Chủ Nhật, 15 tháng 4, 2018

TRÒ CHƠI MANG TÊN LÀ CHIẾN TRANH DO MỸ KHỞI XƯỚNG

IRAQ
20/3/2003, lực lượng đa quốc gia do Mỹ đứng đầu bất ngờ ném bom Iraq rồi cho lục quân vượt biên giới xâm lược nước này và lật đổ chế độ của Tổng thống Saddam Hussein. Cuộc chiến Iraq năm đó còn được gọi là Chiến tranh Vùng vịnh lần 2 (do Tổng thống Bush con phát động) để phân biệt với Chiến tranh Vùng Vịnh lần 1 diễn ra năm 1991 (dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Bush cha).
chien tranh iraq - bai hoc ve tao co gay chien hinh 12
Nét nổi bật của cuộc chiến này là việc Mỹ đã rất thành công trong việc tạo cớ đưa quân vào Iraq. Khi ấy Mỹ một mực khẳng định rằng Iraq vẫn đang sở hữu và phát triển vũ khí hủy diệt hàng loạt (gồm vũ khí hạt nhân, hóa học và sinh học), đồng thời có liên hệ với tổ chức khủng bố al-Qaeda. Tất nhiên Mỹ và cả Liên Hợp Quốc đã không thể tìm thấy bằng chứng cho điều này ngay trước cuộc chiến. Dù không nhận được nghị quyết phê chuẩn của Liên Hợp Quốc (do thiếu chứng cứ) và bị thế giới phản đối, Tổng thống Mỹ George W. Bush vẫn phát động Chiến tranh xâm lược Iraq dựa trên các cáo buộc của mình.
Mặc dù Iraq đã tỏ ra hợp tác và đã phải rất “khổ sở” cố gắng chứng minh mình “chẳng hề có” vũ khí hủy diệt hàng loạt, Mỹ vẫn không “đoái hoài” và chiến tranh đã xảy đến. Điều trớ trêu là sau khi đã tiến quân vào Iraq và hạ bệ được ông Saddam Hussein, Mỹ và đồng minh của mình vẫn không tài nào tìm được vũ khí hủy diệt hàng loạt ở đây để biện minh cho cuộc chiến.
ến năm 2008, khi sắp sửa kết thúc nhiệm kỳ tổng thống của mình, ông Bush đã thú nhận trên kênh truyền hình ABC (được tờ Guardian dẫn lại) rằng quyết định tiến hành chiến tranh chống lại Saddam Hussein đã dựa trên tin tức tình báo sai và đây là điều hối tiếc lớn nhất trong đời làm tổng thống của ông. Dẫu vậy, ông vẫn bảo vệ quyết định để lại quân Mỹ ở Iraq (phải đến năm 2011 quân Mỹ mới rút hết khỏi quốc gia này). Sang năm 2009, đến lượt Thủ tướng Anh Tony Blair, đồng minh thân cận của Mỹ trong Chiến tranh Iraq, thừa nhận trên BBC rằng dù cho Iraq năm 2003 không có vũ khí hủy diệt hàng loạt thì ông vẫn ủng hộ cuộc chiến nhằm loại bỏ Saddam Hussein.
SISYA
chiến dịch can thiệp quân sự của Mỹ và NATO hồi năm 2011 đã dẫn tới kết cục thảm họa đối với Libya.  Quốc gia Bắc Phi từng một thời thịnh vượng rơi vào hỗn loạn, các tổ chức quân sự liên tục đụng độ đẫm máu để tranh giành 
Ngày 8/3 tổng thống Libya Gaddafi cáo buộc Mỹ và Anh can thiệp vào nội chính của Libya sẽ làm cho tình hình trở nên căng thẳng hơn. Ông còn tuyên bố mục đích của Mỹ và phương Tây khi can thiệp vào Libya chính là trữ lượng dầu mỏ rất lớn của nước này.Phản ứng với thái độ của Tổng thống Libya, Mỹ và Anh đã không ngần ngại che giấu ý định trang bị vũ khí cho phe đối lập ở Libya.
Báo chí phương Tây thống kê hơn 2.000 người thiệt mạng trong những ngày đầu cuộc nổi dậy bùng lên tại thành phố Benghazi nhưng AI sau đó xác định chỉ có 233 người thiệt mạng trên toàn Libya. Tổ chức Giám sát Nhân quyền (HRW) cũng xác định trong chiến sự ở thành phố Misura, quân đội Gadhafi không tấn công thường dân và chỉ 257 người thiệt mạng.
NATO tuyên bố mục tiêu bảo vệ thường dân nhưng thực tế ý đồ chính là lật đổ Gadhafi. Các bằng chứng cho thấy máy bay NATO bắn phá dữ dội các vị trí của lực lượng Gadhafi bất chấp sự hiện diện của thường dân.
NATO cũng hỗ trợ các nhóm nổi dậy. Họ liên tục bác bỏ nhiều đề xuất ngừng bắn của chính quyền Gadhafi trong khi các đề xuất này có thể giúp chấm dứt bạo lực và ngăn cảnh thường dân đổ máu. Khi NATO chính thức can thiệp giữa tháng 3/2011, quân đội Gadhafi đã giành lại quyền kiểm soát phần lớn Libya. Số người thiệt mạng chỉ là 1.000.
Nhưng sự xuất hiện của NATO đã tạo điều kiện cho các nhóm nổi dậy phản công, khiến cuộc nội chiến kéo dài thêm 7 tháng làm ít nhất 7.000 người nữa thiệt mạng. Các tổ chức Hồi giáo cực đoan bị áp chế dưới thời Gadhafi được dịp tung hoành. Cả kho vũ khí của quân đội Gadhafi, bao gồm 15.000 tên lửa đất đối không, rơi vào tay Hồi giáo cực đoan.
Và thế là Libya rơi vào biển máu. Một chiến dịch lấy lý do nhân đạo trở thành công cụ giết người, thao túng quyền lực, do đó dẫn tới sự hỗn loạn. Hơn 5 năm đã trôi qua, Libya vẫn đang là lò lửa nóng bỏng ngay sát sườn châu Âu. 

Không có nhận xét nào:

Toàn văn Bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khai mạc Hội nghị Trung ương 10 khoá XIII

[CAND] Sáng 18/9, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Thủ đô Hà Nội, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã chủ trì Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành ...