Thứ Năm, 26 tháng 4, 2018

THÊM MỘT DÂM CHỦ LĨNH ÁN

Sáng nay (24/4/2018), Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An đưa ra xét xử phúc thẩm vụ án Hoàng Đức Bình về các tội “Chống người thi hành công vụ”, “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân".
Theo hồ sơ của các cơ quan chức năng, Hoàng Đức Bình đã có các hành vi vi phạm pháp luật như sau: Trong thời gian sinh sống, làm việc tại TP HCM, Bình đã tham gia một số tổ chức, hội, nhóm chống đối, như “NoU Sài Gòn”, “Phong trào Lao động Việt”.
Ngày 25/12/2015, Hoàng Đức Bình tiến hành rải tờ rơi tại TP HCM và bị Công an TP HCM bắt tạm giữ 24 tiếng, để điều tra hành vi rải tờ rơi lôi kéo người tham gia “Nghiệp đoàn độc lập”; bị phạt vi phạm hành chính 24.000.000 đồng về hành vi vi phạm quy định về tàng trữ, phát hành xuất bản phẩm và sản phẩm in không phải là xuất bản phẩm (Điều 27, Nghị định 159/NĐ-2013 ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực báo chí, xuất bản), nhưng đối tượng Bình không nộp phạt, trốn về Nghệ An.
Sau khi trở về Nghệ An, Hoàng Đức Bình thường xuyên đăng tải, chia sẻ trên Facebook cá nhân những thông tin, tài liệu tuyên truyền nói xấu chế độ, cổ vũ phong trào đa nguyên, đa đảng. Lợi dụng sự cố môi trường biển miền Trung, với tư cách Phó chủ tịch “Phong trào Lao động Việt”, Hoàng Đức Bình đã xúc tiến, thành lập “Hiệp hội ngư dân miền Trung” với ý đồ tạo dựng tổ chức ngoại vi, tập hợp lực lượng, lôi kéo giáo dân, ngư dân miền Trung tham gia vào tổ chức; tìm chọn “hạt nhân” kích động biểu tình, phá rối an ninh trật tự.
Sáng 14/2/2017, Hoàng Đức Bình cùng hàng trăm người xuất phát từ Giáo xứ Song Ngọc, huyện Quỳnh Lưu, đi vào Kỳ Anh (Hà Tĩnh) dưới danh nghĩa khiếu kiện Công ty Formosa. Đoàn người đem theo băng rôn, khẩu hiệu và đi bằng nhiều phương tiện, đi thành hàng 3, hàng 4 gây mất trật tự an toàn giao thông.

Xe ô tô gây cản trở giao thông trên Quốc lộ 1A buộc lực lượng chức năng phải dùng thiết bị chuyên dụng để chở xe ra khỏi hiện trường diễn ra vào ngày 14/2/2017. Ảnh tư liệu

Khi lực lượng cảnh sát giao thông tổ chức phân luồng, ổn định trật tự, Hoàng Đức Bình ngồi trên xe ô tô đã xúi giục tài xế đóng cửa ô tô, không chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát giao thông. Xe ô tô này sau đó dừng ngay trên Quốc lộ 1A, gây ách tắc nghiêm trọng trên tuyến Quốc lộ 1A kéo dài hàng km.
Quá trình đi cùng đoàn người và cả khi ngồi trên xe ô tô, Bình thường xuyên sử dụng điện thoại di động quay và phát trực tiếp các video và lời bình luận lên trang Facebook cá nhân do mình lập ra để vu khống, xuyên tạc sự thật, bôi nhọ các lực lượng chức năng, nhằm mục đích định hướng cho người nghe hiểu sai bản chất sự việc.
Tháng 5/2017, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Nghệ An đã thi hành lệnh bắt tạm giam Hoàng Đức Bình về hai tội danh chống người thi hành công vụ và tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức công dân.
Ngày 6/2/2018, Tòa án nhân dân huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm công khai vụ án hình sự đối với bị cáo Hoàng Đức Bình, sinh ngày 10/2/1983, cư trú tại xã Hưng Trung, huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) về các tội “Chống người thi hành công vụ” và “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”.

Bị cáo Hoàng Đức Bình tại phiên tòa phúc thẩm sáng 24/4/2018.

Tại phiên xử sơ thẩm, Tòa đã tuyên phạt Hoàng Đức Bình 7 năm tù về tội “Chống người thi hành công vụ” và 7 năm tù về tội “Lợi dụng quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích của tổ chức, công dân”. Tổng cộng hình phạt mà Hoàng Đức Bình phải nhận là 14 năm tù.
Ngày 12/2/2018, bị cáo Hoàng Đức Bình làm đơn kháng cáo.
Tại phiên tòa phúc thẩm diễn ra vào sáng 24/4/2018, trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án đã được tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định: đây là vụ án mà bị cáo Hoàng Đức Bình nhận thức rõ việc chống người thi hành công vụ và lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân là vi phạm pháp luật, thiếu trách nhiệm công dân, coi thường pháp luật.
Hành vi của bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức của Nhà nước về quản lý hành chính, gây bất bình trong quần chúng nhân dân. Vì vậy phải áp dụng hình phạt nghiêm minh tương ứng với tính chất phạm tội, cách ly bị cáo ra khỏi đời sống xã hội một thời gian để đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật. Xét tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, bị cáo không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ.

Chủ tọa phiên tòa tuyên án. Ảnh: P.V

Căn cứ vào nhân thân, tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, ý thức chủ quan của bị cáo, nội dung kháng cáo của bị cáo; các ý kiến của người bào chữa, người làm chứng; đề nghị của đại diện Viện kiểm sát tại phiên tòa, Hội đồng xét xử không chấp nhận kháng cáo của bị cáo Hoàng Đức Bình, giữ nguyên bản án sơ thẩm.
Tuyên bố bị cáo Hoàng Đức Bình phạm tội “Chống người thi hành công vụ” và tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”.
Áp dụng điểm c,d khoản 2 điều 257; khoản 2 điều 258; Điều 50 của Bộ luật hình sự: xử phạt bị cáo Hoàng Đức Bình 7 năm tù về tội “Chống người thi hành công vụ” và 7 năm tù về tội “Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức công dân".
Tổng hợp hình phạt, buộc bị cáo Hoàng Đức Bình phải chấp hành hình phạt chung của hai tội là 14 năm tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày tạm giam 15/5/2017. Bản án phúc thẩm có hiệu lực kể từ ngày tuyên án.

Thứ Hai, 23 tháng 4, 2018

"HỘI THÁNH ĐỨC CHÚA TRỜI" BẢN CHẤT VÀ NHỮNG HÀNH ĐỘNG MANG TÍNH CHẤT LỪA ĐẢO



Tổ chức “Hội thánh Đức Chúa Trời” hay “Hội thánh Đức Chúa Trời mẹ” hiện có mặt ở nhiều địa phương trên cả nước, gây ra những hậu quả nghiêm trọng với nhiều gia đình và nhiều vùng quê vốn yên bình trước đó. Nhiều gia đình tan cửa nát nhà; nhiều người bỏ học, bỏ làm để đi theo "tà đạo", tụ tập dụ dỗ, lôi kéo người khác, gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự và làm những điều trái với thuần phong mỹ tục. Những hậu quả ấy dễ dàng nhận ra. Thế nhưng, tại sao tổ chức này lại có thể lôi kéo nhiều đối tượng tham gia và khiến họ mê muội, mất hết lý trí như vậy?
Hội thánh đức chúa trời là gì?
Hội thánh “Đức Chúa trời mẹ” được thành lập bởi Ahn Sahng Hong (1918 – 1985) vào năm 1964 tại Hàn Quốc và hoạt động dưới danh xưng “World Mission Society Church of God” (“Hiệp hội truyền giáo Tin Lành thế giới”). Tuy nhiên, một hội đồng với đại diện các Hội Thánh tại Hàn Quốc đã tuyên bố “World Mission Society Church of God” là một “tà giáo” và nhắc nhở các tín hữu cẩn thận với hoạt động của “tà giáo” này.Tại Việt Nam, Hội thánh “Đức Chúa trời mẹ” xuất hiện vào những năm đầu thế kỷ 21. Việc lan truyền “tà giáo” này đã và đang để lại nhiều vấn đề không tốt cho bản thân và gia đình những người tham gia, đồng thời kéo theo những hệ lụy xấu cho xã hội. Bởi thứ tôn giáo này rao giảng những điều không phù hợp với thuần phong mỹ tục và văn hóa truyền thống của Việt Nam
Với luận điệu ngắn gọn “Đức Chúa trời là đấng tối cao quyền năng, tạo ra các vì sao, các hành tinh và trái đất, tạo ra loài người để cai quản nó. Nay sắp đến ngày tận thế, đức Chúa trời thương xót cho loài người nên mới đi tìm con cái để cứu rỗi. Ai may mắn lắm mới được đức chúa trời cứu, ai không nghe theo sẽ bị hủy diệt. Ai muốn được cứu thì đến để làm lễ vượt qua”. Những ai đã tin vào luận điệu đó thì đến Sion (nơi tụ tập mọi người để sinh hoạt) để làm lễ gồm: lễ chuộc tội là 3 lần/ ngày dâng tiền để đức Chúa trời tha tội và ban phước lành, ai dâng nhiều tiền thì được đức Chúa trời tha nhiều tội và ban nhiều phước lành. Lễ cảm tạ dâng tiền 3 lần/ngày, lễ phụng sự dâng tiền 3 lần/ ngày nhằm phụng sự đức Chúa Jesus đã hy sinh thân mình, đóng đinh treo trên cây thánh giá.
Các đối tượng còn rêu rao rằng:
Đức Chúa trời muốn ta cất của cải ở nước thiên đàng, đó là tấm lòng ta để ở đó.
Đức Chúa trời không cần của cải của chúng ta, vì thế chúng ta phải dâng 1/10 tổng thu nhập hàng tháng để Đức Chúa trời mẹ giữ hộ. Cứ có tiền vào tay phải trích ngay 1/10 để riêng một chỗ để đến ngày thứ 7 đem đến dâng lên “Đức Chúa trời mẹ”(?).
Nghe qua đã thấy những luận điệu đó thật phi lý. Bởi số tiền này dùng để chi vào việc gì thì không ai được biết. Số tiền đưa cho “Đức Chúa trời mẹ” giữ hộ thì ai sẽ quản lý và sử dụng ?. Trong khi những đối tượng mà chúng nhắm đến là những người có nguồn thu nhập ổn định hàng tháng như người nghỉ hưu, sinh viên được bố mẹ gửi tiền ăn học hàng tháng, những người kinh doanh buôn bán…
Những người tham gia vào tổ chức này, sau khi trở thành con chiên với niềm tin rằng “Khi chết đi đức Chúa trời sẽ biến hóa cho các con chiên thăng thiên lên trời, ở nước thiên đàng, sống như tiên, suốt ngày vui chơi, múa hát, không ăn uống, không dùng đến tiền”. Vậy đóng 1/10 thu nhập để “Đức Chúa trời mẹ” giữ hộ để làm gì trong khi không dùng đến tiền ?
Nhiều người đã nhận thấy dấu hiệu bất minh trong việc thu chi tiền bạc, sự hoang đường, mù quáng không có thật nên đã từ bỏ, không tham gia và đã viết đơn tố giác đến cơ quan chức năng. Từ đó có thể thấy giáo lý hoạt động của “Hội Thánh đức Chúa trời mẹ” mang tính chất tà đạo, có biểu hiện mê tín dị đoan, lợi dụng giáo lý để trục lợi cá nhân.“Hội Thánh đức Chúa trời mẹ” là tổ chức chưa được các cơ quan chức năng Việt Nam công nhận là tổ chức tôn giáo. Chính vì thế, việc tham gia hoạt động của tổ chức này là hành vi vi phạm pháp luật. Những người đứng ra tổ chức sinh hoạt, lôi kéo, dụ dỗ người khác tham gia chắc chắn sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Do đó, khi phát hiện các hoạt động của “Hội Thánh đức Chúa trời mẹ” tại địa bàn, người dân cần kịp thời báo cáo cho cơ quan chức năng, tích cực đấu tranh, vạch trần ý đồ gian dối với những đối tượng tuyên truyền, lôi kéo, xúi giục mọi người tham gia vào tổ chức, tránh bị “tiền mất, tật mang”.
x

Thứ Năm, 19 tháng 4, 2018

THÊM NHỮNG CƠ TRƯỞNG HẠ CÁNH KHÔNG AN TOÀN

Ngày 17/4, Bộ Công an phát đi thông báo về việc cơ quan Cảnh sát điều tra đã ra quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam hàng loạt cán bộ liên quan đến vụ án của Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ “nhôm”), trong đó có ông Phan Hữu Tuấn - nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo, Bộ Công an.

cơ quan điều tra đã ra quyết định khởi tố bắt tạm giam bị can Phan Hữu Tuấn (sinh năm 1955, trú tại quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội), nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo, Bộ Công an đã nghỉ hưu, về hành vi “Cố ý làm lộ bí mật nhà nước” quy định tại Điều 337 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Cùng khởi tố bắt tạm giam về tội danh trên còn có ông Nguyễn Hữu Bách, cán bộ Bộ Công an (sinh năm 1963, trú tại quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội).
Khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Trần Văn Minh (sinh năm 1955, trú tại quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng), nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng (2006-2011) về các hành vi “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí” quy định Điều 219 Bộ luật Hình sự năm 2015 và “Vi phạm các quy định của nhà nước về quản lý đất đai” quy định tại Điều 229 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Ra quyết định khởi tố bị can và áp dụng lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Văn Hữu Chiến (sinh năm 1954, trú tại quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng), nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng (2011-2014) về các hành vi “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí” quy định Điều 219 Bộ luật Hình sự năm 2015 và “Vi phạm các quy định của nhà nước về quản lý đất đai” quy định tại Điều 229 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Ra quyết định khởi tố bị can và áp dụng lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Nguyễn Điểu, sinh năm 1958, trú tại quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng, nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên môi trường thành phố Đà Nẵng về hành vi “Vi phạm các quy định của nhà nước về quản lý đất đai” quy định tại Điều 229 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Ra quyết định khởi tố bị can và áp dụng lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Trần Văn Toán (sinh năm 1957, trú tại quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng), nguyên Phó Giám đốc Sở Tài nguyên môi trường thành phố Đà Nẵng về hành vi “Vi phạm các quy định của nhà nước về quản lý đất đai” quy định tại Điều 229 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Ra quyết định khởi tố bị can và áp dụng lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Lê Cảnh Dương (sinh năm 1975, trú tại quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng), Giám đốc Ban xúc tiến và hỗ trợ đầu tư thành phố Đà Nẵng về hành vi “Vi phạm các quy định của nhà nước về quản lý đất đai” quy định tại Điều 229 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Các quyết định và lệnh trên đã được Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp phê chuẩn.
Trước đó cùng ngày, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký quyết định tước danh hiệu Công an nhân dân đối với Phan Hữu Tuấn; Bộ trưởng Bộ Công an đã ký quyết định tước danh hiệu Công an nhân dân đối với Nguyễn Hữu Bách.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an tiếp tục điều tra, mở rộng vụ án làm rõ trách nhiệm của các đối tượng có liên quan, xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
Trước đó, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã và đang điều tra các vụ án “Cố ý làm lộ bí mật nhà nước” và “Trốn thuế”, xảy ra tại TP Đà Nẵng và một số địa phương, liên quan đến bị can Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ “nhôm".

Chủ Nhật, 15 tháng 4, 2018

TRÒ CHƠI MANG TÊN LÀ CHIẾN TRANH DO MỸ KHỞI XƯỚNG

IRAQ
20/3/2003, lực lượng đa quốc gia do Mỹ đứng đầu bất ngờ ném bom Iraq rồi cho lục quân vượt biên giới xâm lược nước này và lật đổ chế độ của Tổng thống Saddam Hussein. Cuộc chiến Iraq năm đó còn được gọi là Chiến tranh Vùng vịnh lần 2 (do Tổng thống Bush con phát động) để phân biệt với Chiến tranh Vùng Vịnh lần 1 diễn ra năm 1991 (dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Bush cha).
chien tranh iraq - bai hoc ve tao co gay chien hinh 12
Nét nổi bật của cuộc chiến này là việc Mỹ đã rất thành công trong việc tạo cớ đưa quân vào Iraq. Khi ấy Mỹ một mực khẳng định rằng Iraq vẫn đang sở hữu và phát triển vũ khí hủy diệt hàng loạt (gồm vũ khí hạt nhân, hóa học và sinh học), đồng thời có liên hệ với tổ chức khủng bố al-Qaeda. Tất nhiên Mỹ và cả Liên Hợp Quốc đã không thể tìm thấy bằng chứng cho điều này ngay trước cuộc chiến. Dù không nhận được nghị quyết phê chuẩn của Liên Hợp Quốc (do thiếu chứng cứ) và bị thế giới phản đối, Tổng thống Mỹ George W. Bush vẫn phát động Chiến tranh xâm lược Iraq dựa trên các cáo buộc của mình.
Mặc dù Iraq đã tỏ ra hợp tác và đã phải rất “khổ sở” cố gắng chứng minh mình “chẳng hề có” vũ khí hủy diệt hàng loạt, Mỹ vẫn không “đoái hoài” và chiến tranh đã xảy đến. Điều trớ trêu là sau khi đã tiến quân vào Iraq và hạ bệ được ông Saddam Hussein, Mỹ và đồng minh của mình vẫn không tài nào tìm được vũ khí hủy diệt hàng loạt ở đây để biện minh cho cuộc chiến.
ến năm 2008, khi sắp sửa kết thúc nhiệm kỳ tổng thống của mình, ông Bush đã thú nhận trên kênh truyền hình ABC (được tờ Guardian dẫn lại) rằng quyết định tiến hành chiến tranh chống lại Saddam Hussein đã dựa trên tin tức tình báo sai và đây là điều hối tiếc lớn nhất trong đời làm tổng thống của ông. Dẫu vậy, ông vẫn bảo vệ quyết định để lại quân Mỹ ở Iraq (phải đến năm 2011 quân Mỹ mới rút hết khỏi quốc gia này). Sang năm 2009, đến lượt Thủ tướng Anh Tony Blair, đồng minh thân cận của Mỹ trong Chiến tranh Iraq, thừa nhận trên BBC rằng dù cho Iraq năm 2003 không có vũ khí hủy diệt hàng loạt thì ông vẫn ủng hộ cuộc chiến nhằm loại bỏ Saddam Hussein.
SISYA
chiến dịch can thiệp quân sự của Mỹ và NATO hồi năm 2011 đã dẫn tới kết cục thảm họa đối với Libya.  Quốc gia Bắc Phi từng một thời thịnh vượng rơi vào hỗn loạn, các tổ chức quân sự liên tục đụng độ đẫm máu để tranh giành 
Ngày 8/3 tổng thống Libya Gaddafi cáo buộc Mỹ và Anh can thiệp vào nội chính của Libya sẽ làm cho tình hình trở nên căng thẳng hơn. Ông còn tuyên bố mục đích của Mỹ và phương Tây khi can thiệp vào Libya chính là trữ lượng dầu mỏ rất lớn của nước này.Phản ứng với thái độ của Tổng thống Libya, Mỹ và Anh đã không ngần ngại che giấu ý định trang bị vũ khí cho phe đối lập ở Libya.
Báo chí phương Tây thống kê hơn 2.000 người thiệt mạng trong những ngày đầu cuộc nổi dậy bùng lên tại thành phố Benghazi nhưng AI sau đó xác định chỉ có 233 người thiệt mạng trên toàn Libya. Tổ chức Giám sát Nhân quyền (HRW) cũng xác định trong chiến sự ở thành phố Misura, quân đội Gadhafi không tấn công thường dân và chỉ 257 người thiệt mạng.
NATO tuyên bố mục tiêu bảo vệ thường dân nhưng thực tế ý đồ chính là lật đổ Gadhafi. Các bằng chứng cho thấy máy bay NATO bắn phá dữ dội các vị trí của lực lượng Gadhafi bất chấp sự hiện diện của thường dân.
NATO cũng hỗ trợ các nhóm nổi dậy. Họ liên tục bác bỏ nhiều đề xuất ngừng bắn của chính quyền Gadhafi trong khi các đề xuất này có thể giúp chấm dứt bạo lực và ngăn cảnh thường dân đổ máu. Khi NATO chính thức can thiệp giữa tháng 3/2011, quân đội Gadhafi đã giành lại quyền kiểm soát phần lớn Libya. Số người thiệt mạng chỉ là 1.000.
Nhưng sự xuất hiện của NATO đã tạo điều kiện cho các nhóm nổi dậy phản công, khiến cuộc nội chiến kéo dài thêm 7 tháng làm ít nhất 7.000 người nữa thiệt mạng. Các tổ chức Hồi giáo cực đoan bị áp chế dưới thời Gadhafi được dịp tung hoành. Cả kho vũ khí của quân đội Gadhafi, bao gồm 15.000 tên lửa đất đối không, rơi vào tay Hồi giáo cực đoan.
Và thế là Libya rơi vào biển máu. Một chiến dịch lấy lý do nhân đạo trở thành công cụ giết người, thao túng quyền lực, do đó dẫn tới sự hỗn loạn. Hơn 5 năm đã trôi qua, Libya vẫn đang là lò lửa nóng bỏng ngay sát sườn châu Âu. 

Thứ Sáu, 13 tháng 4, 2018

THÀNH VIÊN CỦA HỘI ANH EM DÂN CHỦ LĨNH ÁN " HOẠT ĐỘNG LẬT ĐỔ CHÍNH QUYỀN NHÂN DÂN"

Ngày 12/4/2018 Toà án Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh mở phiên toà sơ thẩm xét xử bị cáo Trần Thị Xuân (42 tuổi, trú xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) với hành vi " Hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân" theo khoản 1, Điều 79, Bộ Luật hình sự. Hội đồng xét xử đã tuyên phạt bị cáoh Trần Thị Xuân 9 năm tù giam, hình phạt bổ sung 5 năm quản chế nơi cư trú sau khi chấp hành xong hình phạt 
Vậy Trần Thị Xuân là ai ?
Tháng 5-2016, thông qua một số người quen và mạng xã hội, Trần Thị Xuân đã kết nối với đối tượng Nguyễn Trung Trực (trú tại Thạch Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình), kẻ được biết đến là “Trưởng ban điều hành Chi hội anh em dân chủ miền Trung”. Đối tượng này đã bị Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Quảng Bình bắt ngày 4-8-2017 để điều tra về hành vi Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Qua Nguyễn Trung Trực, Trần Thị Xuân được bầu làm “Phó Ban điều hành chi hội Anh em dân chủ miền Trung”, có nhiệm vụ móc nối, tuyển lựa các đối tượng khác vào tổ chức, nhằm mục đích chống phá Đảng, Nhà nước và chính quyền nhân dân các cấp.
Dưới sự điều khiển của các đối tượng cầm đầu trong hội "anh em dân chủ", và được sự hậu thuẫn của các tổ chức phản động trong và ngoài nước, Trần Thị Xuân hoạt động ngày càng tích cực thực hiện ý đồ chống phá và lật đổ chính quyền. Xuân đã nhận 170 triệu đồng của tổ chức khủng bố, phản động lưu vong ở nước ngoài và các đối tượng cực đoan trong nước để lôi kéo, móc nối với các đối tượng khác trên địa bàn cùng tham gia các hội, nhóm chống đối nhằm khuyếch trương cho cái gọi là xây dựng xã hội “dân chủ”. 
Ngày 3/4/2017, Xuân đã tham gia tụ tập đông người, gây rối tại trụ sở làm việc UBND huyện Lộc Hà. Xuân đã trực tiếp cầm micro hô hét, kích động người dân đập phá tài sản, gây mất an ninh trật tự, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của huyện Lộc Hà nhiều giờ
Kết quả hình ảnh cho trần thị xuân
Trước đó ngày 30-7-2017, Cơ quan ANĐT Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với 6 bị can trong vụ án Nguyễn Văn Đài cùng đồng bọn trong tổ chức “Hội anh em dân chủ” hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” xảy ra tại Hà Nội và một số địa phương khác về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, quy định tại Điều 79 Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Ngày 5/4/2018 TAND T.P Hà nội đã tuyên tổng cộng 66 năm tù đối với  Nguyễn Văn Đài (SN 1969, trú tại P302, Z8 tập thể Bách Khoa, phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội); Lê Thu Hà, (SN 1982, tạm trú tại số 10 Đoàn Trần Nghiệp, phường Bùi Thị Xuân, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội); Phạm Văn Trội, (SN 1972, trú tại thôn Kỳ Dương, xã Chương Dương, huyện Thường Tín, TP. Hà Nội); Nguyễn Trung Tôn (SN 1972, trú tại thôn Yên Cổ, xã Quảng Yên, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa); Trương Minh Đức (SN 1960, trú tại phường 15, quận 8, TP. HCM); Nguyễn Bắc Truyển (SN 1968, trú tại phường 6, quận Tân Bình, TP. HCM)
Như vậy Trần Thị Xuân, Lê Thu Hà, Nguyễn Văn Đài, Phạm Văn Trội...đã phải chịu sự trừng trị nghiêm khắc của pháp luật trước hoạt động xâm phạm nghiêm trọng đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.

Thứ Tư, 11 tháng 4, 2018

HỘI ANH EM DÂN CHỦ “CON CÔN TRÙNG GÂY HẠI”

 “Hội Anh em dân chủ” núp dưới cái bóng gọi là “dân chủ” nhưng bản chất của hội là một tổ chức phản động Mục đích của hội này là xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, thay đổi thể chế chính trị xã hội hiện tại của Việt Nam.
Những cái tên nổi lên trong hội này bao gồm: Trần Thị Xuân, Nguyễn Văn Túc, Phạm Văn Trội, Đinh Nhật Uy thành lập " Hội anh em dân chủ", đưa lên mạng xã hội dự thảo, cương lĩnh, điều lệ và logo. cơ quan tuyên truyền: Fanpage Hội anh em dân chủ - Brotherhood for Democracy (https://www.facebook.com/anhemdanchu/)
Các admin điều hành fanpage gồm: Nguyễn Văn Đài (FB David Nguyen, Luật sư nhân quyền, Lsu Nguyễn Văn Đài), Nguyễn Trung Tôn ( FB Trung Ton, Nguyen Trung Ton), Phạm Văn Trội (FB Chinh Minh), Ủy viên Trung ương tổ chức khủng bố Việt Tân Hà Đông Xuyến; Bí danh: Nguyễn Duy Nhiên, H2; Sinh ngày 23/9/1965; Quốc tịch: Mỹ
Tài chính của tổ chức phản động "Hội anh em dân chủ" do tổ chức khủng bố Việt Tân, các cá nhân, tổ chức phản động lưu vong tại Mỹ, Úc... cung cấp trực tiếp cho Nguyễn Văn Đài và Phạm Văn Trội, sau đó căn cứ vào "hiệu quả" của hoạt động chống phá Trội và Đài sẽ phân phát.
Trong vòng 4 năm qua. "Hội anh em dân chủ" đã phát triển một cách khá nhanh khi chúng tham gia các hoạt động được chúng gọi là "dân chủ", "quyền con người" như biểu tình, phá phách, gây rối, lừa bịp quần chúng nhân dân, móc nối kích động tầng lớp thanh niên, đặc biệt là sinh viên còn non và xanh để chúng nhồi nhét tư tưởng cực đoan chống đối.
Với những hoạt động chống đối của "Hội anh em dân chủ", ngày 30/7/2017 vừa qua, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với nhiều bị can trong vụ án "Nguyễn Văn Đài cùng đồng bọn hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" xảy ra tại Hà Nội và một số địa phương khác bao gồm các đối tượng cộm cán  của "Hội anh em dân chủ": Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Hà, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Bắc Tuyển, Nguyễn Trung Trực, Trương Minh Đức... ngày 5 tháng 4 năm 2018, Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội cũng tuyên tuyên tổng cộng 66 năm tù đối với 6 thành viên trong "Hội anh em dân chủ", bao gồm Nguyễn Văn Đài, Lê Thu Hà, Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Bắc Truyển. Ngày 10/4/2018, Tòa án Nhân dân tỉnh Thái Bình đã mở phiên xét xử ông Nguyễn Văn Túc với tội danh "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" theo Điều 79 BLHS. Ông Túc đã bị kết án 13 năm tù giam, 5 năm quản chế.
Như vậy, với hoạt động gây nguy hại đến an ninh quốc gia của "Hội anh em dân chủ" không những cái tên trên bị truy tố trước pháp luật mà đang còn nhiều cái tên khác nữa phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động sai trái của bản thân.

BỘ MẶT THẬT CỦA PHÁP LUÂN CÔNG "PHÁP LUÂN ĐẠI PHÁP"


Thứ Ba, 10 tháng 4, 2018

Dân phản đối tăng thuế môi trường xăng dầu vì thiếu minh bạch


Dân trí “Thông thường ngành thuế và Nhà nước không giải trình được tăng thuế như thế để làm gì, thiếu minh bạch về vấn đề sử dụng quỹ ấy khiến cho cứ mỗi lần đề xuất tăng thuế là bị dư luận phản ứng”.

Đây là khẳng định của chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan xung quanh đề xuất tăng thuế môi trường đối với xăng dầu vừa được Bộ Tài chính đưa ra mới đây.
Vì đâu "hiệu ứng domino" phản ứng tăng thuế
Bà Lan cho rằng: Người dân sẽ hoàn toàn ủng hộ Chính phủ, bộ ngành nếu biết lý do tăng thuế môi trường đối với xăng dầu là gì? Hiệu quả môi trường của việc tăng thuế môi trường đó ra làm sao, ai sử dụng và đo lường hiệu quả ấy, còn hiện nay là rất tù mù.

Chuyên gia Phạm Chi Lan: Tăng thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu còn thiếu minh bạch
Chuyên gia Phạm Chi Lan: Tăng thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu còn thiếu minh bạch
Thứ hai, theo bà Lan, người dân luôn tự hỏi tăng thuế môi trường thì ai được lợi? Nếu chứng minh được phục vụ cho người dân, minh bạch cách chi thì tôi khẳng định người dân sẽ đồng tình và sẵn sàng vì Nhà nước.
"Cái khổ của chúng ta lâu nay là thiếu minh bạch, không thuyết phục trong chi tiêu. Cái cần nhất hiện nay là phải giảm chi, giảm biên chế. Tất nhiên cái này rất khó nhưng đã đến lúc phải làm quyết liệt để tinh giảm bộ máy, đo lường hiệu quả cán bộ như doanh nghiệp", bà Lan nói.
Chuyên gia Phạm Chi Lan chia sẻ: "Chừng nào ghế ngồi trong cơ quan nhà nước còn gắn liền với tiền, quyền lực thì những đề xuất tăng thuế sẽ bị phản ứng. Người dân sẽ nghĩ ngay số tiền đó để chi tiêu cho bộ máy".
TS Phạm Sỹ Thành, Giám đốc Chương trình Nghiên cứu Trung Quốc của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho biết: Nếu đánh thuế môi trường để giảm tiêu dùng, hạn chế sử dụng sản phẩm đó thì phải đánh vào than, mặt hàng ô nhiễm hơn xăng dầu rất nhiều. Tuy nhiên, Bộ Tài chính không làm như vậy vì thu thuế xăng dầu dễ hơn, dù xăng dầu gây ô nhiễm ít hơn than.
TS Thành cho rằng: Nếu tiếp tục tăng thuế môi trường với xăng dầu, điều này đồng nghĩa mục tiêu hạn chế tiêu dùng sản phẩm ô nhiễm, tiêu dùng xanh không đúng trúng, đúng.
Người dân, doanh nghiệp nội phải "cõng" thu hộ FDI và hàng nhập
TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện VEPR cho rằng: Muốn người dân tin và không phản ứng với kiến nghị tăng thuế thì cách làm tốt nhất là tạo minh bạch và giải trình tốt chính sách.

TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện VEPR: Cách làm tốt nhất là tạo minh bạch và giải trình tốt chính sách
TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện VEPR: "Cách làm tốt nhất là tạo minh bạch và giải trình tốt chính sách"
Ông Thành cho rằng: Nhiệm vụ quan trọng nhất vẫn là giảm chi cho bộ máy, từ đó mới giảm áp lực thu. Theo thống kê, chi thường xuyên trong quý I/2018 chiếm 75,6% tổng chi ngân sách, trong khi chi cho đầu tư, phát triển chỉ chiếm 14,2%, số chi này chậm được cải thiện và ngốn tiền ngân sách lớn.
Gần đây bộ máy chúng ta có cải cách, sát nhập 4 - 5 đoàn thể lớn thành một khối; quyết tâm cải cách của các bộ như Bộ Công an, Bộ Tài chính nữa… Mặc dù chưa có những bước tiến lớn song chúng ta cũng kỳ vọng sẽ có chuyển biến tích cực để cần đồng hành với Chính phủ, bộ ngành và tạo hiệu ứng lan rộng, từ đó giảm chi, giảm thu.
Theo TS Thành, thâm hụt ngân sách vì bỏ thuế khi hội nhập hoặc ưu đãi cho FDI là nguyên nhân khiến ngân sách thất thu và tăng thu nội địa cao. Bài toán của Việt Nam phải giải như rất nhiều nước khác đó là: xung đột giữa tự do trong nước và tự do hội nhập quốc tế.
Ông Thành cho rằng: Khi Việt Nam muốn phát triển, chúng ta phải thu hút FDI, ưu đãi thuế cho họ, tuy nhiên đằng sau đó là bất bình đẳng và kém cạnh tranh khu vực kinh tế trong nước so với FDI.
"Các chuyên gia thế giới cho biết, trước khi tự do hóa quốc tế thì phải tự tạo tự do hoá, cạnh tranh khốc liệt ở trong nước. Điều đó các doanh nghiệp lớn lên nhờ cạnh tranh như nhau, đến khi lớn lên rồi thì mở cửa cảm thấy bình thường", ông Thành nói.
Còn Việt Nam không được như thế, theo ông Thành, Việt Nam cạnh tranh khu vực tư nhân, trong nước yếu kém, đuối sức với doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp Nhà nước. Khi mở cửa, lại bị áp lực bên ngoài tác động vào khiến nền kinh tế ngày càng phân hoá. Trong khi đó khu vực trong nước đóng thuế nặng nề, người dân bị tăng thu trong khi khu vực FDI vẫn được miễn giảm thuế, phí.
Nguyễn Tuyền (Báo Dân Trí)

NGÀY HỘI CỦA CAVE


Ngay sau khi hội thảo về mại dâm dược tổ chức tại Hà Nội, Hiệp hội Cave Việt Nam lập tức mời các đại diện cave trên toàn quốc đến Đồ Sơn dự buổi tọa đàm. Đồng chí chủ tịch Hiệp hội đằng hắng ba lần, ra hiệu tất cả trật tự rồi nghiêm trang phát biểu.
"Kính thưa các đồng chí! Mặc dù mại dâm chưa được thừa nhận là một ngành nghề, nhưng cùng với sự phát triển và vận động không ngừng của cuộc sống, muốn hay không, chúng ta vẫn tồn tại như một vấn đề hiện hữu của xã hội, e hèm..."
Tiếng vỗ tay rào rào như mưa. Khắp hội trường xôn xao lời tán thưởng của các đại biểu: "điz mẹ nói hay lắm", "phát biểu chuẩn vãi loz". Đồng chí chủ tịch nhấp ngụm rượu ba kích, chép miệng nói tiếp.
"Thưa các nữ đồng chí! Đến dự buổi tọa đàm hôm nay, tôi xin trân trọng giới thiệu sự có mặt của đại diện phò Đồ Sơn, phò Quất Lâm, phò Cầu Rác và phò Xuân Thành. Như chúng ta đã biết, nếu thừa nhận mại dâm là một nghề được hợp thức hóa, chúng ta sẽ phải có ông tổ nghề, tiêu chuẩn nghề, có bộ giáo trình nghề, trường nghề, để giảng dạy, đào tạo ra các thế hệ cave ưu tú giỏi việc chén, đảm việc nhà. Thưa các đồng chí! Đây là cơ hội nhưng cũng là thách thức đối với hiệp hội chúng ta, vì nó sẽ đặt ra các điều kiện tiêu chuẩn mang tính đặc thù".
Hội trường râm ran một lúc. Các đại biểu vừa cắn hướng dương, uống bò húc vừa sôi nổi đưa ra các ý kiến. Nữ đại biểu đến từ hội phò Đồ Sơn phát biểu.
"Theo tôi tổ nghề thì ta cứ đề xuất đồng chí Tú Bà làm bà tổ vì những cống hiến không biết mệt mỏi trong suốt quá trình khai sáng cho các thế hệ gái làng chơi của đồng chí ấy. Đồng thời ta sẽ lấy luôn ngày 9/3 làm Ngày phò VN để ghi nhận công lao to lớn của lớp lớp biết bao chị em làm gái đã bị bắt, tống vào trại phục hồi nhân phẩm và ngã xuống trong sự nghiệp làm phò đầy gian khổ".
Hội trường nổ tung như pháo trước phát biểu chân tình nhưng cũng đầy tính văn học của đại biểu đến từ Đồ Sơn. "Tổ sư, chém hay vãi card", "Phát biểu như này mới phát biểu chứ, nghe mà mát hết cả loz chúng mày nhỉ". Ngay sau đó, đại biểu đến từ Quất Lâm xin được tiếp lời.
"Thưa các đồng chí! Giáo trình giảng dạy theo tôi ta tạm thời đưa hai cuốn "Truyện Kiều" của tiến sỹ Nguyễn Văn Du và "Làm đĩ" của giáo sư Vũ Văn Phụng vào nhà trường để giảng dạy. Tôi mặc dù là phò thật nhưng có những câu thơ của tiến sỹ Du đọc từ nhỏ nhưng tôi nhớ đến giờ, ví dụ "Này con thuộc lấy nằm lòng, vành ngoài bảy chữ, vành trong tám nghề. Chơi cho liễu chán hoa chê, cho lăn lóc đá cho mê mẩn đời", nói thật thưa các quý vị đại biểu thơ thế mới là thơ chứ, hay vãi loz, đéo như ba cái loại thơ hũ nút của bọn thi sỹ rởm đời bây giờ, đọc lên đéo hiểu chúng nó nói cái con card gì"
Lại vỗ tay. Hoa tung tới tấp. Đồng chí chủ tịch hiệp hội phải đưa tay ra hiệu im lặng để giữ sự tôn nghiêm và trang trọng của cuộc tọa đàm.
"Đồng chí đại biểu Quất Lâm phát biểu hay lắm nhưng lần sau ý tứ chút, đồng chí hạn chế nói bậy trong lúc đăng đàn kẻo bọn lều báo đạo đức giả chúng nó lại vu cho chúng ta là phát ngôn phản cảm, mặc dù chúng nó ngoài đời đa số sống như loz."
Sau khi nghe các đại biểu trình bày tổng cộng 69 bài tham luận, 96 ý kiến đóng góp trực tiếp, ban cán sự hiệp hội thống nhất một số điểm như sau:
Nếu nghề cave được thừa nhận, sẽ thành lập hiệp hội chính thức, lấy Tú Bà làm tổ nghề, đồng thời đưa hại bộ giáo trình nói trên làm tài liệu giảng dạy, ngoài ra đề xuất thêm hai cuốn dâm thư "Cô giáo Thảo" và "Chú Kim" vào thư viện để sinh viên khoa cave đọc thêm. Song song với đó hàng năm sẽ cho tổ chức các cuộc thi ví dụ như "Người đẹp làng chơi", "Bàn tay vàng" hoặc "Đệ nhất Oral sex", nhằm tôn vinh vẻ đẹp cũng như biểu dương những tấm gương người tốt việc tốt trong hiệp hội.
Buổi tọa đàm đã thành công cực kỳ tốt đẹp, các đại biểu sau đó đã được mời lên Trần Duy Hưng hát karaoke và tham quan các mô hình làng nghề tại đây.

Toàn văn Bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khai mạc Hội nghị Trung ương 10 khoá XIII

[CAND] Sáng 18/9, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Thủ đô Hà Nội, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã chủ trì Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành ...