc gia đại sự được các vị “chủ chăn” khác của nhà thờ Thái Hà, như linh mục Trịnh Ngọc Hiên, Nguyễn Ngọc Nam Phong, Lương Ngọc Quỳnh, Nguyễn Văn Toản... diễn đi diễn lại ngày này qua ngày khác, bài giảng thánh lễ này tới bài giảng thánh lễ khác.

          Nếu ai có chút thời gian hãy dành ít phút để lướt qua trang cá nhân của linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong. Những câu chuyện chính trị, quốc gia đại sự, những lời thóa mạ chính quyền... được linh mục này thường xuyên cập nhật thay cho những lời cầu nguyện, lời rao giảng Tin Mừng, dạy dỗ đức tin.

          Có lẽ với những “sở trường” này, các linh mục Thái Hà nên chuyển sang hoạt động chính trị chuyên nghiệp, thay vì trở thành các vị “chủ chăn”, đại diện cho Thiên chúa, cho giáo hội để giao rằng Tin Mừng, dạy dỗ chân lý, đức tin, truyền đạo theo đúng thiên chức của một vị linh mục.

Thứ Ba, 3 tháng 7, 2018

MỘT NỬA MÙA BÓNG LĂN MỘT NỬA CUỘC ĐỜI ANH RA ĐI


Tính từ đầu mùa World Cup đến nay, lực lượng Công an TPHCM đã triệt phá 16 vụ cá độ bóng đá, bắt giữ 187 đối tượng, thu giữ gần 500 triệu đồng.

Tối 3/7, Công an quận Bình Thạnh, TPHCM cho biết vừa triệt phá tụ điểm cá độ bóng đá núp bóng trong quán cà phê trên đường Bùi Đình Túy (phường 26, quận Bình Thạnh).
Trước đó lúc 21h tối 2/7, khi trận đấu giữa 2 đội tuyển Brazil - Mexico vừa diễn ra 30 phút thì các trinh sát Công an quận Bình Thạnh bất ngờ ập vào quán cà phê Sóng Nhạc trên đường Bùi Đình Túy (phường 26, quận Bình Thạnh).
Thấy bóng dáng công an, hàng chục người tháo chạy nhưng tất cả đều bị khống chế.
Tại hiện trường, công an đã thu giữ nhiều tang vật gồm: phơi ghi độ, tiền mặt, điện thoại, màn hình ti vi, vi tính và xe cộ được phụ vụ cho việc cá cược.
Các đối tượng tổ chức cá độ bóng đá bị bắt giam
Các đối tượng tổ chức cá độ bóng đá bị bắt giam
Điều tra của công an xác định, đối tượng trực tiếp đứng ra tổ chức tụ điểm cá độ này là Nguyễn Phi Quốc Lâm (SN 1988, ngụ tỉnh Đồng Nai). Lâm khai hoạt động cá cược từ ngày khai mạc World Cup đến nay thông qua trang mạng bong88.com.
Trước đó, Phòng PC45, Công an TPHCM cũng khám phá 2 tổ chức cá độ bóng đá World Cup ở địa bàn quận 3 và quận 10.
Cụ thể, lúc 22h15’ ngày 28/6, các trinh sát Đội 5, PC45 phối hợp cùng Công an quận 3 ập vào quán cà phê Pleiku Phố (số 865 Hoàng Sa, phường 9, quận 3) bắt giữ 18 đối tượng đang cá độ bóng đá ăn tiền trận Nhật Bản- Ba Lan và Colombia-Senegal.
Tại hiện trường, cơ quan công an thu giữ gần 100 triệu đồng trong người các con bạc.
Tụ điểm này do đối tượng Mai Quốc Nam (36 tuổi, ngụ quận 3) đứng ra tổ chức. Nam khai nhận, trước khi khai mạc World Cup, Nam lấy trang mạng cá độ bóng đá “bong88.com” để tổ chức cho các con bạc đến quán cà phê cá độ.
Khi con bạc đặt cược, Nam ghi tên và số tiền đặt cược, sau đó nhập số điểm tương ứng với số tiền vào tài khoản của Nam trên trang mạng.
Trước đó không lâu, Đội 5 phối hợp Công an quận 10 cũng khám phá ổ cá độ bóng đá ăn tiền tại quán cà phê Thanh Hà tại số 285/133 Cánh Mạng Tháng 8 (phường 12, quận 10), lập biên bản 24 đối tượng, thu giữ tang vật gần 60 triệu đồng.
Theo Công an TPHCM, tính từ đầu mùa World Cup đến nay, lực lượng Công an TPHCM đã triệt phá 16 vụ cá độ bóng đá, bắt giữ 187 đối tượng, thu giữ gần 500 triệu đồng.

Thứ Hai, 2 tháng 7, 2018

XỬ LÝ CÁN BỘ "KHÔNG CÓ VÙNG CẤM"

Trong hai ngày 27 và 28-6-2018, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 27. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.
Tại kỳ họp này, Uỷ ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
I- Về kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban Thường vụ Đảng ủy Quân chủng Phòng không - Không quân, Bộ Quốc phòng.
1- Ban Thường vụ Đảng ủy Quân chủng Phòng không - Không quân đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc; buông lỏng lãnh đạo, quản lý, thiếu kiểm tra, giám sát, để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm trong quản lý, sử dụng đất quy hoạch cho mục đích quốc phòng chưa sử dụng ngay cho nhiệm vụ quốc phòng vào mục đích kinh tế, liên doanh, liên kết và thực hiện các dự án nhà ở cho quân nhân.
2- Đồng chí Thượng tướng Phương Minh Hòa, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, trong thời gian giữ cương vị Bí thư Đảng ủy, Chính ủy và Phó Bí thư Đảng ủy, Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân, chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy nhiệm kỳ 2010-2015; trực tiếp ký một số văn bản sử dụng đất vào mục đích kinh tế, liên doanh, liên kết không đúng quy định.
3- Đồng chí Trung tướng Nguyễn Văn Thanh, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chính ủy Quân chủng Phòng không - Không quân chịu trách nhiệm người đứng đầu về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy nhiệm kỳ 2010-2015; chịu trách nhiệm trong việc xét duyệt danh sách hưởng chính sách nhà ở, đất ở của quân đội, trong đó có một số trường hợp không đúng đối tượng theo quy định.
Những vi phạm của Ban Thường vụ Đảng ủy Quân chủng Phòng không - Không quân nhiệm kỳ 2010-2015, đồng chí Thượng tướng Phương Minh Hòa và đồng chí Trung tướng Nguyễn Văn Thanh là nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức đảng và quân đội, đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật theo quy định của Đảng.
Các đồng chí trong Ban Thường vụ Đảng ủy Quân chủng Phòng không - Không quân nhiệm kỳ 2010-2015 cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy và chịu trách nhiệm trực tiếp về những vi phạm, khuyết điểm của cá nhân. UBKT Trung ương đề nghị Thường vụ Quân ủy Trung ương chỉ đạo kiểm điểm, xem xét trách nhiệm các cá nhân có liên quan.
II- Xem xét, thi hành kỷ luật Ban cán sự đảng (BCSĐ) Bộ Thông tin và Truyền thông và các cá nhân liên quan về các vi phạm, khuyết điểm đã được kết luận tại kỳ họp 26 của UBKT Trung ương.
Xét nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm; căn cứ các quy định của Đảng về xử lý kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên vi phạm, UBKT Trung ương quyết định:
- Thi hành kỷ luật bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng đối với đồng chí Lê Nam Trà, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối doanh nghiệp Trung ương, nguyên Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Mobifone và đồng chí Phạm Đình Trọng, Đảng ủy viên, Bí thư Chi bộ, Vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp, Bộ Thông tin và Truyền thông; cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng đối với đồng chí Cao Duy Hải, Phó Bí thư Đảng ủy, Thành viên Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc Tổng công ty Mobifone; khiển trách đối với đồng chí Phạm Hồng Hải, Ủy viên BCSĐ, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.

- Đối với BCSĐ Bộ Thông tin và Truyền thông, đồng chí Nguyễn Bắc Son, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư BCSĐ, nguyên Bộ trưởng và đồng chí Trương Minh Tuấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư BCSĐ, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, UBKT Trung ương đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật.

III- Xem xét, thi hành kỷ luật Ban Thường vụ Đảng ủy Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và các cá nhân liên quan về các vi phạm, khuyết điểm đã được kết luận tại kỳ họp 26 của UBKT Trung ương.
Xét nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm; căn cứ các quy định của Đảng về xử lý kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên vi phạm, UBKT Trung ương quyết định:
- Thi hành kỷ luật bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng đối với đồng chí Trần Bắc Hà, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị; cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng đối với đồng chí Đoàn Ánh Sáng, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó Tổng Giám đốc; cảnh cáo đối với đồng chí Trần Lục Lang, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó Tổng Giám đốc BIDV.

- Yêu cầu Ban Thường vụ Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương thi hành kỷ luật đối với Ban Thường vụ Đảng ủy BIDV.

IV- Xem xét, thi hành kỷ luật đồng chí Trần Việt Thắng, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối doanh nghiệp Trung ương, Phó Bí thư Đảng ủy Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam.

Trong thời gian giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam và Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Xi măng Hà Tiên 1, đồng chí đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, vi phạm điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty, ký ban hành và tổ chức thực hiện một số quy định về quản lý kinh doanh không đúng thẩm quyền; vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên.
Căn cứ quy định của Đảng về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, UBKT Trung ương đề nghị Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật đối với đồng chí Trần Việt Thắng theo thẩm quyền.
V- Xem xét kết quả giám sát đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy và các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy Hà Nam.
UBKT Trung ương nhận thấy, bên cạnh những ưu điểm, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy Hà Nam còn có một số vi phạm, khuyết điểm trong thực hiện Quy chế làm việc, công tác cán bộ và trong quản lý đất đai.
UBKT Trung ương yêu cầu Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy Hà Nam nghiêm túc kiểm điểm, xem xét trách nhiệm và kịp thời khắc phục, sửa chữa các vi phạm, khuyết điểm nêu trên.
VI- Tại kỳ họp này, UBKT Trung ương đã xem xét, giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng đối với 04 trường hợp; trong đó, giữ nguyên hình thức kỷ luật 03 trường hợp, thay đổi hình thức kỷ luật 01 trường hợp.

SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA CÁC NHÀ ĐÀI QUEN THUỘC TRÊN THẾ GIỚI

Những cái tên như BBC, RFA, VOA, RFI… dường như đã quá quen thuộc với nhiều người. Vậy có ai từng đặt câu hỏi về sự ra đời của những đài này? Ai đứng đằng sau họ? Nguồn tài chính ở đâu? Và sứ mệnh của họ là gì?…
Đáp án mà bài viết đưa ra có lẽ sẽ khiến nhiều người giật mình… “tỉnh ngộ”!.
1. Đài BBC (British Broadcasting Corporation) là thông tấn xã quốc gia của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland. BBC được thành lập năm 1922 do một nhóm các công ty viễn thông cho tới các dịch vụ tin tức phát thanh truyền hình. Buổi phát thanh truyền tin tức đầu tiên vào 14 tháng 11 năm 1922. Công ty, với John Reith là tổng quản lý, trở thành BBC năm 1927 khi nó được thừa nhận sự hợp nhất. BBC bắt đầu truyền tin bằng hình năm 1932 và trở thành dịch vụ phổ biến năm 1936. Truyền tin bằng hình ảnh bị dừng lại từ 1-9-1939 tới 7-6-1946 do Thế chiến thứ hai.
Mặc dù nguồn tài chính của BBC dựa vào các nguồn thu từ truyền thông, quảng cáo, nhưng thực chất bên trong họ nhận được nhiều nguồn gián tiếp tài trợ của cơ quan ngoại giao và tình báo MI6 của Vương quốc Anh. Nên BBC đành phải “cắn răng” mà chấp nhận tuân thủ “cuộc chơi” này. BBC là một tập đoàn truyền thông lớn, họ có nhiều chuyên trang tin tức và bằng nhiều thứ tiếng. BBC Tiếng Trung và BBC Tiếng Việt là hai trang bản ngữ lớn nhất của họ. Không hiểu hai quốc gia này có phải là một thị trường tiềm năng của BBC hay không mà họ cũng rất chịu chi cho hai trang này?
BBC vẫn luôn tự nhận mình là một cơ quan báo chí, truyền thông, và luôn thực hiện đúng tôn chỉ của truyền thông là đưa tin trung thực, khách quan?… Thế nhưng, trong tất cả bài viết của đội ngũ cộng tác viên thuộc nhà đài này, ở câu kết bài BBC đều đưa ra một luận điểm: “Bài viết thể hiện quan điểm riêng và cách hành văn của tác giả…”. Thật không hiểu cái cách mà người Anh định nghĩa về truyền thông là thế nào? Nếu họ đồng ý nguyên tắc số 1 của truyền thông là đưa tin trung thực và khách quan thì cớ sao lại đưa ra luận điểm trên. Liệu có phải là sự thoái thác trắng trợn trách nhiệm của ban biên tập tờ báo này đối với những thông tin mà họ đăng tải hay không? Chỉ một câu nói, tưởng như là khách quan, trung thực nhưng thực ra lại uẩn khúc một điều không hề trung thực, khách quan!
Dễ thấy, BBC Tiếng Việt đang cố tình che đậy hết tất cả những điều tốt đẹp, những điểm sáng kinh tế của Việt Nam, mà chỉ chăm chăm giật các tít bài “xoi mói” đời sống chính trị Việt Nam. Nếu là khách quan thì bên cạnh tin tức tiêu cực (nếu đúng) sao không có bất cứ một thông tin nào là tích cực về đời sống chính trị Việt Nam? Phải chăng nền chính trị Việt Nam chỉ có cái gọi là đấu tranh vì “dân chủ”, “tự do tôn giáo”, “bất đồng chính kiến”, “tham nhũng”…? Có lẽ người đài BBC nên học lại bài học đầu tiên về tư cách người làm báo! Tiếc thay, hiện có khá nhiều người Việt Nam vì tò mò bởi những tin tức “độc, hot” nên đã vội tin vào những thông tin từ phía nhà đài BBC.
2. Đài RFA (Á châu tự do-Radio Free Asia) được thành lập trong thời gian Chiến tranh lạnh (1950), dưới sự quản lý của CIA, với mục tiêu chính là tuyên truyền đường lối của Mỹ bằng tiếng địa phương đến các quốc gia Mỹ xem là kẻ thù, tức các nước xã hội chủ nghĩa thời đó. Năm 1971 CIA chuyển quyền điều hành đài RFA sang cơ quan có tên là Board of International Broadcasting (BIB) do tổng thống Mỹ bổ nhiệm và chỉ đạo. Đến năm 1994, Quốc hội Mỹ thông qua dự luật truyền thông quốc tế, và RFA chính thức trở thành một công ty tư nhân. Tuy trên danh nghĩa là một công ty tư nhân, nhưng ngân sách của RFA lại được Quốc hội Mỹ tài trợ dưới sự phân phối của Hội đồng quản trị truyền thông hay BBG (Broadcasting Board of Governors). Hiện nay, RFA phát thanh 9 thứ tiếng qua làn sóng ngắn và internet đến các nước Trung Quốc, Tây Tạng, Miến Điện, Lào, Campuchia, Việt Nam, và CHDCND Triều Tiên.
Sứ mệnh chính thức của BBG là “tiếp tục chương trình truyền thông quốc tế của Mỹ, thiết lập một dịch vụ truyền thông đến người Trung Quốc và các nước Á châu khác. Qua đó truyền bá những thông tin và ý tưởng nhằm phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu trong chính sách ngoại giao của Mỹ… Đối tượng chủ yếu mà RFA nhắm đến là Trung Quốc. Như vậy, tuy mang danh nghĩa là một công tuy tư nhân, nhưng RFA không dấu diếm rằng nó là một công cụ của chính quyền Mỹ, nhằm phục vụ lợi ích và mục tiêu của chính quyền Mỹ. Thật ra, có thể nói không ngoa rằng những người Việt làm việc và điều hành chương trình Việt ngữ của RFA là những người Mỹ con. Cũng không có gì quá đáng khi nói như thế vì họ là công dân Mỹ cho dù có mang dòng máu Việt Nam. Vì là Mỹ con nên chúng ta phải “thông cảm” là họ phải làm có lợi cho Mỹ, đất nước đang dung dưỡng và nuôi nấng họ.
So với các đài Việt ngữ ở nước ngoài do các nhóm người Việt ở Mỹ điều hành, đài RFA tỏ ra thông minh và “có nghề” hơn. Không như các đài Việt ngữ cực đoan chuyên hành nghề chửi bới và xuyên tạc tình hình Việt Nam một cách ngu xuẩn, đài RFA cố gắng tỏ ra có nghiệp vụ hơn: có phóng viên đến Việt Nam thu thập tin tức, phỏng vấn các quan chức trong chính phủ Việt Nam. Để tỏ ra mình là cơ quan ngôn luận nghiêm túc, RFA gọi các quan chức trong chính phủ Việt Nam bằng chức danh rõ ràng. Họ tránh tối đa sử dụng các ngôn từ cảm tính như “Cộng sản Việt Nam”. RFA cũng tránh cách nói xách mé hay xấc láo của các đài Việt ngữ khác hay dùng. Nói chung có lẽ vì do người Mỹ quản lý cho nên RFA thông minh, tinh vi, và tuyên truyền có bài bản.
Với lối làm truyền thông theo kiểu Chiến tranh lạnh, không ngạc nhiên khi phần lớn các chương trình phát thanh của RFA hoàn toàn tập trung vào mục tiêu gây bất ổn định cho Việt Nam. Những chiêu bài mà RFA đặc biệt quan tâm khai thác tối đa là tự do, dân chủ, và tôn giáo. Họ rất thích chơi bẩn Việt Nam bằng cách tung tấm hình Nguyễn Văn Lý bị bịt miệng khi la hét trước tòa, nhưng lại ém nhẹm tấm hình những tù nhân trần truồng ở nhà tù Guantanamo bị chó berger dọa cắn, những bức hình mà tù nhân bị tra tấn dã man. Thậm chí, họ cũng không ngại dựng chuyện, biến từ chuyện không có thật thành những chuyện như thật. Họ không xấu hổ khi sẵn sàng nói sai sự thật. Khách quan của RFA là như thế đó?!.
3. Đài RFI (Radio France internationale) là một đài phát thanh trong hệ thống phát thanh của Nhà nước Pháp, phủ sóng phát thanh tại Paris và toàn thế giới. Với 45 triệu thính giả vào năm 2006, RFI là đài phát thanh quốc tế được đón nghe nhiều thứ 3 trên thế giới, sau BBC và Đài tiếng nói Hoa Kì (VOA), ngang với đài phát thanh Deutsche Welle của Đức.
Đài RFI được thành lập ngày 6-1-1975 theo một đạo luật ban hành vào tháng 8-1974 trên cơ sở các chương trình phát thanh hướng ra ngoài nước Pháp đang có sẵn, và thuộc Radio France. Theo một luật được bỏ phiếu vào ngày 30-9-1986 và được áp dụng vào ngày 1-1-1987, RFI tách khỏi Radio France và trở thành đài phát thanh độc lập, được tài trợ trực tiếp bởi Bộ ngoại giao Pháp. Mục tiêu lúc này không chỉ tập trung vào khối Francophonie mà mở rộng sang Châu Á, thế giới Ả Rập và Iran.
Đài RFI phát sóng chương trình tiếng Việt từ tháng 6-1990. Ban Việt ngữ được chính thức thành lập vào ngày 9-7-1990. Từ tháng 6-2008 trang web tiếng Việt đã được phát triển, mang nhiều thông tin so với trước đó chỉ là thông tin vắn tắt về lịch phát và nghe trực tuyến hoặc tải chương trình phát thanh. Hiện tại RFI phát thanh bằng tiếng Việt 2 giờ mỗi ngày, với chương trình 1 giờ và phát lại 1 giờ.
Nói đến RFI là chúng ta nghĩ ngay đến sự thù hận đối với một số nước, trong đó có Việt Nam, đài này tìm mọi cách xuyên tạc, bóp méo tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa. Gần đây là bài viết xuyên tạc làm xấu đi quan hệ của ba nước Việt Nam–Lào–Campuchia. Đây là một loại đài phát thanh mà đội ngũ biên tập viên chỉ dựa vào chủ yếu những nguồn tin lá cải để biên tập tin tức. Thậm chí không cần biết nguồn gốc cũng như mức độ tin cậy chính xác của nguồn tin đến đâu. Nói cách khác RFI chẳng khác gì “cái loa phường đặt bịa tạc của Châu Á”. Nói theo kiểu “tự do thả phanh” thiếu đi tính chân thực. Bao nhiêu năm ra đời cũng là bao nhiêu năm đưa tin sai sự thật, có nhiều tin tức bị định hướng chính trị của tư bản cũng như bị bơm lên để lừa bịp… Trong đó có việc RFI thường xuyên đưa tin xuyên tạc về tình hình dân chủ nhân quyền tại Việt Nam và một số nước khác nhưng không ai làm gì được. Vì thế nên cần nhìn nhận lại tất cả các bản tin mà RFI phát đi trên thế giới.
4. VOA (VOICE OF AMERICA) ĐÀI TIẾNG NÓI HOA KỲ
Được thành lập năm 1942 thuộc Văn phòng thông tin thời chiến. Năm 1947 VOA phủ sóng phát thanh trên lãnh thổ Liên Xô. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh VOA được đặt dưới sự quản lý của Cơ quan thông tin Hoa Kỳ. Vào những năm thập niên 1989 VOA tăng thêm dịch vụ truyền hình cũng như các chương trình khu vực đặ biệt nhắm và Cuba như Radio Marti, TV Marti...
VOA là 1 trong những cơ quan dưới quyền của Hội đồng quản lý phủ sóng BBG. BBG là 1 cơ quan thuộc Chính phủ Hoa Kỳ và nhận sự tài trợ của Chính phủ Hoa Kỳ. Điều đặc biệt đáng ngờ ở đây chính là VOA bị cấm phát thanh trực tiếp đến công dân Mỹ. Liệu có điều gì mờ ám đằng sau điều luật cấm đó?
Truyền thống của VOA chủ yếu đưa các tin chống các nước Xã hội chủ nghĩa như Liên Xô, các nước Đông Âu Xã hội chủ nghĩa, Việt Nam, Cuba, Triều Tiên...Đối với Việt Nam nói riêng thì VOA tiến hành đăng tải các thông tin chống phá chính quyền nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa nhiều hơn là việc phục vụ chính sách ngoại giao Việt Nam - Mỹ. Các thông tin, luận điệu của VOA đăng tải chứa nội dung kích động, gây mâu thuẫn mất đoàn kết trong nội bộ quần chúng nhân dân với nhà cầm quyền Cộng Sản.
Tóm lại, đứng sau đài BBC là cơ quan Ngoại Giao và cơ quan tình báo MI6 của Vương quốc Anh; Ngân sách của RFA, VOA được Quốc hội Mỹ tài trợ dưới sự phân phối của Hội đồng quản trị truyền thông hay BBG; và RFI được tài trợ trực tiếp bởi Bộ ngoại giao Pháp. Tuy nhiên, sứ mệnh chung của cả bốn đài BBC, RFA, VOA, RFI, là gây xáo trộn xã hội để kích động quấy rối an ninh Việt Nam. Ngay cả những bản tin có vẻ như là “khách quan”, nhưng kỳ thực là được phát thanh cùng với những bản tin ngụy biện và xuyên tạc khác nhằm cho người nghe thấy Việt Nam đang rất lạc hậu và sự lạc hậu là do chế độ. Cái thông điệp mà các nhà đài này hướng đến vẫn là muốn thay đổi chế độ. Thay bằng ai? Bằng những “nhà dân chủ” kiểu Lê Chiêu Thống tân thời mà Mỹ, Pháp, Anh đang cố gắng hà hơi tiếp sức nuôi dưỡng.
Bài viết này muốn nhắc nhở đến những người nào còn lầm tưởng BBC, RFA, VOA, RFI đang đấu tranh cho quyền lợi của người Việt? Rằng BBC, RFA, VOA, RFI là những tổ chức phục vụ cho quyền lợi của Anh, Mỹ, Pháp, và có một nhóm người Việt lưu vong làm việc tại đây góp sức làm suy yếu sự đoàn kết dân tộc của Việt Nam và gây bất ổn chính trị xã hội ở Việt Nam để người nước ngoài có cơ hội “thừa nước đục thả câu”. Những người ở trong nước đã và đang cộng tác với họ hoặc do bị lừa gạt hoặc tự nguyện cần ý thức được rằng BBC, RFA, VOA, RFI -vì sứ mệnh chính trị của họ-chưa bao giờ khách quan, chưa bao giờ có thiện chí với Việt Nam và dân tộc Việt Nam. Do đó, cộng tác với họ cũng đồng nghĩa với việc hợp tác với những người chống lại quyền lợi của Việt Nam.
Nguồn: công dân điện tử

Toàn văn Bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khai mạc Hội nghị Trung ương 10 khoá XIII

[CAND] Sáng 18/9, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Thủ đô Hà Nội, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã chủ trì Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành ...