Thứ Sáu, 31 tháng 1, 2020

Khẩu trang y tế lên giá, cháy hàng giữa tâm bão dịch virus Corona và những điều cần biết

Giá khẩu trang y tế tại các hiệu thuốc, siêu thị trên địa bàn Hà Nội giá tăng chóng mặt, thậm chí mặt hàng khẩu trang y tế có loại giá tăng gấp đôi vẫn “cháy hàng”.

Sau khi được các chuyên gia khuyến cáo, tại nhiều điểm công cộng ở Hà Nội, như bến xe, siêu thị, bệnh viện, nhiều người dân đeo khẩu trang để chủ động phòng tránh nguy cơ lây nhiễm virus corona.

Theo ghi nhận từ ngày 29/1, tại các hiệu thuốc trên địa bàn Hà Nội tấp nập người mua khẩu trang, lượng hàng tiêu thụ bất ngờ tăng mạnh, giá tăng phi mã, thậm chí mặt hàng khẩu trang y tế có loại giá tăng gấp đôi vẫn “cháy hàng”.
Theo Vnexpress, "Chợ" thuốc Hapulico là một trong số nơi kinh doanh dược phẩm lớn, sầm uất tại Hà Nội. Hôm nay, ngày đầu mở cửa trở lại sau kỳ nghỉ Tết, khẩu trang y tế phòng ngừa virus corona là mặt hàng được lùng mua nhiều nhất ở đây.
Kết quả hình ảnh cho khẩu trang n95"
Người dân xếp hàng dài để chờ mua khẩu trang.                                                                                                         Ảnh: An Dy
Ngoài khẩu trang y tế thông thường tăng giá, các loại có van lọc khí như 3M, N95 hầu như không còn hàng và giá bị đẩy lên gấp 5 lần. Mỗi chiếc khẩu trang 9001V của thương hiệu 3M được báo giá 70.000 - 90.000 đồng mỗi chiếc, trong khi trước đó giá chưa tới 20.000 đồng. Cùng trong khu "chợ", nhưng các quầy hàng báo nhiều giá khác nhau. Chẳng hạn, khẩu trang có van lọc khí 3M 9001V, 2 cửa hàng báo chênh nhau 20.000 đồng mỗi chiếc khi chỉ cách nhau vài mét.
Do khan hàng, nhiều cửa hàng bán lẻ thuốc bán mỗi khách mua một hộp khẩu trang y tế phòng virus corona và giá tăng gấp rưỡi, gấp đôi, thậm chí tăng gấp 3 lần so với trước Tết.
Chị Mai - chủ hiệu thuốc MH (Hà Đông, Hà Nội) cho biết, do lượng khách mua quá đông, cửa hàng hết hàng từ ngày mùng 4 Tết. "Hôm nay gọi 2 thùng thì nhà phân phối chỉ chuyển cho 40 hộp, chia 2 cửa hàng", chị Mai than thở. Với 20 hộp ít ỏi, chị chỉ dám bán mỗi khách một hộp để "ai cũng có khẩu trang dùng".
Theo chị, chưa khi nào mua khẩu trang, dung dịch rửa tay khô... lại khó khăn như hiện nay. "Mình muốn lấy hàng về bán mà cũng không có, các chợ thuốc cũng cháy hàng, giá tăng theo giờ", chị giải thích.
Không chỉ tại các hiệu thuốc, một số siêu thị thuộc hệ thống Coop Mart hay Vinmart, Big C, kệ hàng bày bán khẩu trang cũng trống trơn, không có hàng bán.
Chia sẻ với PV Dân trí, một dược sỹ bán thuốc tại khu vực Hà Đông (Hà Nội) cho hay, chỉ trong ngày 30/1 cửa hàng đã bán được khoảng 4 nghìn chiếc khẩu trang y tế. Đến tối cùng ngày, toàn bộ các loại khẩu trang của cửa hàng đều trong tình trạng hết hàng, dù các nhân viên liên tục gọi điện “hối thúc” đại lý đặt hàng.
“Chúng tôi đã gọi điện khắp các đầu mối, công ty đặt thêm khẩu trang cho khách nhưng tất cả các nơi đều thông báo “cháy hàng”, chưa biết bao giờ có”, người này nói.
Nhân viên nhà thuốc này cũng thừa nhận, do hàng hiếm nên giá bán được đẩy lên cao từ 20-30% so với ngày thường. Ví dụ 1 hộp khẩu trang 5 chiếc loại 3 lớp ngày thường khoảng 16 nghìn đồng thì giờ tăng lên là 40-50 nghìn đồng/ hộp; loại khẩu trang 3D của Nhật Bản ngày thường bán 15 nghìn chiếc, giờ tăng lên 30-40 nghìn đồng/ chiếc.
“Nhu cầu người mua tăng gấp 3-5 lần so với ngày thường. Giá cao là do các đầu mối cung cấp tăng giá nên các nhà thuốc bắt buộc phải tăng giá bán theo. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại toàn bộ các loại khẩu trang đều đã hết hàng và cũng chưa biết đến bao giờ thì có hàng mới về”, người này nói.
Có nên sử dụng khẩu trang N95?
Kết quả hình ảnh cho khẩu trang n95"
Trước đó, trong cuộc họp báo ngày 22/1, ông Koh Peng Keng - Bộ trưởng Bộ Y tế Singapore - khuyến cáo: “Chúng ta nên đeo khẩu trang y tế và các loại có tác dụng phòng bệnh truyền nhiễm tương tự, không nên sử dụng N95 vì nó không có hiệu quả ngăn ngừa virus này”.
Người dân nên chọn loại khẩu trang 2-3 lớp, thường được các bác sĩ sử dụng khi phẫu thuật. Nó giúp giảm sự lây lan của virus. Đồng thời, khẩu trang phẫu thuật còn ngăn ngừa các hạt nước bọt chứa vi khuẩn văng khỏi miệng, mũi người đeo, giảm tiếp xúc của nước bọt với dịch tiết của người sử dụng tới người khác.
Trao đổi với VietnamNet, ông Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, việc sử dụng khẩu trang để phòng các bệnh lây truyền qua đường hô hấp là rất đúng. Tuy nhiên, người dân cần cân nhắc nên dùng ở đâu và dùng khi nào.
Theo đó, người dân nên đeo khẩu trang khi tiếp xúc với những người có dấu hiệu bệnh đường hô hấp, khi đi đến những vùng có nguy cơ dịch bệnh hoặc khi ở trong bệnh viện chứ không nhất thiết phải sử dụng chúng mọi lúc, mọi nơi.
Ông Phu cũng nhấn mạnh, các loại khẩu trang đặc biệt được khuyến nghị sử dụng khi đi đến vùng có nguy cơ dịch. Nếu không phải vùng có dịch, người dân chỉ cần dùng những loại khẩu trang y tế thông thường.
#Ngẫm

Thứ Tư, 29 tháng 1, 2020

MÙA XUÂN CỦA ĐẢNG - NHỮNG MỐC SON KHÔNG THỂ PHAI MỜ

Ra đời vào một mùa Xuân, Đảng Cộng sản Việt Nam trải qua 90 năm xây dựng, trưởng thành mà trong đó có nhiều mùa Xuân trở thành mốc son không thể phai mờ.
Mùa Xuân năm Canh Ngọ 1930, ba tổ chức cộng sản xuất hiện trước yêu cầu phải thành lập một đảng cách mạng có tính chất giai cấp của giai cấp vô sản… một Đảng Cộng sản có tính chất quần chúng ở Đông Dương. Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc (bí danh là Vương), mặc cho bản thân mình đang bị Tòa án Nam triều kết án tử hình vắng mặt, vẫn từ Đông Bắc Thái Lan xuống Bangkok, đi Singapore, sang Hương Cảng, triệu tập Hội nghị hợp nhất.
Trong 5 ngày (từ 3-7/2/1930), khi thì trong căn nhà nhỏ của xóm lao động, khi thì chuyển ra một khán đài sân bóng đá, ngày kết thúc tại căn buồng nghỉ trọ, đại diện các tổ chức cộng sản Việt Nam thống nhất thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Đồng chí Vương tổ chức bữa cơm mừng xuân, mừng Đảng với niềm tin Đảng sẽ “dẫn dắt nhân dân ta đến thắng lợi trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do cho Tổ quốc”.
Mười một năm sau, mùa Xuân năm Tân Tỵ 1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc (bí danh Lý Thụy) vượt qua cột mốc 108 biên giới Việt-Trung vào ngày mùng 2 Tết Nguyên đán, khép trọn hành trình 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, truyền bá chủ nghĩa Marx-Lenin, thành lập Đảng cộng sản Việt Nam, trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Trong tiết Xuân ấm áp ngày trở về Tổ quốc, tức cảnh “Pác Bó hùng vĩ” kết thúc bằng câu thơ “Hai tay xây dựng một sơn hà”. Ông Lý Thụy chuyển vào hang Pác Bó, bắt đầu quá trình tranh thủ thời cơ chiến tranh thế giới lần thứ II hoàn chỉnh chiến lược cách mạng, đề cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
Đúng như dự báo “1945 Việt Nam độc lập”, ngày 13/8/1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng quyết định phát động cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên toàn quốc, đưa Việt Nam có tên trên bản đồ thế giới, thiết lập nền dân chủ cộng hòa đầu tiên ở Đông Nam Á đúng mùa Xuân Bính Tuất 1946 - mùa xuân độc lập đầu tiên sau hơn 80 năm bị đô hộ.
Mùa xuân ấy thế nước “ngàn cân treo sợi tóc”: Nam Bộ mới 28 ngày độc lập đã phải đứng lên “theo tiếng kêu sơn hà nguy biến”; phía bắc bị 20 vạn quân Tưởng đem theo “Việt Quốc”, “Việt Cách” nhũng nhiễu hòng bóp chết chế độ Dân chủ Cộng hòa non trẻ; ngân khố quốc gia trống rỗng, “giặc đói”, “giặc dốt” hoành hành... Đảng Cộng sản tuyên bố tự giải tán và rút vào bí mật. Quốc hội-cơ quan quyền lực cao nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (họp ngày 2/3/1946), “trao quyền bính” cho Chính phủ Liên hiệp kháng chiến do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.
Trong “Thư gửi đồng bào toàn quốc nhân dịp đầu năm mới” (Bính Tuất 1946), Cụ Hồ thay mặt Chính phủ “chúc các bậc kỳ lão, các anh chị em thanh niên và thiếu niên, các trẻ em trai và gái mọi sự tốt lành”. Người cũng “gửi tình nhiệt liệt và lời chào sốt sắng cho các chiến sĩ yêu quý của ta đang gan góc tranh đấu ở các mặt trận để giữ gìn nền tự do độc lập cho nước nhà”.
Cuối năm 1946, kháng chiến toàn quốc bùng nổ với ý chí quyết tâm “Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, mùa Xuân Tân Mão 1951 “Toàn dân hǎng hái một lòng; Thi đua chuẩn bị, tổng phản công kịp thời”-lần đầu tiên Đảng tổ chức Đại hội toàn quốc ở trong nước, ngay tại chiến khu Việt Bắc. Nhiều đại biểu còn không biết mặt nhau nhưng đều nhất trí đưa Đảng ra hoạt động công khai.
Báo cáo Chính trị của Hồ Chí Minh tại Đại hội (khai mạc ngày mồng 6 Tết) nêu rõ: “Chúng ta phải có một Đảng công khai, tổ chức hợp với tình hình thế giới và tình hình trong nước để lãnh đạo toàn dân đấu tranh cho đến thắng lợi, Đảng đó lấy tên Đảng Lao động Việt Nam”. Người nhấn mạnh đó là: “Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, nghĩa là những người thợ thuyền, dân cày và lao động trí óc kiên quyết nhất, hăng hái nhất, trong sạch nhất, tận tâm tận lực phụng sự Tổ quốc và nhân dân. Những người mà giàu sang không thể quyến rũ, nghèo khó không thể chuyển lay, uy lực không thể khuất phục”.
Kháng chiến 9 năm kết thúc bằng trận Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” nhưng kẻ thù mới nhảy vào, đất nước bị chia cắt. Phải 6 năm Đảng mới tìm ra con đường cách mạng cho hai miền Bắc-Nam thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược, nhen lên ngọn lửa Đồng khởi mở đầu mùa Xuân Canh Tý 1960, làm bùng lên phong trào rộng lớn, chuyển thế chiến lược cho cách mạng miền Nam bước vào kháng chiến cứu nước.
Đảng Lao động Việt Nam tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (lần đầu tiên tại Thủ đô Hà Nội). Với cương vị Chủ tịch Đảng, đồng chí Hồ Chí Minh khai mạc Đại hội, đọc Báo cáo Chính trị khái quát nhiệm vụ mới của cách mạng Việt Nam và chỉ rõ: “Đại hội lần này là đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh hoà bình thống nhất nước nhà”.
Tiếp tục những mùa xuân “Nam-Bắc thi đua đánh giặc Mỹ”, mùa Xuân Mậu Thân 1968 cả nước chuẩn bị thực hiện quyết định táo bạo của Đảng, lấy câu thơ chúc Tết của Hồ Chủ tịch làm mệnh lệnh: “Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta”. Đó là mùa Xuân Tổng tiến công và nổi dậy long trời, lở đất đánh vào cơ quan đầu não của Mỹ, ngụy, giáng đòn bất ngờ lớn vào quân xâm lược, buộc chúng phải thay đổi chiến lược quân sự, xuống thang chiến tranh. mở ra thời kỳ “vừa đánh, vừa đàm” để giành thắng lợi quyết định, tiến tới thắng lợi hoàn toàn.
Như lệ thường, mùa Xuân Kỷ Dậu 1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư chúc mừng năm mới tới đồng bào và chiến sĩ cả nước. Cuối thư, Người có thơ mừng Xuân chỉ rõ đường hướng kháng chiến “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”. Người viết bài “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” đăng báo Nhân dân dịp kỷ niệm thành lập Đảng. Người dự Hội nghị Bộ Chính trị, tiếp Đại sứ các nước mới sang nhậm chức, vẫn dành thời gian gặp cán bộ, chiến sĩ, dũng sĩ miền Nam ra thăm miền Bắc… Ngày Mùng 1 Tết Kỷ Dậu, Người đi thăm và chúc Tết nhân dân, cùng đồng bào khai xuân trồng cây trên đồi Vật Lại (Ba Vì). Người dặn “Đất nước bây giờ là của ta, cho nên cần phải thi đua sản xuất giỏi, trồng cây giỏi”… Và mùa Xuân ấy cũng là mùa xuân cuối cùng toàn Đảng toàn quân toàn dân có Bác Hồ.
Vâng lời dạy của Bác “Tiến lên chiến sĩ đồng bào/Bắc Nam xum họp xuân nào vui hơn”, nhân dân ta tiếp tục chiến đấu đến ngày toàn thắng từ mùa Xuân năm Ất Mão 1975.
Cả nước hành quân ra trận với sức mạnh “một ngày bằng 20 năm”. Chỉ 55 ngày Tổng tiến công và nổi dậy, miền Nam hoàn toàn giải phóng, Bắc-Nam sum họp một nhà, giang sơn liền một dải, cùng hát vang “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”. Mùa xuân ấy cắm tiếp cột mốc vinh quang chói lọi vào lịch sử đất nước, tô đậm truyền thống bất khuất của dân tộc chống ngoại xâm. Mở ra con đường rộng thênh thênh của công cuộc dựng xây đất nước từ đây…
Mùa Xuân Kỷ Mùi 1979, một lần nữa lịch sử thử thách nhân dân ta bằng thiên tai, địch họa, cấm vận, chiến tranh ở biên giới Tây-Nam, biên giới phía bắc, khủng hoảng kinh tế-xã hội…
Trong khó khăn hiểm nghèo “Lụt Bắc lụt Nam. Máu đầm biên giới. Tay chống trời. Tay giữ nước. Căng gân”, Trung ương Đảng kêu gọi “Toàn thể đồng bào các dân tộc anh em trong cả nước, các tôn giáo, các đảng phái, già, trẻ, gái, trai… triệu người như một, nhất tề đứng lên bảo vệ Tổ quốc”. Chủ tịch nước công bố Lệnh Tổng động viên. 50 triệu người dân cả nước sẵn sàng và quyết tâm đứng lên chiến đấu vì độc lập tự do.
Thời gian thoi đưa theo đà phát triển của đất nước, của nhân loại, vào năm bản lề thiên niên kỷ thứ III, mùa Xuân Canh Thìn 2000, Đảng Cộng sản Việt Nam tổng kết công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng làm cơ sở cho quá trình tiếp tục lãnh đạo dân tộc, đất nước bước sang thế kỷ XXI - thế kỷ độc lập, thống nhất, xây dựng cơ đồ Việt Nam.
Đến mùa xuân này-mùa Xuân Canh Tý 2020- năm thứ 90 sau ngày thành lập, Đảng Cộng sản Việt Nam chuẩn bị cho Đại hội XIII với nhiệm vụ tổng kết lý luận và thực tiễn, nhất là thành tựu sau hơn 30 năm đổi mới với niềm tin và ý chí quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam “ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” như Bác Hồ hằng mong đợi.
Như vậy có thể thấy trong những mùa xuân tiêu biểu ấy, Đảng tiên phong, đứng mũi chịu sào, bản lĩnh kiên cường và trọng trách lịch sử, mạng lại nhiều mùa Xuân đích thực cho dân tộc. Và Đảng lúc nào cũng căng tràn sức Xuân!
PGS. TS Hà Minh Hồng
Ảnh: Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3/2/1930. Ảnh chụp lại tranh của họa sĩ Phi Hoanh tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. Nguồn: dangcongsan.vn

THỦ TƯỚNG: CHẤP NHẬN THIỆT HẠI KINH TẾ ĐỂ BẢO VỆ DÂN KHỎI VIRUS CORONA

Thủ tướng quán triệt các hãng hàng không, công ty lữ hành không đưa, đón khách từ vùng dịch nhiễm virus corona. Chính phủ chấp nhận thiệt hại kinh tế để bảo vệ sức khoẻ người dân.
Chiều 27/1 (mùng 3 Tết Nguyên đán), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp nhằm tìm ra giải pháp ngăn chặn tốt hơn bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) trước tình hình bệnh dịch đang diễn biến phức tạp.
Sau khi lắng nghe các ý kiến phát biểu, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh đây là căn bệnh nguy hiểm, chưa có vaccine, lây lan nhanh trong khi nước ta hội nhập quốc tế sâu rộng.
Chúng ta có đường biên giới dài với Trung Quốc, nơi xuất hiện dịch. Khách du lịch nhiều nước, trong đó có du khách Trung Quốc đến Việt Nam đông. Hiện, số lượng du khách Trung Quốc ở Việt Nam còn rất nhiều, do đó, có nguy cơ lây lan dịch ở Việt Nam.
Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu "chống dịch như chống giặc"; các bộ, ngành, địa phương không được chủ quan và bảo đảm tính mạng, sức khỏe của người dân, không để dịch lây lan, hạn chế trường hợp tử vong.
Yêu cầu cả hệ thống chính trị phải vào cuộc, Thủ tướng đề nghị các bộ trưởng, chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố chủ động kiểm soát, đề ra biện pháp trên cơ sở tham mưu của ngành y tế để khoanh vùng. Cùng với đó, tiến hành một số biện pháp cần thiết để ngăn chặn hiệu quả dịch lây nhiễm qua khách du lịch, đường hàng không, đường thủy, đường bộ.
Ngành y tế cần xây dựng kịch bản phòng, chống chi tiết hơn nữa trong từng tình huống cụ thể và nghiên cứu, đưa ra phác đồ điều trị cho các cơ sở y tế được giao nhiệm vụ.
Thủ tướng chỉ đạo thành lập ngay cơ quan chỉ đạo cấp quốc gia về phòng, chống dịch nCoV do Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đứng đầu.
Đồng thời, yêu cầu Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ xây dựng, trình Thủ tướng ban hành chỉ thị trên tinh thần cả hệ thống chính trị vào cuộc, có chế độ công tác khắt khe, thường xuyên kiểm tra, có biện pháp dự phòng, chuẩn bị tài chính, bảo đảm cơ số thuốc, trang thiết bị phục vụ phòng, chống dịch.
Thủ tướng cũng nhấn mạnh thông tin thường xuyên đến người dân, nhất là các biện pháp phòng ngừa chủ động, không gây hoang mang, dao động cho người dân cũng như khuyến nghị không đến các nơi tập trung đông người.
"Chính phủ chấp nhận một số thiệt hại về kinh tế để bảo vệ tính mạng, sức khỏe người dân", Thủ tướng nhấn mạnh.
Người đứng đầu Chính phủ cho biết hiện các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính đều có máy đo thân nhiệt để kiểm soát một bước. Ông yêu cầu Bộ Y tế công khai các cơ sở điều trị để người dân biết. Các công ty lữ hành, các hãng hàng không không đưa, đón khách từ vùng có dịch; Cấm đi lại ở đường mòn, lối mở.
Việc đi lại ở cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính phải được kiểm soát thân nhiệt và những biện pháp khác như khai báo y tế bắt buộc; Nhà nước trang bị khẩu trang cho lực lượng biên phòng, an ninh, hải quan ở cửa khẩu. Đặc biệt, nghiêm cấp việc nhập, vận chuyển động vật hoang dã vào Việt Nam.
Thủ tướng lưu ý Bộ Ngoại giao, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp khảo sát, nắm rõ số lượng người Việt Nam ở Trung Quốc để có phương án khi cần thiết.
Theo báo cáo của Bộ Y tế, tính đến 12h ngày 27/1, toàn thế giới đã ghi nhận 2.797 trường hợp nhiễm virus corona, trong đó có 80 trường hợp tử vong (đều tại TP. Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc và có 1 trường hợp là cán bộ y tế). So với ngày 26/1, số ca mắc tăng 779 trường hợp, tử vong tăng 24 trường hợp.
Kể từ khi công bố trường hợp mắc bệnh đầu tiên cách đây gần 1 tháng tại Vũ Hán, đến nay đã ghi nhận 50 trường hợp bệnh xâm nhập tới 15 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Việt Nam đã ghi nhận 63 trường hợp có triệu chứng sốt, có tiền sử đi về từ vùng có dịch, bao gồm 25 trường hợp đã được loại trừ nhiễm virus corona, 38 trường hợp tiếp tục theo dõi cách ly (bao gồm cả 2 trường hợp người Trung Quốc bước đầu dương tính với virus corona đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM trong tình trạng ổn định).
Ảnh 1: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc quán triệt tinh thần "chống dịch như chống giặc".
Ảnh 2: Người dân bịt khẩu trang khi tham quan hồ Gươm (Hà Nội) chiều 27/1 (mùng 3 Tết).

CÔNG AN LÀM VIỆC VỚI NHỮNG NGƯỜI TUNG TIN THẤT THIỆT VỀ VIRUS CORONA

Những người được công an mời lên làm việc đều thừa nhận đưa tin sai sự thật về việc có người nhiễm virus corona ở Nha Trang.
Chiều 25/1, lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa cho biết chưa ghi nhận trường hợp nào dương tính với chủng virus corona trên địa bàn.
"Tất cả các trường hợp nghi nhiễm chúng tôi đã tiến hành cách ly và điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế, sau đó lấy mẫu gửi sang Viện Pasteur Nha Trang. Kết quả đến nay cho thấy chưa ca bệnh nào dương tính với virus corona", vị lãnh đạo này nói.
Theo thông tin từ bệnh viện nhiệt đới tỉnh Khánh Hòa, đến sáng 25/1, đơn vị này chưa tiếp nhận thêm ca nghi nhiễm virus corona mới. Đến nay, đơn vị y tế này đã tiếp nhận 5 ca có dấu hiệu bị sốt và đã cách ly ngay sau đó. Trong đó có 3 người Việt Nam và 2 trẻ là du khách Trung Quốc.
Liên quan đến thông tin về dịch viêm phổi cấp corona, thông tin từ Công an tỉnh Khánh Hòa cho biết Cơ quan An ninh đã mời một số Facebooker lên làm việc do đã đưa tin thất thất thiệt trên mạng xã hội.
Theo đó, sau khi có tin về nạn dịch viêm phổi cấp lan sang nhiều nước, một số người lên mạng xã hội tung tin ở Nha Trang đã có người nhiễm virus corona, gồm một người Việt Nam, một người Trung Quốc.
Tại cơ quan công an, những người này thừa nhận đưa tin không có căn cứ và chỉ nghe đồn. Sau khi làm việc với cơ quan công an, những người này đã lập tức gỡ bỏ những thông tin sai sự thật mình đăng tải.
Ảnh: Bệnh viện nhiệt đới tỉnh Khánh Hòa nơi đang điều trị một số ca có dấu hiệu sốt cao, để xét nghiệm virus corona.

Thứ Ba, 21 tháng 1, 2020

VỤ VIỆC ĐỒNG TÂM QUA CÁCH NHÌN CỦA MỘT VỊ TƯỚNG

Bài viết dẫn ý kiến của Trung tướng Nguyễn Quốc Thước về vụ việc ở xã Đồng Tâm này sẽ giúp nhiều người hiểu hơn những vấn đề mà mấy ngày qua vẫn còn thắc mắc. Còn tất nhiên đọc xong mà vẫn thắc mắc rồi xuyên tạc nghi ngờ này nọ thì chịu rồi:

Theo dõi diễn biến sự việc ở xã Đồng Tâm suốt thời gian qua, trung tướng Nguyễn Quốc Thước cho rằng, hơn hai năm vừa qua, chính quyền đã thể hiện sự kiên nhẫn, nhân nhượng rất nhiều lần. Ai sai thì phải giáo dục để sửa, nhưng nếu khi đối tượng vẫn ngoan cố thì phải xử lý theo pháp luật. Vì chính quyền càng nhân nhượng thì kẻ địch đứng đằng sau càng giật dây để nhóm đối tượng càng lấn tới. Nên không thể nhân nhượng nữa mà phải hành động quyết liệt. Đây không chỉ là tội giết người trong vụ án hình sự đơn thuần mà theo tôi còn là tội chống phá chế độ, chống phá Nhà nước, đi ngược lại lợi ích quốc gia và nhân dân. Nhóm đối tượng đã giết hại những cán bộ, chiến sĩ công an đang vì nhân dân phục vụ.

Vụ việc tại xã Đồng Tâm có dấu hiệu cho thấy thế lực thù địch bên ngoài đứng đằng sau để bày mưu kế, bơm tiền, đưa vũ khí cho nhóm chống đối. Đã là mâu thuẫn đối kháng có bàn tay của địch ở đằng sau thì phải kiên quyết trấn áp bằng sức mạnh và mưu lược, chứ không thể theo cách tuyên truyền, thuyết phục thông thường. Vụ này khác hoàn toàn về bản chất so với vụ Đoàn Văn Vươn. Mục đích của thế lực thù địch, của tổ chức khủng bố ở bên ngoài là muốn tạo ra ở xã Đồng Tâm một nhóm phản loạn nhằm chống lại Nhà nước của chúng ta.

Về đất quốc phòng ở Miếu Môn, có người đặt vấn đề: “Tại sao bộ đội không di dời đi, trả lại đất cho dân, vì thiếu gì đất để đóng quân?”. Đây là ý kiến không thể chấp nhận được. Bởi vì, Miếu Môn không chỉ đơn giản là vị trí mà quân đội đến đóng quân, Miếu Môn là một vị trí chiến lược trọng yếu nằm trong kế hoạch phòng thủ lâu dài của quốc gia. Vị trí này đã góp phần bảo đảm cho thắng lợi của các cuộc chiến đấu bảo vệ Thủ đô Hà Nội trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Trong hiện tại và tương lai, Miếu Môn tiếp tục là vị trí vô cùng trọng yếu. Trong suốt hàng chục năm qua, Đảng và Nhà nước đã giao vị trí đất này cho quân đội để phòng thủ quốc gia, nên quân đội phải làm tốt việc này, không thể di dời đi đâu được và cũng không ai có thể quyết định di dời quân đội khỏi vị trí này. Nhân dân phải được hiểu rõ điều này.

Về cách xử lý tiếp theo, tôi cho rằng, những kẻ đầu sỏ việc vi phạm pháp luật nghiêm trọng, dùng vũ khí để giết hại các chiến sĩ công an đang thực thi công vụ, chống lại Nhà nước thì phải bị pháp luật trừng trị, không thể tha thứ. Còn đối với nhân dân xã Đồng Tâm thì đại bộ phận đều là tốt, chấp hành chủ trương của Nhà nước. Nên cần khẳng định đây không phải là nhân dân xã Đồng Tâm chống lại chính quyền mà chỉ có một nhóm chống đối. Do đó, chúng ta phải phân loại: Thứ nhất, đối với những kẻ đầu sỏ, hung hãn, càn quấy, giết người dã man thì phải xử lý nghiêm. Thứ hai, những gia đình sử dụng đất quốc phòng sai pháp luật suốt những năm qua nhưng đã chấp nhận di dời thì ta hỗ trợ họ di dời, thực hiện đúng pháp luật. Thứ ba, đối với những người dân không có đất mà tham gia khiếu kiện thì ta nói rõ cho họ biết là họ đã bị địch lừa, họ vừa là tội đồ chống lại Nhà nước, nhưng lại vừa là nạn nhân, ta tạo điều kiện cho họ trở về đội hình của nhân dân. Với những người dân bị lừa này, ta giải thích rõ với họ các vấn đề còn có thắc mắc, giải quyết đúng theo quy định của pháp luật.

#CSN

NHỚ LỜI DẠY CỦA BÁC HỒ

"TRƯỚC MẶT QUẦN CHÚNG, KHÔNG PHẢI TA CỨ VIẾT LÊN TRÁN CHỮ 'CỘNG SẢN' MÀ TA ĐƯỢC HỌ YÊU MẾN"

Đó là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong Bài nói bế mạc tại Hội nghị cán bộ của Đảng lần thứ 6 ngày 18-1-1949: “… Trước mặt quần chúng, không phải ta cứ viết lên trán chữ “cộng sản” mà ta được họ yêu mến. Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước. Đồng chí ta nhiều người đã làm được nhưng vẫn còn những người hủ hoá. Đảng có trách nhiệm gột rửa cho các đồng chí đó”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc nhở cán bộ, đảng viên về việc này trong thời điểm Đảng ta đang tập trung lãnh đạo xây dựng, củng cố, phát triển đội ngũ cán bộ, đảng viên đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của công cuộc kháng chiến, kiến quốc chống thực dân Pháp xâm lược, giải phóng dân tộc. Người khẳng định, nhân dân là “nền gốc” sinh ra cán bộ, là cái “nôi” nuôi dưỡng, giúp đỡ cán bộ trưởng thành, phát triển. Người yêu cầu cán bộ, đảng viên, tổ chức đảng phải luôn tự phê bình, nhận rõ những yếu kém, khuyết điểm về đạo đức, quan hệ quần chúng và hậu quả nguy hại từ những yếu kém, khuyết điểm đó. Nhiệm vụ cấp bách mà thực tiễn cách mạng lúc này đang đòi hỏi là phải tăng cường mối quan hệ gắn bó máu thịt với quần chúng nhân dân; từng cán bộ, đảng viên phải tự soi mình, sửa chữa ngay những yếu kém, khuyết điểm về đạo đức, thực hành tiết kiệm, chỉnh sửa lối làm việc, xây dựng tác phong công tác khoa học, gần dân.

Lời nói, cùng tấm gương đạo đức trong sáng của Hồ Chí Minh như nguồn sáng tiếp thêm sức mạnh cho Đảng trong nhiệm vụ lãnh đạo nâng cao chất lượng xây dựng đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên. Lời của Người nhanh chóng được truyền lan khắp mọi nơi, biến thành hành động cách mạng. Thông qua thực hiện lời của Người, những thói hư, tật xấu, lối làm việc cá nhân chủ nghĩa, thiếu khoa học, kém hiệu quả trong cán bộ, đảng viên dần được phát hiện, chấn chỉnh khắc phục, góp phần làm trong sạch Đảng, củng cố đoàn kết trong nội bộ Đảng, thắt chặt mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân.

Đến hôm nay, lời của Người năm xưa là tài liệu quý, để cấp ủy, tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên nghiên cứu, học tập có ý nghĩa giáo dục có giá trị, đang được đông đảo cán bộ, đảng viên, nhân dân nghiên cứu học tập, làm theo, liên hệ thực hiện tốt chức trách nhiệm vụ, góp phần nâng cao chất lượng xây dựng chỉnh đốn Đảng; kiên quyết đấu tranh phê phán, đẩy lùi cái xấu, lạc hậu; chống các hành vi sai trái, tiêu cực ảnh hưởng đến xây dựng môi trường văn hóa; ngăn ngừa biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị , đạo đức lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ.
#HungGauKhua

Thứ Năm, 9 tháng 1, 2020

TỪ VỤ ĐỒNG TÂM "TÀO LƯU DÂN TÚY VÀ SỰ THOÁI HÓA CỦA NHIỀU ĐẢNG VIÊN

Dẫu xót xa vì mất mát quá lớn của anh em công an nhưng tôi cũng đành nói thật là đất nước này cần ăn một cú tát thật mạnh để bừng tỉnh khỏi cơn say dân túy và dòng nhạc bolero ẽo ợt .
Việt Nam ta bây giờ ra ngõ là gặp dũng sĩ chống chính sách , lên mạng là gặp chuyện gia - nhơn xỉ bàn lùi , quốc hội thì đầy ông nghị bà nghị xàm xía , chiếm diễn đàn quốc hội đong view như thợ báo mạt hạng.
Đất nước làm sao tiến lên được khi mà một thằng đạp ga tới ba thằng đạp thắng ,khi mà cái tối thiểu là tuân thủ pháp luật cũng không có. Trào lưu dân túy và sự thoái hóa tư tưởng của nhiều Đảng viên sẽ tàn phá đất nước này khủng khiếp
Anh em ngã xuống hôm nay không đơn giản chỉ là hy sinh khi làm một nhiệm vụ cụ thể mà anh em đã dùng máu của mình cứu rỗi tương lai đất nước.
Tôi tin rằng những đảng viên trung kiên sẽ bắt được những kẻ tắc trách , ích kỷ vì quyền lợi của mình mà gây ra thảm cảnh cho anh em hôm nay phải chịu trách nhiệm
Mong anh em yên nghỉ.

Thứ Tư, 8 tháng 1, 2020

THÔNG ĐIỆP CỦA TỔNG BÍ THƯ, CHỦ TỊCH NƯỚC NHÂN DỊP VIỆT NAM ĐẢM NHẬN TRỌNG TRÁCH MỚI


Việt Nam chắc chắn sẽ đảm nhiệm thành công trọng trách Chủ tịch ASEAN 2020 và Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ nhiệm kỳ 2020 – 2021.
Đây là sự tin tưởng mà Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã gửi gắm trong bản Thông điệp nhân dịp Việt Nam đảm nhiệm trọng trách Chủ tịch ASEAN năm 2020 và Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020 – 2021.
Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Thông điệp:
Năm 2020, trong bối cảnh đất nước ta vui mừng kỷ niệm nhiều ngày lễ lớn và sự kiện chính trị trọng đại, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta nỗ lực phấn đấu hoàn thành thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2016-2020 và Nghị quyết Đại hội XII của Đảng; tổ chức tốt đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIII của Đảng, cũng là lần đầu tiên Việt Nam vinh dự đảm nhận đồng thời cả hai trọng trách Chủ tịch ASEAN 2020 và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020-2021.
Với vai trò trung tâm trong cấu trúc khu vực đang định hình, ASEAN được các nước trong và ngoài khu vực coi trọng và mong muốn tăng cường hợp tác. Sau hơn 4 năm hình thành, Cộng đồng ASEAN- mái nhà chung của 650 triệu dân, đã không ngừng phát triển về mọi mặt, tăng cường và mở rộng liên kết nội khối cũng như với các đối tác của ASEAN.
Ở tầm toàn cầu, trong suốt ba phần tư thế kỷ, với vai trò then chốt, là cơ quan có trách nhiệm hàng đầu trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế của Liên Hợp Quốc (tổ chức quốc tế lớn nhất với 193 quốc gia thành viên), Hội đồng Bảo an đã khẳng định vai trò trung tâm của Liên Hợp Quốc trong việc duy trì hòa bình, an ninh quốc tế.
Quyết tâm đảm nhiệm thành công cả hai trọng trách Chủ tịch ASEAN 2020 và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020 – 2021 thể hiện sự nhất quán triển khai đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế mà Đại hội XII của Đảng đã đề ra; thể hiện khát vọng của Việt Nam đóng góp cho hòa bình, phát triển ở khu vực và trên thế giới với tư cách là một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; đồng thời góp phần quan trọng giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, tranh thủ hơn nữa các điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển nhanh, bền vững và nâng cao vai trò, vị thế quốc tế của đất nước ta.
Nhận thức rõ điều đó, chúng ta đã xác định chủ đề “Gắn kết và chủ động thích ứng” cho năm Chủ tịch ASEAN 2020 và “Việt Nam: Đối tác tin cậy vì hòa bình bền vững” khi đảm nhiệm trọng trách Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020-2021. Với chủ đề đó, tại cả hai diễn đàn quan trọng hàng đầu ở tầm khu vực và toàn cầu này, chúng ta sẽ cùng các nước thành viên và bạn bè, đối tác tập trung vào các định hướng lớn sau:
Một là, đề cao lợi ích chung của khu vực và cộng đồng quốc tế là hòa bình, hợp tác và phát triển. Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Sự nghiệp làm nên bởi chữ đồng”, những sáng kiến, ưu tiên mà chúng ta đề ra tại ASEAN và Hội đồng Bảo an phản ánh mẫu số chung lợi ích của tất cả các nước thành viên, trong đó có Việt Nam, đồng thời bảo đảm hài hòa với lợi ích của các đối tác khu vực và quốc tế.
Hai là, thúc đẩy vai trò của chủ nghĩa đa phương, Hiến chương Liên Hợp Quốc và các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế vì một thế giới hòa bình, công bằng và tốt đẹp hơn. Đặc biệt, nhân dịp này, tăng cường hiệu quả hợp tác và quan hệ Đối tác toàn diện giữa ASEAN và Liên Hợp Quốc, vì lợi ích chung của các nước ASEAN và cộng đồng quốc tế.
Ba là, chủ động và tích cực đóng góp vào việc giải quyết các thách thức chung của toàn cầu và khu vực, nhất là những vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích các nước và của khu vực như hoà bình, an ninh, ổn định, phát triển bền vững, biến đổi khí hậu, nước biển dâng, khắc phục hậu quả chiến tranh, tái thiết hậu xung đột…
Đây là một vinh dự lớn lao, nhưng cũng đồng thời là trách nhiệm và khó khăn, thách thức lớn, đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng hành, chung tay góp sức của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta; cùng với sự ủng hộ, hỗ trợ của bạn bè và cộng đồng quốc tế. Các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương cả nước cần xác định rõ đây là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu của Đảng và Nhà nước trong năm 2020; cần bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng trong hệ thống chính trị, nhất là giữa các lực lượng trực tiếp làm công tác đối ngoại để bảo đảm thực hiện thắng lợi tất cả nhiệm vụ và mục tiêu đề ra.
#HHĐ#YHB#

Thứ Hai, 6 tháng 1, 2020

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀ QUYẾT TÂM CHÍNH TRỊ TRONG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG


Lợi dụng tình hình dư luận xã hội đang bức xúc về tệ nạn tham nhũng và công tác quản lý kinh tế; công tác xây dựng Đảng, ngăn chặn đẩy lùi tham nhũng của Đảng còn những mặt hạn chế, khuyết điểm, một số người đã tung ra luận điểm: “Đảng Cộng sản Việt Nam độc tôn lãnh đạo không thể đấu tranh chống tham nhũng thành công”.
Nhưng sự thật từ hiệu quả và sự chuyển biến mạnh mẽ trong cuộc chiến chống “giặc nội xâm” ở Việt Nam thời gian qua, điển hình là vụ án AVG cùng nhiều vụ án trọng điểm do Trung ương chỉ đạo vừa qua là dẫn chứng sinh động bác bỏ luận điệu sai trái đó.
Tham nhũng không phải là “căn bệnh kinh niên" của chế độ một đảng lãnh đạo.
Họ cho rằng: Tham nhũng là căn bệnh kinh niên của chế độ độc đảng cầm quyền vì “Đảng vừa đá bóng, vừa thổi còi”; vì xã hội thiếu dân chủ nên không thể chống tham nhũng thành công; đã nhiều lần phát động chống tham nhũng, nhưng đều không thành công, tệ nạn lại càng gia tăng... Từ đó, họ kết luận cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng (PCTN) của Đảng Cộng sản Việt Nam không thể thành công.
Cần phải khẳng định rằng, những luận điệu trên không có cơ sở khoa học và hoàn toàn sai lầm về mặt lý luận và thực tiễn. Lịch sử Việt Nam và thế giới cho thấy, bất kỳ quốc gia, dân tộc nào muốn tồn tại, phát triển đều phải có chính đảng của mình hoặc phải chọn lấy chính đảng thích hợp với mình. Sự lựa chọn ấy chỉ được coi là đúng đắn, khi một mặt phải bắt nguồn sâu xa từ thực tiễn đất nước, từ truyền thống của dân tộc, từ ước vọng tha thiết của nhân dân; mặt khác, phải phù hợp với quy luật phát triển khách quan của xã hội, với xu thế vận động tất yếu của nhân loại tiến bộ. Theo đó, rõ ràng tệ tham nhũng không phải là những hiện tượng phản ảnh bản chất của chế độ. Nó cũng không phải là những căn bệnh nảy sinh do chế độ một đảng lãnh đạo dẫn đến mất dân chủ như một số người vẫn thường rêu rao.
Quốc gia dân tộc nào cũng vậy, trong từng thời điểm đều do một đảng cầm quyền. Khi đảng nào cầm quyền thì người đứng đầu và các chức vụ quan trọng của chính quyền nhà nước đều là người của đảng đó; đường lối, chủ trương của đảng cầm quyền sẽ chi phối đường lối, chính sách của quốc gia. Dù là chế độ một đảng cầm quyền hay đa đảng thay nhau cầm quyền thì nạn tham nhũng, suy thoái vẫn xảy ra, kể cả các nước phát triển có hệ thống pháp luật khá hoàn chỉnh, có trình độ quản lý kinh tế, xã hội cao.
Đảng Cộng sản Việt Nam, từ khi ra đời, lãnh đạo cuộc đấu tranh giành chính quyền, cán bộ, đảng viên của Đảng tuyệt đại đa số đều là những nhà cách mạng tự nguyện từ bỏ lợi ích bản thân, xả thân chiến đấu hy sinh vì sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc. Nhiều tấm gương hy sinh oanh liệt của các nhà lãnh đạo, các cán bộ, đảng viên, mãi mãi lưu danh trong lịch sử vẻ vang của Đảng và dân tộc. Tuy nhiên, ngay từ đó, trong cuộc đấu tranh một sống, một chết dưới ách thống trị tàn bạo của chính quyền thực dân phong kiến, cũng đã có những người không chịu nổi thử thách gian nguy, tự rời bỏ hàng ngũ cách mạng, thậm chí đầu hàng địch, phản bội cách mạng. Những người thiếu kiên trung với cách mạng, có biểu hiện dao động, cầu an, Đảng đã thải loại họ. Nhưng đó chỉ là những trường hợp hết sức cá biệt. Đảng không vì thế mà yếu đi. Đảng càng trong sạch và ngày càng phát triển vững mạnh, được các tầng lớp nhân dân tin tưởng, tôn vinh vai trò lãnh đạo và tình nguyện chiến đấu dưới ngọn cờ vinh quang của Đảng.
Ở Việt Nam, thời kỳ kháng chiến chống thực dân, đế quốc đã xuất hiện và phủ định đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập như một tất yếu khách quan. Năm 1945, Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện đã lãnh đạo nhân dân đứng lên khởi nghĩa, giành chính quyền, thiết lập nên Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đảng đặt quyền lợi quốc gia, dân tộc lên trên hết, nên trong những ngày đầu gìn giữ chính quyền và độc lập dân tộc, Đảng đã tuyên bố tự giải tán, mở rộng Chính phủ dân tộc với sự tham gia của nhiều đảng phái đối lập, như: Việt Quốc (Việt Nam Quốc dân đảng); Việt Cách (Việt Nam Cách mạng Đồng minh hội)… Nhưng, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, các tổ chức đảng phái hoặc phản động “bán nước, cầu vinh”, hoặc không đưa ra được đường lối đúng đắn, không vì lợi ích của quốc gia, dân tộc nên lần lượt bị chính nhân dân loại bỏ.  Khi quân Tưởng Giới Thạch rút khỏi Việt Nam, hai đảng này cũng cuốn gói chạy theo. Được sự tiếp tay của đế quốc Mỹ, nhiều đảng phái đã được chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm thành lập ở miền Nam Việt Nam. Song, do mục đích chính trị của những đảng phái này là phá hoại tổng tuyển cử, thống nhất nước nhà, đi ngược lại lợi ích của nhân dân lao động nên nhân dân Việt Nam đã đoàn kết đấu tranh loại bỏ những đảng phái chính trị đó. Cũng có một thời kỳ khá dài, bên cạnh Đảng Cộng sản Việt Nam đã tồn tại hai đảng khác là Đảng Dân chủ Việt Nam và Đảng Xã hội Việt Nam. Tuy nhiên, cả hai đảng này chưa bao giờ đối lập với Đảng Cộng sản Việt Nam, mà đều ủng hộ, thừa nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và sau này hoàn toàn tự nguyện giải tán. 
Có một thực tế, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH) và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (XHCN), biết bao cán bộ, đảng viên ngày đêm ở nơi xa xôi biển đảo, biên cương canh giữ chủ quyền đất nước; nhiều cán bộ, đảng viên dũng cảm chiến đấu trên mặt trận thầm lặng, giữ gìn an ninh chính trị và cuộc sống yên bình cho nhân dân; những cán bộ, đảng viên trực tiếp sản xuất vất vả trong nhà máy, trên đồng ruộng; những cán bộ, đảng viên lao động trí óc ngày đêm miệt mài nghiên cứu, sáng tạo... đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp chung, không tính toán thiệt hơn, không đòi hỏi sự ưu ái cho riêng mình.
“Chống tham nhũng-quyết liệt, kiên trì và hiệu quả”.
Thời gian qua, công tác đấu tranh PCTN, suy thoái ở Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đạt những kết quả bước đầu quan trọng cả trong nhận thức và hành động. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, thể chế quản lý kinh tế-xã hội và PCTN tiếp tục được xây dựng, hoàn thiện và thực hiện tương đối đồng bộ, toàn diện. Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị về công tác đấu tranh PCTN; đồng thời Quốc hội, Chính phủ cụ thể hóa nghị quyết, chỉ thị của Đảng thành chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần đấu tranh đẩy lùi tình trạng tham nhũng, suy thoái. Công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục về PCTN được quan tâm, vai trò của báo chí trong PCTN bước đầu được phát huy, tạo sự chuyển biến về nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân. Vai trò, trách nhiệm, sức chiến đấu của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong PCTN được nâng lên.
Việc xây dựng và tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách về công tác tổ chức, cán bộ để PCTN được quan tâm. Cải cách hành chính công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị được tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và đạt những kết quả tích cực. Việc minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, đảng viên đã được coi trọng thực hiện. Công tác kiểm tra, giám sát, phát hiện, xử lý các hành vi tham nhũng, lãng phí, suy thoái được đẩy mạnh, tạo chuyển biến rõ nét. Tổ chức và hoạt động của cơ quan, đơn vị chuyên trách về PCTN từng bước được kiện toàn, phát huy hiệu quả.
Nhiều vụ việc, vụ án tham nhũng được phát hiện, xử lý nghiêm minh, nhất là những vụ án nghiêm trọng được Ban chỉ đạo Trung ương về PCTN chỉ đạo điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh; bước đầu khắc phục tình trạng án treo về tội phạm tham nhũng; từng bước chú trọng công tác thu hồi tài sản tham nhũng. Tính từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII đến nay, với 11 hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã diễn ra, trong đó có đến 5 Hội nghị Trung ương (6, 7, 8, 9 và 11) có nội dung xử lý, kỷ luật cán bộ sai phạm, gần 60.000 cán bộ, đảng viên đã bị xử lý kỷ luật. Trong số 70 cán bộ cao cấp thuộc diện Trung ương quản lý bị xử lý kỷ luật có cả Ủy viên Bộ Chính trị; Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng; nguyên Phó thủ tướng; bộ trưởng và nguyên bộ trưởng; bí thư tỉnh ủy; nguyên bí thư tỉnh ủy...
“Nhổ cỏ”-cuộc chiến lâu dài.
Đảng Cộng sản Việt Nam, một chính đảng duy nhất lãnh đạo cách mạng Việt Nam đã và đang không ngừng xây dựng và phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân trên thực tế trong nền chính trị nhất nguyên. Nền chính trị nhất nguyên ở Việt Nam là do nhân dân Việt Nam lựa chọn từ chính thực tiễn đấu tranh giải phóng dân tộc và sự nghiệp xây dựng CNXH. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự nghiệp cách mạng ở Việt Nam đã đem lại những quyền cơ bản nhất cho quốc gia, dân tộc và toàn thể nhân dân lao động Việt Nam. Đó là độc lập, tự do cho dân tộc; là quyền tự quyết dân tộc, quyền bình đẳng với mọi quốc gia khác trong việc lựa chọn con đường phát triển của mình; là quyền tự do lập hiến và lập pháp, lựa chọn và xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; là quyền bình đẳng giữa các dân tộc, giữa các thành phần kinh tế; quyền tự do làm giàu theo pháp luật, phát huy dân chủ gắn liền với giữ vững kỷ cương xã hội; là sự tiến bộ trong giáo dục, văn hóa, xã hội, khoa học và công nghệ nhằm mục tiêu vì sự tiến bộ và phát triển toàn diện của con người… Những thành tựu không thể phủ nhận đó đã khẳng định và ngày càng củng cố vững chắc hơn vai trò lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
Như thế, luận chứng vì xã hội Việt Nam thiếu dân chủ do Đảng Cộng sản Việt Nam độc tôn lãnh đạo nên không thể chống tham nhũng thành công là thiếu căn cứ, không thuyết phục. Cần có cách đánh giá khách quan cả mặt làm được và mặt chưa làm được của cuộc đấu tranh chống tham nhũng những năm vừa qua, kể từ Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI đến nay. Rõ ràng, mấy năm gần đây, tệ nạn tham nhũng chưa bị đẩy lùi, nhưng đã ngăn chặn được sự lây lan. Điều đó nói lên, cuộc đấu tranh PCTN vừa qua tuy chuyển biến chậm, chưa đạt mục tiêu, yêu cầu đề ra, nhưng đã có kết quả buớc đầu. Đó là điều không thể phủ nhận. Viện dẫn một luận chứng không đúng sự thật để kết luận rằng, cuộc đấu tranh PCTN hiện nay của Đảng Cộng sản Việt Nam trong điều kiện đảng cầm quyền, độc tôn lãnh đạo cách mạng Việt Nam không thể thành công là điều phi lý.
Cũng cần khách quan khẳng định rằng, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam cũng có lúc phạm phải sai lầm, khuyết điểm; nhưng với bản chất của một đảng chân chính, một đảng cách mạng do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, giáo dục và rèn luyện, Đảng đã sớm nhận ra khuyết điểm và chủ động đưa ra các chủ trương, giải pháp khắc phục hiệu quả. Hiện nay, trong đấu tranh PCTN, Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII đã nhận diện rất cụ thể những biểu hiện suy thoái, xác định mục tiêu, quan điểm, các nhóm giải pháp và việc tổ chức thực hiện. Qua đó thể hiện Đảng xác định quyết tâm chính trị, cả xã hội có sự chuyển mình, cả hệ thống chính trị cùng toàn dân, toàn quân quyết tâm vào cuộc đấu tranh PCTN.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: “Còn những việc làm, mà chưa làm được thì xin đồng bào nguyên lượng. Vì nếu có nấu cơm cũng 15 phút mới chín, huống chi là sửa chữa cả một nước đã 80 năm nô lệ, người tốt có, người xấu có, một đám ruộng có lúa lại có cỏ, muốn nhổ cỏ thì cũng vài ba giờ mới xong”(1). Theo đó, cuộc đấu tranh PCTN của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như việc “nhổ cỏ” đòi hỏi phải có thời gian, không thể một sớm, một chiều có thể khắc phục triệt để tệ tham nhũng. Với quyết tâm chính trị cao của Đảng và hệ thống chính trị, cùng sự đồng lòng, đoàn kết, đồng thuận của nhân dân, cuộc chiến chống tham nhũng, lãng phí dù còn nhiều khó khăn, vất vả, nhưng chúng ta tin rằng sự nghiệp ấy sẽ ngày càng thành công!
#HHĐ#YHB#⧪

CÁC NƯỚC PHẠT LÁI XE UỐNG RƯƠU BIA NHƯ THẾ NÀO ?

Lái xe uống rượu bia và có nồng độ cồn trong hơi thở và máu bị xử phạt nghiêm khắc ở nhiều nước trên thế giới.
Anh
Ở Anh, nếu một người bị kết tội lái xe khi uống rượu, họ có thể bị phạt, cấm lái xe hoặc thậm chí bị tù. Những hình phạt này phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội.
Cụ thể, bị kết tội lái xe khi nồng độ cồn vượt quá quy định 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0.35mg/1 lít khí thở có thể bị phạt tù từ 3 tháng đến 6 tháng, nộp phạt 2.500 bảng Anh hoặc cấm lái xe ít nhất 1 năm. Người từ chối cung cấp mẫu máu, hơi thở hoặc nước tiểu để đo nồng độ cồn có thể bị tù 6 tháng, bị phạt tiền hoặc cấm lái xe ít nhất 1 năm. Gây tử vong khi lái xe bất cẩn do uống rượu bia được coi là vi phạm nghiêm trọng và có thể bị phạt tù 14 năm, phạt tiền, cấm lái xe ít nhất 2 năm.
Australia
Từ ngày 20.5.2019, bang New South Wales của Australia áp dụng các hình phạt cứng rắn hơn đối với vi phạm lái xe có nồng độ cồn ở mức độ thấp. Sự thay đổi này là một phần trong những cải cách của Kế hoạch An toàn Đường bộ năm 2021 nhằm giảm thương vong liên quan đến rượu và ma túy trên đường ở New South Wales.
Theo đó, các vi phạm như nồng độ cồn từ 0.15 mg/1 lít khí thở trở lên, từ chối đo khí thở, xét nghiệm máu hoặc nồng độ cồn trong máu sẽ bị phạt 3.300 đô la Australia nếu vi phạm lần đầu, phạt 5.500 đô la nếu vi phạm từ lần 2 trở đi, phạt tù từ 18 tháng đến 2 năm, tước bằng lái từ 1-2 năm.
Với các tài xế có nồng độ cồn từ 0.08 đến dưới 0.15 mg/1 lít khí thở chịu mức phạt từ 2.200 đến 3.300 đô la, phạt tù từ 9 tháng đến 12 tháng, tước bằng lái từ 6 tháng đến 12 tháng.
Các tài xế có nồng độ cồn từ 0.05 đến dưới 0.08 mg/1 lít khí thở chịu mức phạt 572 đô la, tước bằng lái từ 3-6 tháng, không có hình phạt tù.
New Zealand
Nếu bạn 20 tuổi trở lên, bạn không được lái xe, hoặc cố lái xe, nếu nồng độ cồn trong hơi thở hơn 0.25 mg/1 lít, hoặc nồng độ cồn trong máu hơn 50 mg/100 ml.
Có hai mức phạt, tùy thuộc vào mức độ vượt quá giới hạn.Nếu nồng độ cồn trong hơi thở từ 0.25 đến 0.4mg hoặc nếu nồng độ cồn trong máu từ 50 đến 80 mg, bạn có thể nhận thông báo vi phạm tại chỗ 200 đô la New Zealand.
Nếu nồng độ cồn trong hơi thở hơn 0.4mg hoặc nồng độ cồn trong máu hơn 80 mg, bạn có thể bị truy tố ra tòa và nếu bị kết án, có thể bị bỏ tù lên đến 3 tháng hoặc bị phạt tới 4.500 đôla, tước bằng lái ít nhất 6 tháng.
Trung Quốc
Theo pháp luật Trung Quốc, những trường hợp có nồng độ cồn dưới 80 mg/100 ml máu sẽ bị phạt từ 1.000 nhân dân tệ đến 2.000 nhân dân tệ (3 triệu - 6 triệu đồng) và đình chỉ giấy phép lái xe trong 6 tháng.Trường hợp nồng độ cồn trên 80 mg/100 ml máu bị phạt tối đa 3 năm tù và bị cấm lái xe trong vòng 5 năm.
Hàn Quốc
Xứ sở Kim chi nổi tiếng với rượu soju, nhưng chỉ uống 3 ly rượu này và ngồi lên xe, người lái xe lập tức đối diện với 3 năm tù giam.
Với nồng độ cồn vượt mức 0,05 mg/lít khí thở, người lái xe sẽ bị quy vào tội hình sự và có thể ngồi tù 3 năm và phạt 10 triệu won (khoảng 8.800 USD hay 206 triệu đồng) và bằng lái sẽ bị thu hồi hoặc đình chỉ tùy thuộc vào mức độ
Bên cạnh đó, các lỗi chống lại yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn cũng bị coi là tội hình sự. Nếu không có lý do chính đáng, người lái xe không tuân thủ yêu cầu của cảnh sát sẽ bị bắt ngay lập tức hoặc bị truy nã nếu bỏ trốn.
Đài Loan (Trung Quốc)
Trường hợp có nồng độ cồn từ 5 mg đến dưới 11 mg/100 ml máu: Phạt tiền từ 15.000 Đài tệ đến 90.000 Đài tệ (từ 11 triệu đến 70 triệu đồng)Trường hợp có nồng độ cồn từ 11 mg/100 ml máu trở lên: Đình chỉ giấy phép lái xe 1 năm và án tù tối đa 2 năm.Nếu người lái xe bị kết án gây ra tai nạn, hình phạt sẽ tăng thêm gấp rưỡi.Nếu người lái xe gây thương tích nghiêm trọng hoặc tử vong, tước bằng lái suốt đời hoặc thậm chí đối mặt với án tử hình.
Nhật Bản
Đất nước Mặt trời mọc có khung hình phạt nghiêm khắc vào loại nhất thế giới với các tội liên quan đến uống rượu bia và lái xe.
Với nồng độ cồn từ 0,15 mg/lít khí thở (tương đương với 1 ly bia), người điều khiển xe bị quy vào lỗi "lái xe trong điều kiện không tỉnh táo", bị phạt tù lên tới 3 năm và 500.000 Yen (khoảng 4.500 USD hay 104 triệu đồng).
Khi cảnh sát giao thông phát hiện tài xế "lái xe trong tình trạng say rượu", người vi phạm có thể bị phạt tới 5 năm tù và 1 triệu yen (khoảng 200 triệu đồng).
Đặc biệt, nếu phương tiện của lái xe say rượu hoặc không tỉnh táo chở theo hành khách, hành khách cũng bị xử phạt tiền hoặc thậm chí ngồi tù.
Đối với những lái xe không tuân thủ yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn, họ có thể bị quy vào tội chống người thi hành công vụ với mức phạt tương đương hoặc hơn tội lái xe trong tình trạng say rượu.
Thậm chí, vì số lượng người đi xe đạp rất lớn, nên ở Nhật, người đi xe đạp cũng chịu những chế tài về rượu bia như người lái ôtô để đảm bảo an toàn cho người đi bộ.
Singapore
Đảo quốc Sư tử nổi tiếng với sự sạch sẽ và kỷ luật và cũng không nhân nhượng với những hành vi lái xe vô trách nhiệm. Cũng như Nhật Bản, Singapore cũng có hình phạt tù, phạt tiền và lao động công ích đối với những lái xe vi phạm về nồng độ cồn. Hẳn nhiều quý vị ở đây cũng biết đến điều luật Cấm nhai và bán kẹo cao su ở nơi công cộng của quốc đảo Singapore. Ai vi phạm sẽ bị phạt 1,000 đô Sing, bất kể quý vị là ai.
Luật này được xây dựng từ thời ông Lý Quang Diệu (bố ông Lý Hiển Long - thủ tướng hiện nay của Sing) và có hiệu lực thi hành vào khoảng những năm 1990 (cách đây 30 năm).
Song song với phạt nhiều tiền vì nhai kẹo cao su thì còn có thể bị ngồi tù hoặc phạt đòn roi vì phá hoại của công (viết, vẽ bậy lên tường, graffiti...) hay phạt tiền kể cả nếu đi WC không xả nước... như trên hình này. Có thể thấy đây đều là những hình phạt rất nặng được áp dụng từ khá lâu rồi.
Tôi không biết quý vị nghĩ gì nhưng không phải ngẫu nhiên mà Singapore sạch sẽ, không phải tự dưng mà dân Sing "ý thức cao" mà rõ ràng chính là "chế tài mạnh sẽ nâng cao dân trí".
Hy vọng quý vị độc giả không áp dụng kiểu "tiêu chuẩn kép" vào mọi vấn đề: Vừa muốn giảm thiểu tai nạn giao thông, vừa muốn được uống bia rượu khi lái xe...
- Sưu tầm -
#CSN

1 TRONG 3 CUỘC “CÁCH MẠNG” NHÂN VĂN, CỨU NGƯỜI

Trong vòng 25 năm, có 3 luật định quan trọng nhằm thay đổi ý thức, thói quen của người dân. Đó là Quy định về cấm sản xuất, buôn bán và đốt pháo; Quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông và Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia mới có hiệu lực từ 1.1.2020. Đây là 3 luật định được coi là những “cuộc cách mạng” nhân văn, cứu người.
Tròn 25 năm trước, ngày 1.1.1995, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị “Về việc cấm sản xuất, buôn bán và đốt pháo”. Đây là Chỉ thị mang tính lịch sử bởi thói quen sản xuất, buôn bán và đốt pháo đã tồn tại từ hàng ngàn năm đối với người Việt Nam.
Trước khi có Chỉ thị về việc cấm sản xuất, buôn bán và đốt pháo thì mỗi khi Tết đến, xuân về cùng với tiếng nổ tưởng như vui tai lại là mối nguy hiểm thường trực: ám ảnh về tai nạn liên quan đến pháo. Hàng nghìn nạn nhân mỗi năm chính là lý do Chính phủ buộc phải ra một lệnh cấm mà giai đoạn đầu không phải người dân nào cũng ủng hộ. Nhưng tính mạng con người cũng như những hệ lụy về an ninh trật tự xã hội do pháo gây ra trở thành một yêu cầu mà ý thức, thói quen tồn tại lâu đời phải thay đổi để phù hợp với yêu cầu cuộc sống hiện đại.
25 năm trôi qua, quyết định được đánh giá là quyết liệt và dũng cảm ấy đã được người dân chấp nhận và thực hiện. Tuy rằng cho đến thời điểm này, khi Tết đến, vẫn còn đâu đó tiếng pháo nổ, vẫn còn những vụ buôn lậu pháo bị triệt phá thì phải khẳng định, quyết định cấm pháo đã cứu hàng trăm mạng người.
Năm 2007, một quy định mới ra đời, lúc đầu cũng gây hụt hẫng. Đó là quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với người đi xe máy khi tham gia giao thông. Trước đó, có đến 95% người dân ra đường không đội mũ bảo hiểm và không có một chế tài nào được đưa ra. Nghị định quy định về đội mũ bảo hiểm cũng được coi là một quy định có tính chất lịch sử bởi con số 1.000 vụ tai nạn mỗi năm, hơn 10.000 người chết và bị thương mà phần lớn trong số đó không đội mũ bảo hiểm chính là những con số biết nói mà những người đứng đầu Chính phủ buộc phải hành động. Theo Tổ chức Y tế thế giới, việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông có thể giảm tỉ lệ tử vong tới 42% và giảm tới 69% những ca chấn thương sọ não.
Cũng không dễ để thay đổi thói quen này, nhất là khi nhiều người dân cho rằng, việc đội mũ là phiền hà và cũng phải mất một khoản tiền để mua mũ bảo hiểm. Thực tế trong nhiều năm kể từ khi thực hiện quy định, xuất hiện tình trạng đối phó với những chiếc mũ bảo hiểm không đúng quy cách, không có tác dụng bảo vệ. Ngày 1.1.2014, Chính phủ tiếp tục ra Nghị định 171 với yêu cầu bắt buộc người đi trên môtô, xe máy đội mũ bảo hiểm không có chứng nhận và dán nhãn theo tiêu chuẩn quốc gia sẽ bị xử phạt như không đội mũ.
Tổng kết 10 năm thực hiện quy định đội mũ bảo hiểm bắt buộc, báo cáo nghiên cứu độc lập của Quỹ phòng, chống thương vong Châu Á cho thấy 500.000 ca chấn thương đầu và 15.000 ca tử vong đã được ngăn chặn nhờ sự gia tăng đội mũ bảo hiểm. Đó là con số rất ấn tượng.
Và 25 năm sau khi quy định cấm sản xuất, buôn bán và đốt pháo đi vào cuộc sống thì Luật phòng, chống tác hại của rượu bia có hiệu lực.
Với nhiều người Việt Nam, uống rượu là một thói quen, thậm chí còn được coi là một nét văn hóa. Một con số đáng giật mình đưa ra là hiện nay, mỗi năm có 4,5 tỉ lít bia, rượu trôi qua cổ họng người Việt đứng Top đầu Đông Nam Á.

Tác hại của rượu bia không chỉ dừng lại ở báo cáo của Ủy ban An toàn Giao thông về số vụ tai nạn, thương tích và tử vong có nguyên nhân từ thú vui uống rượu, chè chén mà còn là số vụ đánh nhau mỗi dịp Tết. Tết Kỷ Hợi 2019, chỉ trong 9 ngày Tết các bệnh viện trong cả nước tiếp nhận gần 5.500 trường hợp phải cấp cứu do đánh nhau, 45.622 ca khám, cấp cứu tai nạn giao thông. Trong đó phần lớn là do sử dụng rượu bia ngày Tết. Ngăn chặn tác hại của rượu bia sẽ tác động mạnh tới ý thức, thói quen của cả triệu người Việt, thậm chí ngành công nghiệp bia-rượu ở Việt Nam có thể bị ảnh hưởng phần nào. Nhưng rõ ràng đây là luật cần thiết, nhân văn bởi lẽ hạn chế bia-rượu sẽ giảm được số người say xỉn đánh lộn, giảm được các vụ tai nạn giao thông và khoản tiền hàng chục nghìn tỉ để chữa trị cho các bệnh nhân - nạn nhân của bia rượu sẽ không mất đi một cách vô lý.
Để luật đi vào cuộc sống, nhất là những luật định đòi hỏi phải thay đổi ý thức, thói quen là một điều rất khó và không thể chỉ trong một vài ngày, một vài tháng là người dân tự giác thực hiện.
Đơn cử như câu chuyện cấm pháo, 25 năm trôi qua nhưng cho đến thời điểm này, mỗi khi Tết đến, Xuân về là thị trường pháo lậu lại nhộn nhịp. Pháo lậu vẫn tìm cách lọt qua biên giới để vào Việt Nam. Ngay hôm 3.1, tại Lào Cai, tổ công tác Biên phòng Phố Tèo, đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Lào Cai, đã phát hiện và bắt giữ hơn 600kg pháo hoa nổ được các đối tượng vận chuyển từ Trung Quốc vượt biên giới vào Việt Nam. Đó là một ví dụ điển hình, hàng chục vụ buôn bán pháo nổ với số lượng lớn bị bắt giữ từ tháng 11 tới nay cho thấy không được chủ quan, buông lỏng. Năm ngoái, số ca nhập viện do pháo lên đến hơn 300 ca được các bệnh viện ghi nhận.
Cũng như câu chuyện đội mũ bảo hiểm. Luật đã ban hành, quy định xử phạt rõ ràng nhưng tỉ lệ không đội mũ bảo hiểm khi ra đường vẫn khoảng 10%, riêng trẻ em tỉ lệ này lên đến trên 40%.
Với quy định về xử phạt người tham gia giao thông không sử dụng rượu bia còn gian nan hơn nhiều. Đã xuất hiện những chiêu trò ứng phó với luật, với Cảnh sát giao thông để tìm cách “lách” luật. Mức phạt cho các hành vi này tăng rất cao, đối với người đi xe máy sử dụng rượu - bia có thể bị phạt tới 8 triệu đồng, người điều khiển ôtô có thể bị phạt tới 40 triệu đồng. Nhưng qua kiểm tra cho thấy, vẫn còn rất nhiều người bất chấp, hoặc tìm cách qua mặt lực lượng chức năng để thỏa mãn nhu cầu cá nhân, coi thường tính mạng của mình và những người khác.
3 “cuộc cách mạng” rất cần sự ủng hộ của mỗi người dân bởi đó là những luật định nhân văn, cứu người.

Hãy tôn trọng quyền công dân của ông Thích Minh Tuệ

[CAND] Thời gian gần đây, hiện tượng liên quan ông Lê Anh Tú (Thích Minh Tuệ) tiếp tục gây ồn ào trên mạng xã hội. Mặc dù những thông tin lợ...