Thứ Ba, 27 tháng 11, 2018

SỰ THOÁI HÓA BIẾN CHẤT CỦA NHÀ VĂN NGUYÊN NGỌC ĐẰNG SAU LỜI TUYÊN BỐ BỎ ĐẢNG

Vài ngày qua, dư luận, đặc biệt là những kẻ cơ hội chính trị, cực đoan chống đối, phản động lưu vong ở nước ngoài đang vui mừng, hí hửng chia sẻ thông tin về việc nhà văn Nguyên Ngọc tuyên bố bỏ Đảng. Bọn chúng cho rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đến lúc suy yếu vì có nhiều người tuyên bố bỏ Đảng! Thậm chí một số trang phản động giật tít “Rộ phong trào bỏ Đảng sau khi tuyên bố kỷ luật Chu Hảo”… Tuy nhiên, nhân dân và cộng đồng mạng mới chỉ nghe một chiều từ những kẻ chống phá. Chúng tôi xin cung cấp thêm thông tin để bạn đọc vì hiểu vì sao Nguyên Ngọc và một số kẻ cơ hội chính trị khác lại tuyên bố “bỏ Đảng”.
Đối với hầu hết người dân Việt Nam, nhất là với những người đã trưởng thành thì không ai lại gì với cái tên Nguyên Ngọc. Chúng ta biết đến Nguyên Ngọc theo chiều hướng tích cực với tư cách là một nhà văn lớn. Những tác phẩm như “Đất nước đứng lên”, “Rừng xà nu”… đã được đưa vào chương trình Sách giáo khoa, và trong chúng ta chắc ai cũng một vài lần làm bài thi, bài kiểm tra liên quan đến tác phẩm của ông ấy!
Nhưng ít ai biết rằng, Nguyên Ngọc đã suy thoái, đã “đổ đốn” từ khá lâu. Nếu chịu khó tìm hiểu, nghiên cứu thì bạn đọc cũng đã nhiều lần biết chúng ta đã phản ánh. Dư luận căm phẫn nhất, sục sôi nhất là lần ông ta và một nhóm những kẻ suy thoái xuyên tạc về hình ảnh Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu (bạn đọc có thể xem lại tại đây: https://www.facebook.com/thongtinchongphandong/videos/501628103509592/?t=0).
Những tình tiết sau đây sẽ cho bạn đọc biết kỹ hơn, rõ hơn về kẻ cơ hội chính trị, kẻ suy thoái Nguyên Ngọc.
Nguyên Ngọc trong một lần tham gia cùng nhóm No-U Hà Nội
Nguyên Ngọc không chỉ là nhà văn nổi tiếng, ông ta còn được Đảng, Nhà nước coi trọng, đề bạt giữ nhiều chức vụ quan trọng, giữ đến chức Phó Tổng thư ký Hội nhà văn Việt Nam.
Khi còn đảm nhiệm vai trò Tổng biên tập Báo Văn nghệ và Phó Tổng thư ký Hội Nhà Văn Việt Nam, Nguyên Ngọc đã bảo kê cho Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài đăng những truyện ngắn, những tiểu luận chửi cả các Danh nhân và Lịch sử Việt Nam. Năm 1988, quyển tiểu thuyết đầu tay của Phạm Thị Hoài được xuất bản tại Hà Nội nhan đề “Thiên sứ” nhưng ngay sau đó tiểu thuyết này bị cấm lưu hành. Sau này, khi đã qua Đức sinh sống, Phạm Thị Hoài đã lập ra Talawas là một diễn đàn trực tuyến được thành lập từ năm 2001 và Hoài làm tổng biên tập, chuyên viết xuyên tạc về chính trị và tình hình đất nước. Với vai trò là Tổng biên tập Báo Văn Nghệ, Nguyên Ngọc cũng đã cho xuất bản rất nhiều truyện ngắn trên báo này của Nguyễn Huy Thiệp, những truyện ngắn với những ẩn ý hết sức xuyên tạc, phản động.
Đầu những năm 1990, Nguyên Ngọc bị đơn vị chủ quản là báo Văn Nghệ phê phán về việc có tư tưởng đi ngược lại với đường lối của Đảng và nhà nước. Đồng thời, ông ta bị cách chức và buộc rời khỏi các vị trí quan trọng nhất trong đời văn của mình. Sau khi bị “buộc” từ chức với danh nghĩa về hưu trước tuổi, ông ta liền công khai quay ngoắt lại chống Hội Nhà Văn và thành lập cái gọi là “Văn đoàn độc lập”. Thực chất đây là một nhóm chống phá Nhà nước Việt Nam (quý độc giả đã thấy một số thành viên nhóm này trong clip xuyên tạc về Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu).
Người ta đọc danh sách 61 người ký tên vào bản tuyên bố thành lập “Văn đoàn độc lập” thì thấy toàn cái tên nổi bật chuyên vu cáo xuyên tạc hoặc đả kích chế độ như: Hà Sĩ Phu, Nguyễn Quang Lập, Bùi Minh Quốc, Nguyễn Huệ Chi… ngoài ra còn có cả nhà văn Vũ Thư Hiên, được coi là kẻ đào tẩu muộn màng ra nước ngoài. Lướt qua 61 gương mặt nhà văn ấy ta thấy ít nhất là 15 người đã từng vào tù, vô khám vì lý do làm gián điệp cho nước ngoài, tham nhũng, lợi dụng tự do để xuyên tạc chế độ, vài người là ducanger đang sống lưu vong ở nước ngoài, 12 người là gốc Việt có quốc tịch nước ngoài. Hầu hết họ đều là những người có ân oán với Dân tộc. Những nhà văn nói trên trừ Nguyên Ngọc chẳng ai có gương mặt sáng sủa và có tác phẩm nào đáng giá để cho công chúng đọc. Nếu có chăng là một vài tác giả vì “nhận thức lại” đã bị khai trừ khỏi đảng như Bùi Minh Quốc, Tiêu Dao Bảo Cự, Mai Thái Lính, Hoàng Hưng… Điều làm chúng ta chú ý là trong danh sách trên có nhiều người có quốc tịch nước ngoài cũng đã có dày dạn “thành tích” chống phá Tổ Quốc nhưng lại có tiềm năng kinh tế, Nguyên Ngọc láu cá bắt được cả hai tay, vừa có ý “hòa hợp hòa giải” một động thái xu nịnh bọn chống Cộng ở nước ngoài, vừa kiếm được chỗ tài trợ cho hội của ông.
Nguyên Ngọc viết stt tuyên bố ra khỏi Đảng
Qua các tham luận tại các hội thảo sau khi “về hưu “, Nguyên Ngọc liên tục đưa ra những khái niệm mới do ông nghĩ ra như: “Tất cả các tác phẩm văn học viết trong chiến tranh (Việt Nam) đều là những kiểu viết “minh họa” đầy chất đặt hàng của Đảng mà không phải viết do cảm xúc, do tình người của Nhà văn. Do đó những tác phẩm thời chiến không có giá trị, bây giờ ta phải có nhận thức mới để thoát khỏi sự can thiệp của Đảng“!
Hậm hực do bị đuổi khỏi vị trí ngỡ như bước đà danh vọng đỉnh cao danh vọng của đời mình, ông đã liên tục có những hành vi bôi nhọ Đảng Cộng Sản Việt Nam mà có lẽ ông đã quên đi lời văn năm nào: “Ngày xưa, người đối với người coi nhau như thú dữ, bây giờ có Đảng, có chính phủ, có cán bộ… người với người mới tin yêu nhau, giúp nhau như thể anh em một nhà vậy. Đó là bản chất của Chủ Nghĩa Xã Hội chúng ta đấy bà con ạ…”. (Trích “ Mùa hoa thuốc phiện cuối cùng“ của Nguyên Ngọc).
Viết đến đây thì tôi thấy việc có người tự ném cứt vô mặt mình là có thật, không rõ khi phát ngôn gây sốc như vậy, liệu ông có nghĩ tới “Đất Nước Đứng Lên”, “Rừng Xà Nu”, “Đường Chúng Ta Đi”, “Đất Quảng” có phải do ông đã ngu ngốc “minh hoạ” theo đơn đặt hàng của Đảng hay ông tự viết ra từ cảm xúc một người lính trong lúc đối mặt với kẻ thù gian ác mà chính ông đã từng vạch tội chúng trong các tác phẩm nói trên?
Năm 2013, Nguyên Ngọc cùng bè lũ “Văn đoàn độc lập” của mình đã kí tên vào “Bản góp ý Sửa đổi Hiến Pháp 2013” phủ định hoàn toàn Đảng Cộng Sản, như đòi bỏ Điều 4 trong Hiến Pháp, đề nghị đa nguyên, đa đảng, đổi tên nước, thay quốc kỳ, lập lưỡng viện, thực hiện tam quyền phân lập v.v…
Kể về thâm thù vì danh vọng của ông, người ta không thể không nhắc tới việc năm 2000, Nguyên Ngọc được mời nhận Huân chương Độc Lập hạng Nhì, nhưng ông từ chối không nhận vì các lý do mà mọi người ở làng văn đều biết: Nguyên Ngọc tự cho mình phải được hạng Nhất, có cống hiến nhiều thế, có nằm gai, nếm mật nhiều thế sao lại hạng Nhì, thế đứa nào là hạng Nhất. Nhưng thực tế năm đó không có ai được trao hạng Nhất.
Người ta biết thừa rằng Nguyên Ngọc bực tức, bất mãn đến điên cuồng vì các thành viên trong Hội đồng xét duyệt các Giải thưởng văn học năm ấy không bỏ phiếu cho ông để được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh.
Và sau đó còn vài giải nữa Nguyên Ngọc đều tẩy chay không nhận, cho mình phải là người đoạt hạng nhất, hạng thấp hơn là đồ bỏ. Ông ta muốn mọi người tôn sùng ông, coi ông là lãnh tụ văn học, ông phải là con người quyết định mọi việc cho người khác, không ai có quyền quyết định ông.
Ngoài ra, Nguyên Ngọc cũng là cái tên được biết đến tại một số “diễn đàn xã hội dân sự”, thực chất cũng là nơi tập hợp những kẻ chống phá Đảng, Nhà nước mà chúng tôi đã nhiều lần đề cập đến. (Quý độc giả tham khảo thêm tại đây: https://thongtinchongphandong.com/canh-giac-voi-chieu-tro-co-vu-cho-su-ra-doi-hoat-dong-cua-to-chuc-xa-hoi-dan-su-doc-lap/)
Như vậy, việc Nguyên Ngọc đăng stt ra khỏi Đảng Cộng Sản Việt Nam vào đêm 26/10/2018 không phải là đột ngột hay tuổi cao nên lú lẫn. Tất cả đều có nguyên do và đó một quá trình gắn liền với giai đoạn ông còn đương chức. Chung quy cũng chỉ vì ông quá đề cao bản thân, để rồi khi bị ngã khỏi đà danh vọng của cuộc đời bởi sự ngông cuồng của chính mình, thì lại thù ghét xã hội, đất nước . Đây cũng là bệnh chung của các nhà “dân chủ” ở Việt Nam.
Nhiều bạn đọc cho rằng, việc làm của Nguyên Ngọc và một số kẻ suy thoái, bất mãn chẳng qua là chút vớt vát cái tôi cá nhân, vớt vát chút danh dự vì những kẻ này không tuyên bố “bỏ Đảng” thì cũng sẽ đến lúc “Đảng bỏ”, nhất là sau khi Trung ương tuyên bố sẽ kỷ luật Chu Hảo – một đảng viên, một tri thức suy thoái, tự diễn biến, tự chuyển hoá thì những kẻ suy thoái khác cũng nghĩ ngay đến số phận của mình. Về việc một bộ phận đảng viên suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã biết rõ, đã nêu cụ thể thành các biểu hiện trong Nghị quyết Trung ương 4, Khoá XII. Đây cũng là một trong những nổ lực, cố gắng xây dựng Đảng của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đang được đông đảo đảng viên và nhân dân đồng tình, ủng hộ tuyệt đối.
Nhiều đảng viên chân chính tỏ ra vui mừng, phấn khởi vì loại bỏ được những kẻ này thì Đảng càng trong sạch hơn.
Gà Báo Thức, Huyền Trang

Thứ Năm, 22 tháng 11, 2018

CÁI KẾT CHO NHỮNG KẺ THAM GIA LẬT ĐỔ CHÍNH QUYỀN NHÂN DÂN, PHẢN BỘI TỔ QUỐC

Lê Thu Hà (thành viên Hội anh em dân chủ) một kẻ hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, trong vụ án Nguyễn Văn Đài và đồng bọn. Ả bị kết án 9 năm tù giam và 2 năm quản chế, nhưng sau một thời gian cũng với sự “giúp đỡ tích cực” của xứ nhân quyền mà ả được thả cùng với Nguyễn Văn Đài vào ngày 8/6/2018 và được sang Đức tị nạn. Tất nhiên với một kẻ có thành tích chống phá như ả thì việc được tị nạn ở Đức là điều không quá bất ngờ.
Trong hình ảnh có thể có: 1 người Nhưng sau hơn 5 tháng ở xứ “nhân quyền” ăn không, ngồi chơi xơi nước mà không có thành tích chống phá gì nên đã không thể trụ lại với xứ “nhân quyền” hằng mơ ước đành phải về Việt Nam. Một sự vỡ mộng cho những kẻ luôn nghĩ sẽ được ăn sung mặc sướng mà không phải làm gì.
Tuy nhiên trớ trêu thay Nhưng khi đến Sân bay Nội Bài, Hà đã không được nhập cảnh vì đã nằm trong diện cấm nhập cảnh.
Bà Bình Minh - Mẹ Hà trả lời BBC cho biết thêm: "Hà khi còn ở bên Đức mỗi lần gọi tôi đều nói muốn về Việt Nam chăm sóc mẹ, rồi than ở Đức buồn chán quá, thiếu thốn tình cảm, giống như bị trầm cảm." Và với một kẻ phản bội Tổ quốc, chống lại Nhà nước như vậy thì thiết nghĩ về lại đất nước thì cũng chẳng có ích gì cho đất nước này. Một cái giá phải trả cho sự ảo tưởng và ngu ngốc. Đó cũng là một tấm gương cho những kẻ còn ôm mộng được sống sung sướng nơi xứ “tự do, nhân quyền”. Qua đây cũng xin nhắc nhở trường hợp của Mẹ Nấm nữa, ả cũng mới được sang định cư và họ cũng cho ả 6 tháng thời gian để xem thái độ của ả thôi. Nhìn đó mà cứ ôm mộng!

Thứ Tư, 14 tháng 11, 2018

CHIỀU SÂU CỦA SỨC MẠNH ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN


Từ nhiều năm nay, Ngày hội ĐĐK toàn dân tộc như sợi dây gắn kết tình làng, nghĩa nước. Trên khắp các làng quê, ngõ phố, ở đâu có dân cư, ở đó có niềm vui người già, nụ cười con trẻ, tinh thần rạng rỡ của nam thanh, nữ tú trong những lời ca tiếng hát chào mừng ngày hội toàn dân. Ở các thôn, làng, phum, sóc, bản, mường xa xôi, hẻo lánh, ngày hội là dịp để đồng bào các dân tộc thiểu số giao lưu văn hóa, trưng diện những bộ trang phục truyền thống đẹp nhất, tổ chức các hoạt động dân ca, dân vũ, trò chơi dân gian nhằm tôn vinh vẻ đẹp bản sắc cộng đồng và sức sống trường tồn của khối ĐĐK dân tộc.
Kết quả hình ảnh cho ngày đại đoàn kết toàn dân tộc
Chiều sâu của Ngày hội ĐĐK toàn dân tộc còn thể hiện ở tinh thần tương thân tương ái, "lá lành đùm lá rách" trong cộng đồng. Một trong những con số "biết nói” thể hiện tinh thần đó là trong 18 năm qua, kể từ khi Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phát động phong trào cả nước vì người nghèo, các tổ chức, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước đã ủng hộ được hơn 50.000 tỷ đồng. Số tiền ý nghĩa này được các địa phương hỗ trợ bà con nghèo xây dựng, sửa chữa gần 1,5 triệu căn nhà ĐĐK; giúp đỡ hàng triệu hộ nghèo, cận nghèo về vốn, tư liệu sản xuất để vượt khó, từng bước ổn định cuộc sống.
Muốn đi nhanh thì đi một mình. Muốn đi xa thì hãy đi cùng nhau. Một cá nhân dù có tài giỏi đến mấy mà đi một mình thì cũng có lúc hụt hơi, đuối sức. Thế nên, muốn tiến xa, tiến bền bỉ, tiến vững chắc, thì bất cứ ai cũng phải dựa vào sức mạnh của tập thể, cộng đồng. Vì vậy, Ngày hội ĐĐK toàn dân tộc không dừng lại ở chỗ gặp mặt, giao lưu văn hóa, văn nghệ, động viên nhau vươn lên trong cuộc sống, mà tinh thần ĐĐK cần được gìn giữ, thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi, mọi công việc. Đoàn kết cùng giúp nhau phát triển kinh tế, lao động sản xuất, làm giàu chính đáng để “ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành” như Bác Hồ hằng mong muốn. Đoàn kết cùng tham gia xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh, góp phần kiến tạo nền tảng tinh thần xã hội tốt đẹp. Đoàn kết cùng chung tay làm cho cảnh quan môi trường luôn xanh, sạch, đẹp để ai cũng có điều kiện sống trong môi trường an lành. Đoàn kết cùng góp sức giữ gìn trật tự trị an, củng cố và tăng cường tiềm lực, sức mạnh quốc phòng, làm thất bại mọi âm mưu, hành động phá hoại của các phần tử xấu ngay từ cơ sở...
Xã hội hiện nay, khi trình độ dân trí cao, nhu cầu của các tầng lớp nhân dân ngày càng đa dạng, thì mức độ yêu cầu về đoàn kết cũng phải ở tầm cao mới. Đoàn kết không có nghĩa là vuốt ve, xuôi chiều, ba phải, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh, thờ ơ trước những cái xấu, các ác. Đoàn kết là phải lấy điều hay lẽ phải làm trọng, lấy truyền thống nhân nghĩa làm điểm tựa, lấy tinh thần phát huy dân chủ đi đôi với giữ gìn kỷ cương luật pháp làm mục tiêu thực hiện. Vì đâu đó đã xuất hiện biểu hiện tư tưởng đoàn kết cục bộ, địa phương chủ nghĩa, chỉ quan tâm đến việc cố kết sức mạnh cộng đồng trong làng xóm, ứng xử đoàn kết theo kiểu "lệ làng”, mà chưa coi trọng ý thức tuân phủ "phép nước” một cách nghiêm minh. Căn cơ hơn, giải quyết hợp lý, hài hòa lợi ích cho mọi tầng lớp dân cư, đồng thời biết xử lý, “hóa giải” kịp thời, thỏa đáng mọi vướng mắc, mâu thuẫn nảy sinh từ cơ sở cũng là biện pháp hữu hiệu để củng cố sự đồng thuận trong nhân dân.

NGUYỄN THÁI HỢP - KẺ CẦM ĐẦU GÂY CHIA RẼ KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC

Hàng loạt hoạt động vi phạm pháp luật có hệ thống liên tiếp diễn ra với quy mô ngày càng lớn và tính chất ngày càng phức tạp. Từ lấn chiếm, chuyển nhượng đất đai, xây dựng công trình trái pháp luật đến tổ chức hành lễ ngoài cơ sở thờ tự, vi phạm Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo. Từ đánh đập, bắt giữ người trái pháp luật đến tụ tập tuần hành, kích động đông người gây rối ANTT… Điều đó đã ảnh hưởng xấu đến hình ảnh giáo hội Công giáo, làm mất ổn định an ninh trật tự, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
.
Nguyễn Thái Hợp và một số thành viên tham gia tổ chức khủng bố Việt Tân
Từ một Giáo phận vốn yên bình trở thành một giáo phận “nóng”, phức tạp với nhiều vụ việc vi phạm pháp luật; biến những giáo dân vốn hiền lành, chân quê thành những kẻ chỉ biết nổi loạn, gây rối, chống đối chính quyền. Một số vụ việc nổi bật như: Lấn chiếm đất đai, xây dựng công trình trái phép ở giáo xứ Ngọc Long; cướp đất ở giáo xứ Làng Rào; lấn chiếm đất đai tại giáo xứ Lập Thạch và giáo họ Yên Trạch (Nghệ An). Gây rối trật tự công cộng, đánh đập, bắt giữ người trái pháp luật ở xã Yên Khê, huyện Con Cuông; bắt giữ người trái pháp luật, hủy hoại tài sản công dân ở giáo xứ Mỹ Yên năm 2013. Vụ kích động hàng trăm giáo dân ở giáo xứ Đông Yên (Hà Tĩnh) gây rối, không chịu di rời trả lại mặt bằng cho tỉnh Hà Tĩnh thi công cảng Vũng Áng mặc dù đã nhận tiền đền bù. Và cũng trong vụ này, giám mục Nguyễn Thái Hợp đã giữ lại 20% số tiền đền bù của các hộ giáo dân xung quanh nhà thờ không biết nhằm mục đích gì (?). Vụ hơn 500 giáo dân giáo xứ Xuân Kiều mang theo cuốc, xẻng, búa đến đập phá tường rào và cướp đất của Trường mầm non Nghi Kiều, Nghệ An tháng 10 năm 2015.
Đặc biệt, sau sự cố ô nhiễm môi trường biển do Formosa gây ra, đời sống của nhân dân các tỉnh từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế, nhất là nhân dân ven biển gặp muôn vàn khó khăn. Trước tình hình trên, Chính phủ, các cơ quan chức năng đã nhanh chóng vào cuộc để làm rõ vụ việc, buộc thủ phạm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Nhân dân cả nước cùng đồng hành nhân dân các tỉnh miền Trung, chung tay giải quyết vụ việc trên.
Thế nhưng, Nguyễn Thái Hợp không cùng chung tay với chính quyền và nhân dân để giải quyết vụ việc mà lại ra “Thư chung” kêu gọi các tu sỹ, giáo dân của mình đi tuần hành, mang theo những băng rôn khẩu hiệu có nội dung kích động thù hằn, hô hào phân biệt lương giáo, chửi bới chính quyền. Và đau lòng hơn, người ta thấy giáo dân giáo xứ Cồn Sẽ, xã Quảng Lộc, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình, giáo dân giáo xứ Song Ngọc, xã Quỳnh Ngọc huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An… như những kẻ điên cuồng lao vào tấn công lực lượng chức năng giữ gìn trật tự khi nghe theo lời kêu gọi của những kẻ “chủ chiên” bán mình cho quỷ dữ…
Hiện nay, tình hình ANTT tại các địa phương thuộc giáo phận Vinh vẫn tiếp tục âm ỉ bởi những ngòi nổ có thể bùng phát bất cứ lúc nào, đó là Nguyễn Đình Thục, là Đặng Hữu Nam, là Nguyễn Thanh Tịnh, là Trần Văn Thành…, những kẻ được bảo trợ bởi chính giám mục Nguyễn Thái Hợp.
Qua các vụ việc phức tạp đó, dư luận đặt câu hỏi, liệu có phải Công giáo hoạt động ngoài Pháp luật, hay giáo dân giáo phận Vinh giới sự bảo trợ của giám mục Nguyễn Thái Hợp mà không bị xử lý? Và Nguyễn Thái Hợp là ai mà lại có thể ngang nhiên vi phạm pháp luật như vậy?
Nguyễn Thái Hợp là một trong những người Công giáo di cư năm 1954 – 1956. Chế độ Ngô Đình Diệm coi ông ta và gia đình ông ta là “nạn nhân của Cộng sản Bắc Việt”, bị “đấu tố” và “bức hại” trong cải cách ruộng đất… Năm 1995, ông ta được đưa sang Mỹ để dự một khóa học ngắn hạn về “đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền” và phương thức tiến hành “cách mạng sắc màu” do Quỹ quốc gia vì dân chủ Mỹ (NED) và Quỹ phát triển quốc tế Mỹ (USAID) tài trợ. Quỹ này đảm nhận phần hoạt động hợp pháp bên ngoài của các chiến dịch bí mật của CIA.
Giáo dân Hà Tĩnh cầm cờ của chế độ VNCH đi biểu tình “Vì môi trường
Bắt đầu từ đây, Nguyễn Thái Hợp được sử dụng như một con bài chính trị trong mưu toan thay đổi chế độ chính trị ở Việt Nam mà CIA thực hiện như một phần tiếp theo của kế hoạch hậu chiến sau khi Mặt trận Quốc gia Thống nhất Giải phóng Việt Nam của Hoàng Cơ Minh thất bại và buộc phải chuyển đổi thành Việt Nam Canh tân cách mạng đảng (tức Việt tân). Đó cũng là lý do vì sao giáo dân ở Hà Tĩnh cầm lá cờ của chế độ VNCH để đi biểu tình phản đối Formosa. Còn linh mục Đặng Hữu Nam ở Nghệ An thi rao giảng rằng ngày 30.4 là ngày tang thương của dân tộc Việt Nam.
Một niềm tin tôn giáo mù quáng bị chi phối bởi một kẻ có thâm thù với chế độ Cộng sản và lại được CIA đào tạo để lật đổ chế độ Cộng sản chính là nguồn gốc của những bất ổn chính trị, an ninh tại giáo phận Vinh hiện nay. Thiết nghĩ, những kẻ sống trong đất nước do Đảng Cộng sản lãnh đạo nhưng luôn muốn lật đổ Đảng Cộng sản thì nên trục xuất khỏi đất nước này, cho chúng về với “nước Chúa” của chúng thì hợp lý hơn.

Thứ Ba, 13 tháng 11, 2018

VÀI NÉT VỀ TỔ CHỨC KHỦNG BỐ "TRIỀU ĐẠI VIỆT"

Sau khi 6 đối tượng do Nguyễn Khanh làm “Trưởng nhóm” thực hiện việc chế tạo quả nổ tại trụ sở Công an phường (quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh) bị bắt giữ, Ngô Văn Hoàng Hùng (66 tuổi, tại Tiền Giang, quốc tịch Canada), kẻ cầm tổ chức khủng bố “Triều Đại Việt” tiếp tục móc nối với số đối tượng trong nước, tập hợp số thanh niên lêu lổng, bất mãn với chế độ, số đối tượng bị xử lý kỷ luật, cần tiền tham gia vào tổ chức.
Các đối tượng đã đăng tải nhiều clip nói xấu Đảng, Nhà nước, kích động người dân xuống đường biểu tình... Quá trình đấu tranh, đến ngày 30-8, Cục An ninh nội địa phối hợp với Công an địa phương đã bắt giữ thêm 7 đối tượng, ngăn chặn các hoạt động phạm tội do chúng gây ra. Vậy bản chất của “Triều Đại Việt” là gì?
Đối tượng Ngô Văn Hoàng Hùng
Tháng 1-2018, do bất đồng quan điểm, một số đối tượng cốt cán của tổ chức khủng bố “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” tách ra và thành lập cái gọi là “Triều Đại Việt” có trụ sở chính lại Canada do Ngô Văn Hoàng Hùng làm “Tổng tư lệnh”. Các đối tượng tham gia gồm: Trần Thanh Đình, Ngô Cường, Trần Công Tuấn, Huỳnh Thanh Hoàng, Lê Thái Hoàng và Nguyễn Thanh Long.
Các đối tượng chủ trương hoạt động bạo động vũ trang, lật đổ Đảng và Nhà nước ta với phương châm “đốt sạch”, “giết sạch”, “phá sạch”, “cướp sạch” lấy cờ ngũ sắc làm quốc kỳ.
Để thực hiện dã tâm này, các đối tượng triệt để sử dụng các tiện ích trên không gian mạng, đặc biệt là Youtube, Facebook đăng tải gần 200 video, clip dưới hình thức livestream với nội dung xuyên tạc lịch sử, vụ cáo Nhà nước Việt Nam, kêu gọi người dân đứng lên đấu tranh bạo động, lật đổ chế độ, ủng hộ “Triều Đại Việt” về lãnh đạo đất nước.
Chúng chỉ đạo đồng bọn ở trong nước mua vũ khí, vật liệu nổ từ Campuchia mang về nước; hỗ trợ tiền, chỉ đạo một số cơ sở trong nước mua sắm vũ khí, chế tạo bom, mìn hoạt động khủng bố, phá hoại; kích động người dân xuống đường cướp vũ khí để đảo chính.
Tháng 6- 2018, số cầm đầu “Triều Đại Việt” đã chuyển hàng trăm triệu đồng về nước và chỉ đạo 6 nhóm đối tượng do Nguyễn Khanh làm “Trưởng nhóm” chế tạo quả nổ, tấn công trụ sở Công an phường 12, quận Tân Bình gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự và an ninh quốc gia.
Ngoài ra, chúng còn chuẩn bị một lượng lớn vũ khí gồm các quả nổ và kịp nổ lên kế hoạch tấn công khủng bố nhà riêng của một số đồng chí lãnh đạo địa phương nhưng đã bị Công an TP Hồ Chí Minh chủ trì phối hợp với Công an tỉnh Đồng Nai bắt giữ, xử lý. Ngô Văn Hoàng Hùng cùng đồng bọn tiếp tục chuyển tiền về nước để chỉ đạo số đối tượng trong nước mua vũ khí, thuốc nổ từ Campuchia mang về Việt Nam để “chờ lệnh”, chỉ đạo đối tượng hoạt động bí mật, phát triển lực lượng, chuẩn bị “quốc kỳ” băng rôn, khẩu hiệu để tham gia biểu tình, bạo loạn khi có thời cơ.
Những thông tin chúng tôi tìm hiểu được cho thấy Ngô Văn Hoàng Hùng đã đi ngược lại lợi ích của quốc gia và dân tộc. Mục đích của Ngô Văn Hoàng Hùng dùng đồng tiền để lừa phỉnh, lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin của một số người dân để tuyên truyền, kích động, khiến họ hiểu sai về đường lối, chính sách của Đảng..., có những hoạt động vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia.
Được biết, Ngô Văn Hoàng Hùng sinh ra trong một gia đình có 4 anh chị em, anh ta là con trưởng. Hùng đi lính quân dịch B2, học ở Quang Trung. Đến năm 1970-1973, làm lính truyền tin liên đoàn 65 Sài Gòn, là hạ sỹ điện tử. Năm 1973-1975, lao công đào binh tại quân đoàn 4 Cần Thơ. Sau khi giải phóng, Ngô Văn Hoàng Hùng về làm thợ sửa xe đạp rồi làm thợ điện.
Thế nhưng với bản chất của một kẻ phản cách mạng, Ngô Văn Hoàng Hùng vẫn chưa bao giờ nguôi mưu đồ phản quốc. Cuối năm 1976, được tên Tiết móc nối, Ngô Văn Hoàng Hùng và một đối tượng tên Phước gia nhập vào tổ chức phản động “Sư đoàn Tiền Giang”. Song bọn chúng chưa kip hành động gì thì tổ chức này đã tan rã do các đối tượng cấp trên bị bắt.
Trước khi bị bắt, tên Tiết đã chỉ chị cho Ngô Văn Hoàng Hùng và Phước cứ nằm im chờ thời cơ hoạt động. Đến cuối năm 1977, hai tên này lại nhen nhóm lên một tổ chức mới để chống phá lại cách mạng. Bọn chúng liên hệ với bọn phản động ở trong rừng thuộc Long An.
Đầu năm 1978, được sự giới thiệu của Tám, chúng đến gặp thị Rành, vận động đối tượng này vào tổ chức, giao cho Rành theo dõi việc quản lý súng của du kích để chúng cướp. Ngày 10-1-1978, Rành báo cáo cho chúng biết chiều đó đám cưới, tối mọi người sẽ ngủ say là thời cơ để chúng cướp súng, các đối tượng đã lên kế hoạch hành động. Bọn chúng đã cướp được 3 khẩu súng và bắt trói 3 du kịch...
Ý đồ của bọn chúng là sau khi cướp được súng, bọn chúng sẽ tìm cách liên lạc với bọn phản động ở rừng cửa gà Long An để giao nộp cho đồng bọn. Nhưng sau đó, tổ chức này tan rã và chúng bị bắt. Với hành vi phạm tội trên, ngày 28-5-1979, Ngô Văn Hoàng Hùng bị tuyên án tù chung thân.
Đến năm 1982, với chính sách khoan hồng của Đảng và Nhà nước, được giảm án từ chung thân xuống 20 năm... Trong quá trình cải tạo, đối tượng lợi dụng cơ hội đã bỏ trốn, vượt ngục sang Canada. Đối tượng Ngô Văn Hoàng Hùng sau đó đã bị truy nã về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân...
Mang trên mình lệnh truy nã, suốt bao năm qua đối tượng Ngô Văn Hoàng Hùng chưa bao giờ đặt chân về quê hương. Trong thời gian bỏ trốn, Hùng vẫn tiếp tục có những hành động chống phá lại Đảng và nhà nước. Động cơ của đối tượng này suy cho cùng là tư thù cá nhân... chứ không phải ảo tưởng như bọn chúng đã tuyên truyền trên mạng Internet.
Các hoạt động chống phá của đối tượng đã thể hiện rõ điều đó. Hiện nay, Ngô Văn Hoàng Hùng vẫn tiếp tục gửi tiền về nước, chỉ đạo đối tượng trong nước mua vũ khí, thuốc nổ từ Campuchia về nước để “chờ lệnh” chỉ đạo các đối tượng hoạt động bí mật, phát triển lực lượng chuẩn bị “quốc kỳ” băng rôn, khẩu hiệu để tham gia biểu tình, bạo loạn khi có thời cơ.
Như đã phân tích ở trên thì âm mưu và dã tâm của Ngô Văn Hoàng Hùng và đồng bọn là rất nguy hiểm. Vì thế, mỗi người dân yêu nước cần phải tỉnh táo trước âm mưu và luận điệu tuyên tuyền phản động của các đối tượng và đồng bọn.

CON BÀI NHÂN QUYỀN TRONG CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO CỦA MỸ VÀ THỰC TẾ NHÂN QUYỀN TẠI MỸ

Trò ảo thuật nói trên được các đời tổng thống Mỹ nối tiếp nhau thực hiện và nâng dần đến mức độ nghệ thuật. Từ đầu thập kỷ 50, ngay khi đắc cử tổng thống, Aixenhao đã tổ chức "Tuần lễ các nước đòi nhân quyền và giải phóng" hàng năm tại nước Mỹ nhằm khích động phong trào chống CNXH trên thế giới. Vào năm 1961, Kennơđi đã phát biểu rằng vấn đề cơ bản của hoà bình là nhân quyền, và chủ trương "phải lợi dụng triệt để vấn đề nhân quyền để phát huy ảnh hưởng và đạo lý". Từ năm 1974, vấn đề nhân quyền bắt đầu len lỏi vào lĩnh vực lập pháp, thể hiện ở việc Quốc hội Mỹ thông qua các điều 116 và 502B của Dự luật về viện trợ, quy định: "Mỹ sẽ không cung cấp viện trợ kinh tế, an ninh và quân sự cho bất cứ chính phủ nào "luôn vi phạm nhân quyền". Sau đó một năm, năm 1975, vấn đề này lại phát triển lên một bước, đánh dấu bằng việc nước Mỹ thành lập Uỷ ban nhân quyền và tuyên bố: nhân quyền là "vấn đề bức thiết nhất của thời đại chúng ta". Đến thời Catơ, vấn đề nhân quyền thực sự trở thành nội dung cơ bản của học thuyết đối ngoại khi vị tổng thống này coi "nhân quyền là hạt nhân của chính sách đối ngoại", đồng thời thành lập Cục nhân quyền trực thuộc Bộ Ngoại giao, quy định rõ chức năng của Cục này là thường xuyên báo cáo về tình hình nhân quyền của các nước trên thế giới cho Tổng thống.
Năm 1981, trước tình hình chính sách ngoại giao nhân quyền được triển khai quá lộ liễu, gây những rắc rối chính trị, ngoại giao lớn cho Hoa Kỳ, Rigân buộc phải tuyên bố không tiếp tục thực hiện chính sách này nữa nhằm xoa dịu dư luận quốc tế và trong nước. Tuy nhiên, trên thực tế, Chính phủ Mỹ vẫn ngấm ngầm thực hiện, thậm trí còn mở rộng hơn thông qua một hình thức khác: triệt để lợi dụng diễn đàn Liên Hợp Quốc, diễn đàn các nước G7 để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước, đặc biệt là vào hệ thống XHCN. Gắn liền với chiến lược hành động mới, chuyển từ răn đe, kiềm chế bằng quân sự sang diễn biến hoà bình với các nước xã hội chủ nghĩa nhằm giành "chiến thắng không cần chiến tranh", Ri-gân hạn chế công kích trực tiếp, chuyển sang mượn các diễn đàn quốc tế cho có vẻ "khách quan", nhưng không hề rời bỏ mục tiêu mà các đời tổng thống trước từng theo đuổi. Vị tổng thống này phát biểu: "Giờ đây, Mỹ cần phải điều chỉnh chiến lược đối ngoại của mình... coi việc tìm kiếm "xây dựng một trật tự quốc tế, khuyến khích thể chế tự quyết, dân chủ, có nền kinh tế phát triển và nhân quyền"...là mục tiêu chủ yếu của chiến lược toàn cầu". Như vậy, bản chất vấn đề không thay đổi, chỉ có cách thức tiến hành thay đổi một cách tinh vi hơn. Cũng trong thời kỳ này, Mỹ rất chú trọng tăng cường các hoạt động tuyên truyền về dân chủ, nhân quyền nhằm vào khối các nước Đông Âu. Từ 1986-1987, chính phủ Rigân đã tăng 97,6 triệu USD kinh phí cho hoạt động của đài "Tiếng nói Hoa Kỳ", đến năm 1988 lại tăng lên tới 300 triệu USD nhằm thúc đẩy quá trình đa nguyên, đa đảng ở các nước này. Cũng trong năm 1988, thông qua cái gọi là "Quỹ đòi dân chủ toàn quốc", Mỹ đã viện trợ cho Công đoàn Đoàn kết ở Ba Lan tới 1 triệu USD. Năm 1987, Rigân còn đích thân tới thăm Giáo hoàng La mã để bàn bạc phối hợp hành động trong vấn đề nhân quyền. Năm 1988, Giáo hoàng La mã tấn phong chức giáo chủ ở Tiệp Khắc, kích động tín đồ nước này tấn công vào chính phủ dưới khẩu hiệu "quyền tự do tín ngưỡng". Busơ lên cầm quyền từ tháng giêng năm 1989, tiếp tục triển khai chính sách ngoại giao nhân quyền mạnh mẽ cả bề rộng lẫn bề sâu nhằm đánh những đòn quyết định xoá bỏ hệ thống XHCN trên thế giới. Ngày 12/5/1989, trong buổi nói chuyện tại Đại học nông nghiệp và cơ giới Texas, Busơ đưa ra chiến lược mới: "Vượt trên ngăn chặn", kế thừa và phát triển "chiến lược diễn biến hoà bình" trong đó tiếp tục đề cao hơn nữa tầm quan trọng của nhân quyền như là một yếu tố chủ đạo. Điểm cốt lõi trong chiến lược này là đẩy mạnh đấu tranh trên phương diện hình thái ý thức hệ, giương cao ngọn cờ "dân chủ", "nhân quyền", từ đó thực hiện thẩm thấu về chính trị, tư tưởng, văn hoá vào các nước XHCN, dần dần khiến các nước này đi vào con đường đa nguyên, đa đảng, dẫn tới rối loạn và sụp đổ. Đây chính là thời kỳ gặt hái những thành công quá sức tưởng tượng của các nhà ảo thuật chính trị Hoa Kỳ. Ngày 15/6/1989, tổng tuyển cử ở Ba Lan, Đảng Công nhân Thống nhất Ba Lan chỉ giành được hơn 30% số phiếu, Công đoàn Đoàn Kết đứng lên thành lập chính phủ mới, chấm dứt chế độ XHCN tồn tại hơn 40 năm ở Ba Lan. Ngày 25/3/1990, sự kiện tương tự diễn ra tại Hungari, Đảng Công nhân XHCN mất quyền lãnh đạo xã hội. Tại Cộng hoà dân chủ Đức, Tiệp Khắc, Bungari, Rumani cũng gần giống như vậy. ở Rumani, quần chúng nổi dậy lật đổ chính phủ, tử hình cả hai vợ chồng Ceaucescu. Ngày 4/6/1989, hơn 1 triệu sinh viên tràn vào chiếm quảng trường Thiên An Môn; tuy kịch bản của phương Tây lần này thất bại, song phương Tây vẫn không nản chí. Rồi ngày 25/12/1991, vị tổng thống đầu tiên và cũng là cuối cùng của nhà nước Xô Viết đọc bài diễn văn từ chức - Liên bang Xô Viết hoàn toàn tan vỡ.
Bill Clinton và sự kế thừa.
Có lẽ dùng từ "phát triển" thì đúng hơn. Nếu như chính sách ngoại giao nhân quyền dưới thời Busơ tuy đạt được nhiều thành công lớn, nhưng xét về mặt phạm vi, nó chỉ chủ yếu tập trung vào một số nước nhất định (cụ thể là phe XHCN) thì sang đến thời Clinton, nó được phát triển với mức độ, phạm vi mới, có tính chất toàn cầu. Điều này được chứng minh rõ ràng qua một loạt sự kiện. Ngày 15/6/1993, ngoại trưởng Cristophơ phát biểu tại Viên đã khẳng định Mỹ phải "đặt ra một tiêu chuẩn chung nhất về nhân quyền áp dụng đối với tất cả các nước. Mỹ sẽ chống lại bất kỳ nỗ lực nào nhằm sử dụng các truyền thống tôn giáo và văn hoá để làm yếu đi khái niệm nhân quyền quốc tế". Ngày 21/9/1993, đến lượt Lâycơ, cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống Mỹ khẳng định sự cần thiết phải mở rộng nền tự do, dân chủ kiểu Mỹ trên khắp toàn cầu. Lâycơ còn nói thêm, dân chủ nói ở đây bao gồm tuyển cử đa đảng, tư pháp độc lập và nhân quyền. Lời tuyên bố của hai cộng sự thân cận, phát ngôn viên của Clinton cho thấy Hoa Kỳ đã hướng chính sách ngoại giao nhân quyền sang cả thế giới.
So với các thời kỳ trước, chính sách ngoại giao nhân quyền thời Clinton có mấy đặc điểm sau:
Thứ nhất, gắn nhân quyền với vấn đề dân chủ và thị trường tự do kiểu tư bản chủ nghĩa. Điều này có nghĩa là một chế độ xã hội được coi là bảo đảm nhân quyền chỉ khi chế độ xã hội ấy phát triển theo chế độ kinh tế thị trường tự do và tuân thủ những nguyên tắc của thể chế chính trị theo học thuyết tam quyền phân lập, đa nguyên, đa đảng.
Thứ hai, nhân quyền được chính trị hoá cao độ, được tuyên bố công khai là điều kiện quan hệ ngoại giao, điều kiện để cung cấp viện trợ, ủng hộ, hợp tác hoặc gây sức ép, thậm trí phủ nhận chủ quyền, tấn công nước khác. Đây chính là yếu tố dẫn đến một loạt cuộc tấn công vũ trang của Mỹ và phương Tây vào các quốc gia độc lập, đặc biệt là I-rắc và Nam Tư, từ 1991 đến nay.
Thứ ba, nhân quyền được gắn trực tiếp với tất cả các mối quan hệ quốc tế, từ quan hệ song phương, đa phương đến các quan hệ liên quan đến các tổ chức và thể chế chính trị, tài chính quốc tế. Điều này thể hiện ở việc Hoa Kỳ coi vấn đề nhân quyền là điều kiện cơ bản để thiết lập, duy trì quan hệ quốc tế, cung cấp tài chính cho hoạt động của các thể chế chính trị, tài chính quốc tế, kể cả Liên Hợp Quốc.
Thứ tư, mở rộng, tăng cường phạm vi hoạt động của các tổ chức chuyên trách trên lĩnh vực này, đặc biệt chú ý đến các tổ chức phi chính phủ.
Thứ năm, Quốc hội trực tiếp can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác nhân danh nhân quyền; chẳng hạn: phê chuẩn các khoản tài chính cho hoạt động này của chính phủ và giúp đỡ các lực lượng chống đối ở các quốc gia khác, thông qua các lệnh trừng phạt quốc gia nào bị coi là "có vấn đề nghiêm trọng" về quyền con người.
Cho đến nay, có thể thấy tuy không thu được thắng lợi rầm rộ như dưới thời kỳ Busơ, song xét về cường độ và phạm vi, chính sách ngoại giao nhân quyền thời Clinton rõ ràng đã có bước phát triển mới, "toàn cầu hoá" hơn nhiều. Năm 1993, Hoa Kỳ đã hậu thuẫn mạnh mẽ dẫn đến việc thành lập Cao uỷ Liên Hợp Quốc về nhân quyền, một cơ quan có chức năng điều hành trực tiếp các chương trình, hoạt động nhân quyền tại Liên Hợp Quốc. Nó thay thế vị trí của Uỷ ban nhân quyền cũ, song có thêm một số chức năng mới quan trọng hơn nhiều và vị chủ tịch cơ quan này một lần nữa lại là người Mỹ, bà Mary Robinson. Ngày 30/12/1997, trong cuộc họp báo do Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tổ chức tại Washington, Stroke Talbott - Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ nói không úp mở: "Nền tảng cơ bản của chính sách ngoại giao của chúng tôi là khẳng định tất cả các chính phủ phải tôn trọng nhân phẩm và tự do của công dân nước họ...". Còn John Shattuck, Trợ lý Ngoại trưởng, phụ trách các vấn đề nhân quyền, dân chủ và lao động thì nhấn mạnh: vì còn quá nhiều người ở mọi nơi trên thế giới bị vi phạm nhân quyền và đó là lý do để nước Mỹ tiến hành thiết lập bản báo cáo này và mỗi quốc gia đều nhận được những đánh giá "trung thực, khách quan" về tình hình nhân quyền của nước mình dựa trên những chuẩn mực của Tuyên ngôn nhân quyền thế giới. Bản tin của Nhà Trắng ra ngày 9/12 cùng năm với tiêu đề "Những nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm thúc đẩy dân chủ và nhân quyền" thì công khai hoá trước thế giới một số số liệu tài chính. Theo đó, mỗi năm nước này chi hơn 500 triệu đô la cho các hoạt động "trợ giúp dân chủ và nhân quyền" ở các quốc gia. Đích thân cả hai vợ chồng Bill Clinton đã nhiều lần "đăng đàn" diễn thuyết về nhân quyền. Trong bài phát biểu nhân dịp kỷ niệm 50 năm Tuyên ngôn thế giới về quyền con người, Clinton tiếp tục nêu rõ, nhân quyền là một yếu tố không thể thiếu trong chính sách đối ngoại của nước này và khẳng định: "Chúng ta đã và đang đi đầu trong việc tăng cường sức mạnh của các thiết chế quốc tế về nhân quyền, bao gồm cả việc thành lập Cao uỷ Liên Hợp Quốc về nhân quyền. Đến nay, chúng ta phải bảo đảm cho Mery Robinson có đủ các nguồn tài lực thực hiện chức trách của mình và tôi cam kết sẽ tăng cường sự ủng hộ chính thức của nước Mỹ cho nỗ lực này"...
* Vậy nhân quyền ở đâu trên đất nước chuyên phán xét nhân quyền của nước khác
Tuy nhiên, trong khi phê phán các nước khác trong lĩnh vực nhân quyền, dùng vấn đề này làm cái cớ để can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác thì sự thực về tình hình nhân quyền của nước Mỹ như thế nào?
Kết quả hình ảnh cho vi phạm nhân quyền ở mỹ
Trước hết, có thể thấy trong việc đề cao các quyền tự do cá nhân, coi đó như là biểu hiện duy nhất của nhân quyền, Hoa Kỳ không thực sự quan tâm đến thực chất vấn đề mà trước hết nhằm mục đích lợi dụng vấn đề trong cuộc đấu tranh chính trị, ngoại giao, bởi lẽ ngay trong hệ thống pháp luật của Mỹ vẫn tồn tại nhiều điều khoản trái ngược với những nguyên tắc về quyền tự do cá nhân. Điều 2385 cuốn "Mỹ quốc pháp điển" quy định: " Bất kỳ ai cố ý hô hào, kích động, khuyến khích lật đổ hay phá rối chính phủ Mỹ và các tổ chức chính quyền cấp dưới đều phải bị tuyên phạt cao nhất tới 20.000 USD, hoặc phải ngồi tù 20 năm. Sau khi mãn hạn tù 5 năm cũng không được Chính phủ và các tổ chức khác tin dùng". Ngoài ra, có rất nhiều tài liệu chứng minh tình trạng vi phạm các quyền cá nhân ở nước Mỹ hết sức trầm trọng. Năm 1996, tại Bắc Kinh đã đăng một bài báo có tên : "So sánh nhân quyền ở Trung Quốc và nhân quyền ở Mỹ". Tác giả Ren Yanshi đã đưa ra những số liệu thống kê phong phú về tình trạng vi phạm quyền con người ở Mỹ trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là quyền dân sự-chính trị. Vào năm 1998, cũng tại Trung Quốc đã xuất bản cuốn "Chính trị nhân quyền Mỹ" của tác giả Lục Kính Sinh đề cập một cách toàn diện những sự kiện vi phạm nhân quyền ở nước Mỹ từ khi thành lập Hợp chủng quốc Hoa Kỳ cho tới thời điểm những năm cuối thập kỷ 80, trên cơ sở phân tích đến tận gốc rễ ảnh hưởng của các tư tưởng chính trị ở Hoa Kỳ tới vấn đề này. Tháng 10/1998, tổ chức Ân xá quốc tế công bố một báo cáo dài 150 trang về tình hình nhân quyền ở Mỹ, trong đó nêu và phân tích một cách chi tiết, có hệ thống với nhiều chứng cứ về tình trạng vi phạm nhân quyền thường xuyên và tràn lan ở nước này. Cũng trong năm đó, tổ chức này còn cho xuất bản một cuốn sách có cái tên mỉa mai là "Hợp chủng quốc Hoa Kỳ: Các quyền cho tất cả mọi người" (United States of America- Rights for All). Cuốn sách gồm 9 chương và nhiều biểu đồ minh hoạ, ảnh chụp các cảnh vi phạm nhân quyền ở Mỹ như cảnh sát đánh đập, hạ nhục những người biểu tình, người tù, ảnh những nạn nhân bị cảnh sát bắn chết, ảnh những tử tù bị trói chặt vào ghế điện... đã thực sự phơi bầy sự thật về tình hình nhân quyền ở Mỹ và vạch trần những luận điệu giả dối trong lĩnh vực này của chính phủ Mỹ.
Điều đáng nói là chính sách ngoại giao nhân quyền không chỉ vấp phải phản ứng ở ngoài nước mà cả phản ứng của dư luận trong chính nước Mỹ. Theo kết quả khảo sát của một tổ chức nhân quyền Mỹ tiến hành trong nước, có tới 63% số người được hỏi cho rằng nạn phân biệt đối xử là phổ biến ở Mỹ mà tầng lớp dân nghèo là nạn nhân thường xuyên. 50% số người được hỏi cho rằng những người già, người tàn tật, người da đen và những nhóm người thiểu số khác ở Mỹ bị phân biệt đối xử một cách có hệ thống. Chính ông giám đốc tổ chức Nhân quyền Mỹ (Human Rights USA) đã thừa nhận: cuộc khảo sát trên chứng tỏ các vấn đề nhân quyền đang tồn tại ngay trong lòng nước Mỹ.
Trong khi lớn tiếng phê phán các nước khác vi phạm các quyền tự do dân chủ thì nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cái gọi là "nền dân chủ kiểu Mỹ" chẳng qua chỉ là nền dân chủ của những kẻ giàu, dân chủ cho một nhúm người, chứ không phải dân chủ cho tất cả mọi người, một điều hoàn toàn trái ngược với nguyên nghĩa của từ này. Có những chứng cứ không thể chối cãi là: thông qua báo cáo tài sản riêng của các thành viên nội các Clinton, người ta thấy hơn một nửa trong số này có tài sản từ 1 triệu đô la trở lên, trong đó có trường hợp tài sản lên tới 80 triệu đô la. Điều tra của tờ Nước Mỹ ngày nay (USA Today) cho biết, bình quân thu nhập của 25 ứng cử viên bộ máy tư pháp mà tổng thống Clinton đưa ra là 1,8 triệu đô la/người. Một số liệu khác cũng cho thấy 34,1% thẩm phán ở Mỹ là những nhà triệu phú, còn tỷ lệ triệu phú trong Quốc hội thì cao hơn bên ngoài đến hàng chục lần. Pháp luật Hoa Kỳ quy định bắt buộc các ứng cử viên vào các cơ quan quyền lực phải sở hữu những khoản tài sản lớn. Rõ ràng, bộ máy quyền lực Mỹ chỉ dành riêng cho những kẻ giàu có.
Một ví dụ nữa, Mỹ là quốc gia luôn khoe khoang với thế giới về "nền báo chí tự do" của họ, đồng thời không tiếc lời công kích các nước khác là bóp nghẹt công luận, chà đạp quyền tự do ngôn luận. Tuy nhiên, kết quả khảo sát của trường đại học Sonoma, bang Canifornia cho thấy, thực chất nền báo chí Mỹ chỉ là công cụ của giới tài phiệt, vì các ông chủ của các tập đoàn đa quốc gia đồng thời cũng là chủ hoặc có cổ phần chủ yếu trong các toà soạn, đài phát thanh, đài truyền hình lớn. 11 nhà in và tập đoàn thông tin đại chúng lớn nhất nước Mỹ hiện nay đều do 144 trên tổng số 1000 công ty lớn nhất nước chi phối. 81 vị giám đốc của 6 tập đoàn thông tin đại chúng lớn nhất của Mỹ cũng đồng thời nắm giữ các vị trí lãnh đạo trong 104 công ty khổng lồ của nước này. Dĩ nhiên, với hình thức sở hữu tư nhân như vậy thì các phóng viên không thể có cái gọi là "tự do tư tưởng", nguy cơ bị mất việc làm của họ rất cao nếu dám bộc lộ tư tưởng cá nhân trái với ý muốn giới chủ. Báo cáo này khẳng định: Chính phủ Mỹ muốn các công dân của mình phải tin rằng các cơ quan thông tin đại chúng là những "tổ chức độc lập", song thực tế đó chỉ là những "con tin" phục vụ các giá trị và lợi ích kinh tế của các ông chủ.
Trên đây chỉ là một số ví dụ tiêu biểu chứng minh cho tính lố bịch trong chính sách ngoại giao nhân quyền của chính phủ Mỹ. Chính sách này đã, đang và sẽ vấp phải sự phản ứng quyết liệt của dư luận thế giới. Gậy ông đang đập lại lưng ông. Càng lên mặt "dạy" các nước khác về nhân quyền, Mỹ càng bộc lộ bộ mặt thật xấu xa của mình. Trên thực tế, cả thế giới đều công khai hoặc ngấm ngầm chống lại chính sách này của Mỹ bởi chẳng có một quốc gia nào có thể tỏ ra thích thú khi bị nước khác "thò mũi" vào chính sự của nước mình. Tờ Tuần báo Châu A' xuất bản tại Mỹ từng vạch rõ: "Châu A' còn lâu mới chấp nhận những giá trị theo quan niệm của Washington. Họ đối phó bằng cách chỉ ra rằng, bản thân xã hội Mỹ không hoàn hảo, bạo lực tràn lan, vô kỷ luật về tài chính, sự tan vỡ gia đình. Họ nhắn nhủ rằng người Mỹ hãy thu xếp trật tự trong nhà mình trước khi thuyết giáo những người khác...". Cách đây 6 năm, Mahathir Mohamad - Thủ tướng nổi tiếng của Malayxia - trong một hội nghị quốc tế lớn tại Kuala Lumpur đã đọc bài diễn văn nảy lửa, đòi Mỹ "hãy về suy nghĩ lại về nhân quyền".
Kỳ họp lần thứ 56 về nhân quyền của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vừa diễn ra mới đây đã chứng tỏ thất bại ngày càng nặng nề của Hoa Kỳ trong việc áp dụng chính sách ngoại giao nhân quyền. Rất nhiều quốc gia đã chỉ trích gay gắt việc Hoa Kỳ tiếp tục ban hành cái gọi là "Báo cáo tình hình nhân quyền tại các quốc gia" hàng năm và coi đó là sự can thiệp trắng trợn vào công việc của nước khác. Báo ánh sáng mới của Myanmar ra ngày 19/4 đã đăng xã luận lên án Mỹ vu khống các nước khác vi phạm nhân quyền, trong khi lại phớt lờ tình trạng nhân quyền bị vi phạm ở ngay chính nước Mỹ. Bài báo cũng nêu rõ, chính phủ Myanmar bác bỏ bản báo cáo của Mỹ công bố tháng 3/2000 về vấn đề nhân quyền ở Myanmar, coi đó là những luận điệu hoàn toàn giả dối, mang ý đồ chính trị xấu nhằm can thiệp vào công việc nội bộ của nước này. Cũng trong ngày 19/4, I-ran và I-rắc cũng bác bỏ những đánh giá của Uỷ ban nhân quyền Liên Hợp Quốc (UNHRC) về nhân quyền ở hai nước này và cho rằng đó chỉ là những luận điệu cũ rích, một hành động do Mỹ giật dây nhằm vi phạm chủ quyền của nước khác.

Chủ Nhật, 11 tháng 11, 2018

BỎ PHẠM TRÙ "NGUỴ QUÂN", "NGUỴ QUYỀN", CÔNG NHẬN CHẾ ĐỘ “VIỆT NAM CỘNG HOÀ" - MỘT ÂM MƯU LẬT SỬ!

Ban biên tập Blog: saovang36.blogspot.com xin trich dẫn và đăng lại bài củaThiếu tướng Hoàng Kiền, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, nguyên Tư lệnh Binh chủng Công binh: 
BỎ PHẠM TRÙ "NGUỴ QUÂN", "NGUỴ QUYỀN", CÔNG NHẬN CHẾ ĐỘ “VIỆT NAM CỘNG HOÀ" - MỘT ÂM MƯU LẬT SỬ!
Vừa qua trên mạng xã hội đăng lời nói của PGS - TS Nguyễn Mạnh Hà - Nguyên viện trưởng viện Lịch sử Đảng thuộc Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh là bỏ các cụm từ “ ngụy quân”, “ ngụy quyền “ của một tập giai đoạn 1954 - 1975 trong bộ quốc sử Việt Nam 25 tập đang biên soạn. Ông Hà đưa ra lời biện minh là:
Việt Nam cộng hoà là một chế độ tồn tại thực tế, có chính quyền, có quốc kỳ, có quốc ca có mục đích lí tưởng.
Chính quyền Việt Nam cộng hoà đã chiến đấu bảo vệ Hoàng Sa.
Có công nhận Việt Nam cộng hoà mới có cơ sở pháp lý để đấu tranh đòi lại Hoàng Sa và một số đảo ở Trường Sa.
Tôi cho rằng ý kiến này là hết sức sai trái, một âm mưu lật sử rất nguy hiểm cần bác bỏ.
Cách đây hơn một năm, một cựu sĩ quan quân ngụy Sài Gòn di tản sang Mỹ, sống ở Califocnia, sau một thời gian kết bạn trên facebook có tranh luận với tôi về vấn đề này. Mấy vấn đề ông ấy nêu ra là:
Năm 1954 tôi đã chạy vào Nam, hai miền Bắc, Nam đất của ai người ấy ở cớ gì các ông vào xâm chiếm của chúng tôi, xâm lược Việt Nam cộng hoà.
Các ông nói vượt Trường Sơn vào Nam đánh Mỹ, thực chất là vào xâm lược Việt Nam cộng hoà.
Các ông nói “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào", câu nói ấy là miệt thị.
Chúng tôi chiến đấu vì quốc gia dân tộc, chúng
tôi thua cuộc, mất nước nên lại phải chạy một lần nữa sang Hoa Kì, sống nơi đất khách quê người.
Chúng ta chỉ có hoà giải chứ không có hoà hợp.
Nay nghe lại lời nói của ông Nguyễn Mạnh Hà, tôi cảm nhận giống hệt như suy nghĩ và phát biểu của cựu sĩ quan ngụy Sài Gòn đã tranh luận với tôi trước đây.
Đã có nhiều bài viết phê phán, phản đối, nhất là bài của Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn và thượng tá Công An Nguyễn Quang Thiệu.
Mấy năm nay một số nhà sử học đã đưa ra vấn đề này, nó là vấn đề quan điểm, tư tưởng chứ không đơn thuần là câu nói đơn giản. Đã đến mức độ nguy hiểm.
Tôi xin nêu mấy nét về bài đã viết tranh luận với ông cựu sĩ quan ngụy quân Sài Gòn trước đây. Đồng thời cũng gửi tới ông Nguyễn Mạnh Hà lời chỉ ra những sai trái trong lời nói của ông.
* Vấn đề thứ nhất: Ông cựu sĩ qua ngụy nói: Tôi ở miền Bắc ông ở Miền Nam, đất ai người ấy giữ, tại sao các ông còn vào xâm lược miền Nam tức là Việt Nam cộng hoà. Tôi cho rằng nói như vậy là không khách quan, không thuyết phục, không phù hợp với truyền thống lịch sử đấu tranh thống nhất đất nước của dân tộc Việt Nam.
Xuyên suốt hơn bốn nghìn năm lịch sử của dân tộc Việt Nam là một quá trình đấu tranh mở mang bờ cõi và thống nhất đất nước. Nhìn lại lịch sử cận đại và hiện đại để cùng xem xét. Nước ta đã giành được độc lập sau 1000 năm Bắc thuộc do Ngô Quyền chiến thắng quân Nam Hán năm 938 trên sông Bạch Đằng thật vẻ vang. Thế rồi đến giai đoạn tình hình nội bộ lộn xộn 12 xứ quân nổi lên cát cứ, chia cắt đất nước. Đinh Bộ Lĩnh đã phất cờ bông lau dẹp loạn thống nhất non sông lấy tên là Đại Cồ Việt, lập ra triều đại nhà Đinh, Đinh Tiên Hoàng lên ngôi vua vào năm 968, Ông đã lên ngôi thật vẻ vang. Đến triều đại nhà Lê, vua Lê - chúa Trịnh, Trịnh- Nguyễn phân tranh lấy sông Gianh làm giới tuyến, hai miền Nam Bắc chia đôi, Đàng trong do chúa Nguyễn cai trị, Đàng Ngoài do chúa Trịnh cai trị, chiến tranh kéo dài hơn 100 năm không phân thắng bai. Nguyễn Huệ phất cờ khởi nghĩa dẹp Trịnh, dẹp Nguyễn giúp nhà Lê thống nhất đất nước, ông còn đưa quân đánh bại quân nhà Thanh do Lê Chiêu Thống hèn hạ rước về vào năm 1789. Sau đó ông lên ngôi Hoàng Đế lấy tên hiệu là Quang Trung, thật vẻ vang. Thời kỳ Pháp đô hộ, xâm lược Việt Nam kéo dài gần một trăm năm. Nguyễn Ái Quốc đã ra đi tìm đường cứu nước, sau 30 năm bôn ba hải ngoại, Ông về nước lãnh đạo nhân dân Việt nam kháng chiến. Đã phát động cuộc tổng khởi nghĩa vũ trang trên toàn quốc vào 19/8/1945 giành chính quyền từ tay phát xít Nhật, lập ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, nhà nước Công-Nông đầu tiên ở Đông nam Á. Pháp quay trở lại cướp nước ta lần thứ hai, Hồ Chí Minh đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam kháng chiến 9 năm giành thắng lợi, sau chiến dịch Điện Biên Phủ, hiệp định Giơ-Ne-Vơ được ký kết vào tháng 7 năm 1954. Quốc tế công nhận nước Việt Nam độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ. Chỉ tạm thời chia Việt Nam thành hai miền Nam - Bắc lấy vỹ tuyến 17 làm ranh giới tạm thời và sẽ tổng tuyển cử vào tháng 7 năm 1956. Thắng lợi Điện Biên Phủ các ông có thể không được phổ biến đầy đủ về vai trò ý nghĩa của nó. Lẽ ra năm 1956 sẽ tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Ba giai đoạn của lịch sử là ba cuộc đấu tranh thống nhất đất nước đều do những người nông dân, xuất thân từ nông dân áo vải phất cờ khởi nghĩa. Họ là những người đại diện cho nguyện vọng ý chí của nhân dân về một nước Việt Nam thống nhất. Ông nói miền Nam của các ông, miền Bắc của chúng tôi là trái với nguyện vọng của tuyệt đại đa số nhân dân Việt Nam.
Miền Nam, miền Bắc đã có hai thời kỳ chia cắt nhưng không thể chia cắt vĩnh viễn. Ông đã đăng ảnh đền thờ Quốc tổ Hùng Vương tôi hoan nghênh. Nước ta có từ thời Hùng Vương, trung tâm ở khu vực Phú Thọ ngày nay, tổ tiên ta mở mang bờ cõi tiến về phương nam. Thời nhà Nguyễn mở mang mạnh mẽ nhất vào phía nam. Người miền Nam đều là con cháu vua Hùng mở mang ra cả, gốc gác miền Nam cũng từ phía bắc tiến vào.
Dòng họ Huỳnh cũng gốc từ miền bắc vào, khi vào Nam theo chúa Nguyễn Hoàng, để khỏi phạm huý đã đổi họ từ Hoàng sang Huỳnh. Hoàng - Huỳnh là một, ông đang vận động kết nối các thành viên dòng họ Hoàng - Huỳnh mà lại bảo miền Nam của các ông, miền Bắc của chúng tôi là mâu thuẫn với chính ông và trái với lòng dân.
Từ khi Nguyễn Ánh "cõng rắn cắn gà nhà", năm 1858 Pháp nổ phát súng đầu tiên đánh vào Đà Nẵng, đến năm 1884 họ đã thực hiện xong mưu đồ đô hộ Việt Nam, cả dân tộc ta sống trong lầm than đau khổ. Các phong trào đấu tranh của các sỹ phu yêu nước đều thất bại, bị đàn áp dìm trong biển máu. Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã ra đi tìm đường cứu nước, lãnh đạo kháng chiến thành công. Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng, hiệp định Giơ-Ne-Vơ được ký kết lập lại hoà bình ở Đông Dương. Theo hiệp định năm 1956 tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Ngô Đình Diệm và người Pháp, người Mỹ đã có âm mưu phá hoại bầu cử ngay từ sau khi ký hiệp định. Lúc đó dân số miền Bắc nhiều hơn miền nam ba triệu người, nếu bầu cử ông Ngô Đình Diệm sẽ thua ông Hồ Chí Minh. Chính vì thế họ đã đưa ra chiêu bài Chúa vào Nam, xúi dục, cưỡng bức 1 triệu giáo dân miền Bắc di cư vào Nam để hòng chống lại việc thống nhất đất nước và có lợi khi bầu cử, vì những người di cư đều là Thiên chúa giáo sẽ bầu cho Ngô Đình Diệm, ông ta là người Công giáo cuồng nhiệt, chống Cộng điên cuồng. Ngô Đình Diệm được quốc trưởng Bảo Đại đưa lên làm thủ tướng, ông đã cho tay chân bí mật tổ chức bầu cử thử ở Vĩnh Trà (Nam bộ) kết quả Hồ Chí Minh được 95% số phiếu, Bảo Đại chỉ được 5%, thấy uy tín của Bảo Đại thấp ông Diệm tổ chức trưng cầu dân ý vào năm 1955, phế truất Bảo Đại để lên làm quốc trưởng đổi tên nước ở miền Nam từ Quốc gia Việt Nam thành Việt Nam cộng hoà. Từ đó ông tuyên bố bác bỏ tổng tuyển cử và bất hợp tác với người Pháp buộc Pháp phải rút quân đội viễn chnh khỏi Dông Dương mở đường cho quân Mỹ vào Miền Nam. Sau đó ông cùng với người Mỹ phá hoại hiệp định Giơ ne vơ. Nếu ông Diệm không phá hoại tổng tuyển cử thì tôi và ông không cầm súng ở hai bên chiến tuyến trực chờ bắn nhau. Quốc tế công nhận Việt Nam độc lập thống nhất thông qua tổng tuyển cử. Nếu bầu cử ông Diệm sẽ thua, mặc dù ông cũng là người có tính dân tộc chống lại nước Pháp, nhưng lại thân Mỹ, tư tưởng đường lối của ông không được đa số nhân dân ủng hộ.
Vấn đề phân chia hai miền Nam - Bắc là do tội lỗi của Ngô Đình Diệm cầm đầu cùng những người thuộc hạ của ông, được người Mỹ hậu thuẫn. Việt Nam cộng hoà là do người Mỹ dưng tên tay sai bán nước Ngô Đình Diệm lên lập ra, điều đó hoàn toàn bất hợp pháp, trái với hiệp định Gioneve.
* Vấn đề thứ hai : Ông nói chúng tôi là SINH BẮC TỬ NAM, năm 1960 theo đường Trường Sơn vào để xâm lược miền Nam.
Sau năm 1954 miền Bắc nghiêm chỉnh chấp hành hiệp định Giơ-Ne-Vơ và thực hiện giải trừ quân bị cho phục viên chuyển ngành tới mười vạn quân, hừng hực khí thế xây dựng sau chiến tranh,
chuẩn bị cho tổng tuyển cử vào tháng 7/1954 để thống nhất đất nước. Nhưng ở miền Nam ông Ngô Đình Diệm tuyên bố bác bỏ hiệp định Giơ- Ne-Vơ, không thực hiện tổng tuyển cử, bất hợp tác với chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà. Uỷ ban giám sát quốc tế về bầu cử gồm ba nước: Ấn Độ dẫn đầu, Ca na đa và Ba Lan, nhưng ông Diệm bất hợp tác nên không tiến hành tổng tuyển cử được, Uỷ ban bị vô hiệu hoá.
Ông Diệm đã mở ra một chiến dịch "Tố Cộng, diệt Cộng" với chỉ thị: Thấy Cộng sản là bắn bỏ, thấy ai ủng hộ Cộng sản là bắn bỏ. Ông đã ban hành đạo luật 10/59 lê máy chém đi khắp miền Nam truy lùng bắt bớ chém giết những người yêu nước, với chỉ thị chỉ xét trong vòng 3 ngày là xử ngay, giết nhầm còn hơn bỏ sót. Hàng chục vạn người yêu nước đã bị hãm hại. Ông còn dồn dân vào các ấp chiến lược với âm mưu tát nước bắt cá, thực chất là đưa nhân dân miền Nam vào các trại tập trung để quản thúc. Phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam sôi sục để lật đổ chế độ Diệm - Nhu. Ông Diệm còn lớn tiếng hô lấp sông Bến Hải Bắc tiến vv. Ông kêu gọi người Mỹ đưa quân vào miền Nam Việt Nam. Thế rồi họ đã vào và gây ra cuộc chiến tranh phá hoại tàn khốc đối với miền Bắc Việt Nam, thực hiện các chiến lược chiến tranh ở miền Nam Việt Nam với hơn nửa triệu quân Mỹ và quân chư hầu gây ra bao nhiêu đau khổ hy sinh, mất mát cho nhân dân miền Nam.
Hồ Chí Minh nói: Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn song chân lý đó không bao giờ thay đổi. Trước sự đau khổ và lời kêu gọi của đồng bào miền Nam, miền Bắc đã chi viện cho miền Nam chống Mỹ cứu nước. Ngày 19/5/1959 đoàn 559 được thành lập để bắt nối liên lạc và chi viện cho nhân dân miền Nam đánh Mỹ chứ không phải năm 1960 . Đoàn 559 sau này phát triển thành Bộ Tư lệnh Trường Sơn, tôi có 6 năm chiến đấu ở đây nên hiểu rõ vấn đề này. Tôi đã hành quân bộ hai tháng vượt Trường Sơn vào chiến trường chiến đấu, có người đi bộ 6 tháng mới vào đến chiến trường Nam Bộ. Vô cùng khó khăn gian khổ ác liệt nhưng vẫn hăng hái lên đường. Trường Sơn là một chiến trường mà Mỹ đã huy động lực lượng không quân đánh phá bom đạn với quy mô và mức độ ác liệt nhất trong lịch sử chiến tranh của nhân loại. Trong cuộc chiến chống Mỹ cứu nước hơn một triệu chiến sỹ đã hy sinh trên chiến trường miền Nam vì sự nghiệp giải phóng miền Nam thốmg nhất đất nước. Không như ông nói chúng tôi là SINH BẮC TỬ NAM, mà phải nói là sinh ra từ miền Bắc vào chiến đấu giải phóng miền Nam hy sinh vì Tổ quốc. Nếu không có Ngô Đình Diệm cùng bè lũ tay sai bán nước phá hoại hiệp định Giơ-Ne-Vơ thì không có sự hy sinh xương máu này.
* Vấn đề thứ ba: Ông nói "Đánh cho Mỹ cút, đánh cho nguỵ nhào" là miệt thị chế độ Việt Nam cộng hoà.
Tôi xin nói về từ Ngụy: Ngụy là một từ gốc Hán trong tiếng Việt có nhiều nghĩa tùy thuộc vào văn cảnh và từ ghép với nó. Nghĩa hay gặp có nghĩa là làm một cách giả tạo như trong từ ngụy trang, ngụy tạo. Một nghĩa khác là chỉ sự không chính thống, không được công nhận, bất hợp pháp như là trong từ ngụy triều, ngụy binh, ngụy quân, ngụy quyền.
Tại Việt Nam, Trong chính trị, từ này được dùng để chỉ một triều đình hoặc chính quyền do soán đoạt mà có, hoặc do quân xâm lược nước ngoài dựng lên để hợp thức hóa sự xâm lược, đô hộ và phục vụ cho sự đô hộ, xâm lược đó. Còn bản thân chính quyền đó không có thực quyền, thực lực, hữu danh vô thực, không đủ tiêu chuẩn, phẩm chất của một chính quyền hay triều đình đúng nghĩa, mang tính chất bất hợp pháp và không chính danh. Trong lịch sử các nước Đông Á như Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam, từ ngụy được sử dụng nhiều trong các văn bản lịch sử.
Ở phương Tây, thuật ngữ "ngụy quyền" có cách gọi khác là chính quyền tay sai, hoặc Chính phủ bù nhìn (Puppet State).
Theo Từ điển bách khoa quân sự Việt Nam (2007) thì: "Ngụy quyền là chính quyền bản xứ do thế lực nước ngoài dựng lên, nuôi dưỡng, sử dụng làm công cụ xâm lược, nô dịch của họ. Ở Việt Nam, chính quyền Bảo Đại (1949-1954) và chính quyền Sài Gòn (1954-1975) đều là ngụy quyền (do Pháp và Mỹ dựng lên)"
Với phân tích như trên, chính quyền Sài Gòn là ngụy quyền, quân đội Sài Gòn là hoàn toàn chính xác.
Trong bài thơ chúc tết Kỷ Dậu năm 1969 của Hồ Chí Minh đối với toàn thể dân tộc Việt Nam. Toàn văn bài thơ như sau:
Năm qua thắng lợi vẻ vang
Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to
Vì độc lập, vì tự do
Đánh cho Mỹ cút, đánh cho nguỵ nhào
Tiến lên chiến sỹ đồng bào
Bắc Nam xum họp xuân nào vui hơn.
Đánh cho Mỹ cút: Người Mỹ đã thua, hiệp định Pa Ri được ký kết . Mỹ đã rút quân khỏi Việt Nam vì họ sang xâm lược.
Đánh cho nguỵ nhào: Quân ngụy Sài Gòn đã sụp đổ tan rã, Đại tướng Dương Văn Minh tổng thống Nguỵ quyền Sài Gòn đã tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Nhưng chúng tôi chỉ đánh cho nhào thôi tức là tan rã tuỳ nghi di tản, tháo chạy. Quân đội nhân dân Việt Nam theo lời dạy của lãnh tụ Hồ Chí Minh rất nhân nghĩa, không sát hại những người thua cuộc. Không có sự trả thù đẫm máu sau chiến thắng. Đại tướng Dương Văn Minh đã được thả tự do cùng với tất cả sỹ quan binh lính ngụy quân sau khi được cải tạo giáo dục. Chưa có nơi nào trên thế giới đối xử nhân đạo văn minh như vậy. Về tổng thể là như thế, tuy vậy cũng có thể có nơi có chỗ có vấn đề thực hiện chưa hoàn chỉnh.
* Vấn đề thứ tư: Anh nói tương lai của dân tộc Việt Nam nằm trong tay những người ở quốc nội, nhận định của anh là hoàn toàn đúng, chỉ có người Việt Nam mới quyết định được tương lai của mình, không ai có thể can thiệp được. Đảng và nhà nước Việt Nam khuyến khích đồng bào ta ở nước ngoài hướng về xây dựng đất nước với các chính sách thông thoáng bình đẳng tạo điều kiện thuận lợi trong sản xuất kinh doanh. Người Việt Nam ở nước ngoài có quyền tham gia xây dựng đất nước như ông Nguyễn Cao kỳ đã từng là trung tướng - phó tổng thống Việt Nam cộng hoà là một ví dụ. Còn về tình hình đất nước sau 43 năm thống nhất đã đạt được những thành tựu quan trọng, được quốc tế thừa nhận và đánh giá cao. Tuy vậy cũng còn nhiều vấn đề phải giải quyết nhất là tham nhũng tiêu cực lãng phí có nơi có chỗ nghiêm trọng. Đảng Cộng sản, chính phủ và toàn thể nhân dân Việt Nam đang quyết tâm khắc phục để xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh văn minh.
Chiến tranh đã kết thúc, cả thế giới đều có đánh giá tốt về Việt Nam. Hồ Chí Minh được UNESCO tôn vinh là Danh nhân văn hoá thế giới, Võ Nguyên Giáp được xếp vào một trong những vị tướng tài hàng đầu trong lịch sử chiến tranh của nhân loại. Phía ngụy quyền, ngụy quân ông xem được thế giới đánh giá các tổng thống các tướng lĩnh như thế nào.?
Tại hội nghị Pa ri, Việt Nam dân chủ cộng hoà công nhận Việt Nam công hoà và yêu cầu Mỹ - Thiệu cũng phải công nhận Chính phủ Cách mạng lâm thời cộng hoà Miền Nam Việt Nam. Đây là vấn đề sách lược tài tình của Đảng Lao Động Việt Nam và lãnh tụ Hồ Chí Minh nhằm đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào.
Chung qui các vấn đề, các phát biểu đưa ra mục đích cuối cùng là cho bộ sử mới ra đời bỏ cụm từ “ngụy quân”, “ngụy quyền”, công nhận chế độ Việt Nam Cộng hoà song song tồn tại với Việt Nam dân chủ cộng hoà trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Như vậy là họ đã ghi vào lịch sử dân tộc : Miền Bắc là Việt Nam dân chủ cộng hoà xâm lược Miền Nam là Việt Nam cộng hoà. Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước là phi nghĩa.
VẤN ĐỀ Công nhận Việt Nam cộng hoà vì họ đã chiến đấu bảo vệ Hoàng Sa. Là viện trưởng Viện lịch sử Đảng mà PGS - TS Nguyễn Mạnh Hà nói như vậy thì hoàn toàn sai lầm.
HOÀNG SA
Theo hòa ước San Francisco buộc Nhật từ bỏ sự chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa.
Lợi dụng tình hình rối ren Nhật đầu hàng đồng minh, quân Tưởng Giới Thạch được giao phó giải giáp quân Nhật từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc theo hiệp định Potsdam.
Ngày 29/11/1946 Trung Hoa Dân Quốc đưa bốn chiến hạm xuất phát từ cảng Ngô Tùng tới đảo Hoàng Sa và đổ bộ lên đây chiếm giữ đảo Phú Lâm. Lúc này Trung Hoa còn gọi Hoàng Sa là Đoàn Sa, chưa phải mang tên Nam Sa.
Chính phủ Pháp chính thức phản đối sự chiếm đóng bất hợp pháp trên của Trung Hoa Dân Quốc và ngày 17-10-1947.
Đến năm 1950 do thất bại chạy khỏi lục địa Trung Hoa, quân Trung Hoa Dân Quốc đã rút khỏi Hoàng Sa.
Chính phủ Pháp chính thức chuyển giao cho chính phủ Bảo Đại quyền quản lý các quần đảo Hoàng Sa. Thủ hiến Trung phần là Phan Văn Giáo đã chủ tọa việc chuyển giao quyền hành ở quần đảo Hoàng Sa. Thủ tướng kiêm ngoại trưởng Trần Văn Hữu của chính phủ Bảo Đại đã tuyên bố rằng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ Việt Nam. Sau năm 1950, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa không còn quân nước ngoài chiếm đóng ngoài lực lượng trú phòng Việt Nam của chính quyền Bảo Đại.
Hiệp định Geneve ký kết năm 1954 chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương, công nhận độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thống nhất của nước Việt Nam. Điều 1 qui định đường ranh tạm thời về quân sự được ấn định bởi sông Bến Hải (ở vĩ tuyến 17). Đường ranh tạm thời này cũng được kéo dài ra trong hai phần bằng một đường thẳng từ bờ biển ra ngoài khơi theo điều 4 của hiệp định. Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở biển Đông ở dưới vĩ tuyến 17 sẽ đặt dưới sự quản lý hành chính của phía chính quyền quản lý miền Nam.
Như thế, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được đặt dưới sự quản lý hành chính của chính quyền Bảo Đại tiếp theo là ngụy quyền Sài Gòn, lúc ấy hai quần đảo này chưa có sự chiếm đóng của bất cứ quân đội nước nào ngoài quân đội Pháp.
Việc Pháp thua trận ở Điện Biên Phủ và ký Hiệp định Gênvo ngày 20 tháng 7 năm 1954, buộc quân Pháp phải rút khỏi Việt Nam vào tháng 4 năm 1956 và để khoảng trống bố phòng ở Biển Đông.
Lợi dụng lúc này Trung Quốc đã đánh chiếm nhóm phía Đông quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
TRUNG QUỐC ĐÁNH CHIẾM HẾT QUẦN ĐẢO HOÀNG SA CỦA VIỆT NAM
Lợi dụng tình sau hiệp định Pa ri, Mỹ rút quân khỏi Việt Nam, Trung Quốc thực hiện âm mưu đánh chiếm hết các đảo phía tây quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Ngày 15 tháng 1 năm 1974, sau khi tuyên bố lên án ngụy quyền Sài Gòn đã “xâm lấn đất đai của Trung Quốc”, “tất các quần đảo Nam Sa, Tây Sa, Đông Sa và Trung Sa là lãnh thổ của Trung Quốc”… Trung Quốc đã đưa quân đổ bộ và cắm cờ Trung Quốc lên các đảo Hữu Nhật, Quang Ảnh, Quang Hòa và Duy Mộng thuộc nhóm đảo phía Tây quần đảo Hoàng Sa.
Ngày 16 tháng 01 năm 1974, Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt của hải quân ngụy đã đưa phái đoàn quân lực ra Hoàng Sa và phát hiện hai chiến hạm số 402 và 407 của Hải quân Trung Quốc đang ở gần đảo Hữu Nhật, xác nhận quân Trung Quốc đã chiếm đóng, cắm cờ trên các đảo Quang Hòa, Duy Mộng, Quang Ảnh… Lập tức Ngoại trưởng Vương Văn Bắc họp báo tố cáo Bắc Kinh đã huy động tàu chiến vi phạm vùng biển quần đảo Hoàng Sa và đưa binh lính đổ bộ xâm chiếm các đảo Hữu Nhật, Quang Ảnh, Quang Hòa, Duy Mộng thuộc nhóm phía tây quần đảo Hoàng Sa.
Ngày 17 tháng 01 đến ngày 20 tháng 01 năm 1974, trận hải chiến giữa lực lượng hải quân ngụy và lực lượng hải, lục, không quân của Trung Quốc xảy ra. Quân ngụy Sài Gòn thua trận, nhiều binh sĩ đã tử trận, quân ngụy Sài Gòn đã không thể giữ được các đảo thuộc nhóm phía Tây quần đảo Hoàng Sa. Trong trận Hải chiến này 4 tàu chiến của hải quân ngụy HQ4 , HQ5 không bắn vào tàu TQ mà bắn vào hai tàu HQ10 và16 . Có lẽ không muốn bắn vào tàu mình nên HQ 4 báo cáo pháo hỏng không chỉnh bắn được còn HQ5 nã pháo vào các tàu HQ10;16 . HQ10 bị chìm và HQ16 bị thương nặng lếch về Đà Nẵng , công binh QĐ1 xuống kiểm tra phát hiện một quả đạn pháo 127 ly từ tàu HQ5 bắn nhưng không nổ . Đây là nhân chứng khẳng định cuộc ngụy chiến ở Hoàng Sa. Chỉ HQ-10 bị bắn chìm. HQ-16 bị thương nhưng vẫn chạy được về Đà Nẵng sửa chữa rồi về SG nhận vinh danh. HQ-04 và HQ-05 không hề hấn gì nên mới chạy tuốt sang Su bích, bỏ mặc chiến hữu cho quân TQ bắt, 74 binh sĩ bị chết.
Có tin nói rằng đã có thoả thuận giữa Mỹ với Trung Quốc về việc Trung quốc đánh chiếm nốt phía tây quần đảo Hoàng Sa, Mỹ không phản đối và không ủng hộ mà còn khống chế quân đội ngụy Sài Gòn đánh chiếm lại.
TÓM LẠI quân ngụy Sài Gòn đã để mất toàn bộ quần đảo Hoàng Sa vào tay Trung Quốc do sự bạc nhược, hèn nhát trong chiến đấu.
Việc ông Nguyễn Mạnh Hà ca ngợi chế độ Sài Gòn chiến đấu bảo vệ Hoàng Sa là lố bịch.
TRƯỜNG SA
1. ĐÀI LOAN CHIẾM ĐẢO BA BÌNH
Lợi dụng tình hình rối ren Nhật đầu hàng đồng minh, quân Tưởng Giới Thạch được giao phó giải giáp quân Nhật từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc theo hiệp định Postdam, họ đã chiếm giữ đảo Ba Bình (Itu Aba) thuộc quần đảo Trường Sa vào đầu năm 1947. Do áp lực của Pháp và do thua phải bỏ chạy khỏi lục địa Trung Hoa chạy ra Đài Loan, năm 1950 Tưởng Giới Thạch rút quân khỏi đảo Ba Bình. Năm 1956 lợi dụng lúc Pháp rút quân khỏi Việt Nam, Đài Loan tái chiếm đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa, cho đến nay Đài Loan vẫn chiếm giữ trái phép đảo Ba Bình (Itu Aba), là đảo lớn nhất thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam
2. PHI LIP PIN CHIẾM 7 ĐẢO
Năm 1933, nhà cầm quyền Pháp sáp nhập một số đảo chính và các đảo phụ thuộc của chúng trong quần đảo Trường Sa - bao gồm cả các đảo Song Tử Đông và Song Tử Tây - vào địa phận tỉnh Bà Rịa của Nam Kỳ, Đông Dương thuộc Pháp.
Năm 1956 ngụy quyền Sài Gòn ra đời và cử tàu đi thị sát quần đảo Trường Sa. Năm 1963, Hải quân ngụy đưa ba tàu là HQ-404 Hương Giang, HQ-01 Chi Lăng và HQ-09 Kì Hoà ra xây dựng lại bia chủ quyền Việt Nam tại một số đảo thuộc Trường Sa. Sách trắng năm 1975 về quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Bộ Ngoại giao nguy quyền Sài Gòn nêu rõ ngày xây dựng lại bia chủ quyền ở 6 đảo: ngày 19-5-1963, ở đảo Trường Sa; ngày 20-5-1963, ở đảo An Bang; ngày 22-5-1963, ở đảo Thị Tứ và Loại Ta; ngày 24-5-1963 ở đảo Song Tử Đông và đảo Song Tử Tây.
Đến năm 1970. Philippines đã tổ chức chiếm giữ đảo Song Tử Đông, đảo Thị Tứ, đảo Loại Ta và 4 đảo nữa. Domingo Tucay là một trung úy trẻ tham gia cuộc hành quân đó kể lại, họ mang theo mật lệnh, được dặn đến tọa độ nhất định mới được mở ra. Có 7 đảo, bãi hoàn toàn hoang vắng, họ chiếm đóng dễ dàng. Chỉ khi tới đảo Song Tử Tây, họ thấy quân ngụy Sài Gòn đóng. "Chúng tôi báo về sở chỉ huy, được chỉ thị cứ để mặc họ".
Trong những đảo Philipines chiếm dịp đó có 7 đảo nổi, Thị Tứ là đảo lớn thứ nhì, Bến Lạc (Đảo Dừa) là đảo lớn thứ ba, Song Tử Đông là đảo lớn thứ năm ở quần đảo Trường Sa.
Theo như bài báo đăng lời Tucay, nhiều tháng sau khi Philippines chiếm đóng 7 đảo ở quần đảo Trường Sa, các nước khác mới biết. Như vậy, Philippines đã chiếm nhiều đảo lớn của Việt Nam bao gồm Song Tử Đông mà không gặp kháng cự nào đồng thời không được công bố ra, cho thấy sự che giấu thông tin từ các bên có liên quan mà trực tiếp là ngụy quyền Sài Gòn đang quản lý và đóng quân trên quần đảo này vào thời điểm đó.
Đến năm 1975, khi ngụy quyền Sài Gòn sụp đổ Philippines vẫn chiếm đóng 7 đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
TÓM LẠI
Nguỵ quyền Sài Gòn đã để mất 8 đảo nổi ở Trường Sa, trong đó 7 vào tay Phi lip pin,1 vào tay Đài Loan.
VẤN ĐỀ CÔNG NHẬN VIỆT NAM CỘNG HOÀ để có pháp lý quốc tế đấu tranh bảo vệ Hoàng Sa, Trường Sa là sai lầm.
Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam từ khi Pháp chưa sang lược, không phải khi có chế độ tay sai bán nước ngụy quyền Sài Gòn mới có Hoàng Sa và Trường Sa. Thực tế họ không giữ được mà để các nước chiếm mất. Họ có tội chứ không phải có công. Lý luận của ông Hà là ngụy biện.
KẾT LUẬN
Bỏ “ ngụy quân” , “ ngụy quyền “ công nhận “Việt Nam cộng hoà” là một âm mưu, một sai lầm lịch sử của những nhà sử học đang lật sử và sẽ lật tiếp ...
Ngày 9/11/2018

ĐÔI LỜI CÙNG ANH NGUYỄN MẠNH HÀ, NGUYÊN VIỆN TRƯỞNG VIỆN LỊCH SỬ ĐẢNG

Bài viết trên facebook cá nhân Tuan Nguyen của Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn, Nguyên Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị Quân Đội Nhân dân Việt Nam. Chúng tôi xin trích dẫn lại như sau:
“Đôi lời cùng anh Nguyễn Mạnh Hà , nguyên Viện trưởng Viện lịch sử Đảng thuộc Học viện chính trị quốc gia HCM .
          Hôm qua dù bận việc tôi cũng cố xem cơ bản gần hết clip anh trao đổi tại CLB Cà phê số . Là người quen biết với anh tôi định gọi điện để trao đổi , song khi một người đã từng quen biết mà đã có thái độ khi nói về mình thiếu thân thiện thì chắc anh cũng không còn nhớ anh em mình đã từng nhiều lần ngồi bên nhau. Do vậy tôi dùng trang viết này để trao đổi công khai cùng anh và cộng đồng cư dân mạng cùng rõ về những quan điểm của anh khi phát biểu được đăng báo và dù anh nhắc không đăng báo song cái clip này vẫn được công khai trên mạng xã hội .
Trước hết tôi có vài dòng nói về tôi trong mối quan hệ phê phán quan điểm xét lại lịch sử này . Tôi vào Đảng trong thời điểm chiến tranh chống Mỹ ác liệt nhất và vừa bước vào tuổi 18 , tuổi chớm đủ tiêu chuẩn để được kết nạp vào Đảng Nhân dân cách mạng VN , khi anh còn ngồi ghế nhà trường tôi đã là sĩ quan quân đội nhân dân VN ( cả anh Võ Tiến Trung cũng vậy ) , tôi cũng không có học hàm PGS , học vị Tiến sĩ như anh .. song cuộc sống luôn là như thế mình có thể hơn người này điểm này song cũng sẽ thua điểm khác đó là chuyện bình thường , tôi chưa bao giờ cho mình hơn người khác tất cả . Vài lời như vậy để chúng ta hiểu nhau .
Về những nội dung anh đề cập đến lịch sử giai đoạn 1945-1975 tôi thấy anh đã phạm nhiều sai sót thậm chí đó là những sai sót không thể chấp nhận được . Đó là :
Trước hết khi có người hỏi anh mối quan hệ giữa ông Phan Huy Quát nguyên Thủ tướng bù nhìn của chế độ ngụy ở Miền Nam VN thời điểm 1965 và sau đó là Chủ tịch cái gọi là Hội đồng liên tôn chống Cộng ở miền Nam với ông Phan Huy Lê như thế nào ? Anh lại trả lời chỉ là họ hàng bà con . Trong khi lúc bình thường anh luôn một thầy, hai thầy Phan Huy Lê và trong nghiên cứu anh luôn lấy trước tác của ông làm kim chỉ nam cho nghiên cứu lịch sử của mình , anh lại không biết rằng ông PHL là em cùng cha khác mẹ với ông Phan Huy Quát , một kẽ suốt cả cuộc đời làm tay sai cho giặc phản dân , hại nước mà hầu hết ai cũng biết mối quan hệ này , nhất là sau khi bộ sử 15 tập lúc đầu do ông PHL làm TCB sau này chuyển lại cho ông TĐC thay thế đã có những nội dung đánh giá và đưa vào Bộ sử này , đã bị dư luận xã hội , báo chí nhất là báo mạng vạch rõ .
Ông Nguyễn Mạnh Hà, học trò ông Phan Huy Lê

Thứ hai khi đề cập đên chế độ ngụy Sài Gòn , anh lại phạm sai lầm tiếp khi anh nói chế độ này ra đời theo nội dung của Hiệp định Giơ ne vơ . Thật buồn cho anh , với tư cách là nhà sử học giao cho làm chủ biện tập sử viết về giai đoạn này anh lại có thể trả lời như vậy , làm sao tráo trở đến mức cho rằng cái chính thể do Mỹ lật lọng xé toạc HĐĐ Giơ ne vơ đựng nên chính quyền bù nhìn này vào năm 1956 sau cái gọi là trưng cầu dân ý dưới họng súng , lưỡi lê và sự đàn áp đẫm màu đồng bào miền Nam . Anh có nghe tiếng khóc than tham thiết của hàng vạn gia đình có người thân bị Mỹ ngụy bắt bớ tù đày và giết hại dã man ( Chợ Được , Vĩnh trinh , Phú Lợi , ...) trên khắp miền Nam hay không .
Các bài viết đã bị gỡ bỏ

Anh hãy trả lời cho mọi người rõ chổ nào trong HD Giơ ne vơ có chổ cho sự ra đời hợp pháp cái chế độ phản dân hại nước này ... Và từ cách lập luận đó anh đi đến nói rằng chế độ này tồn tại độc lập và không thể phủ nhận họ là một quốc gia , là nhà sử học sao anh có thể trả lời như vậy , anh là người CS và anh là thầy dạy về LSĐ , về HCM , anh quên mất hay cố bỏ đi lời tuyên bố bất hủ của Hồ Chí Minh “ Nước Việt Nam là một , dân tộc Việt Nam là một ; Sông có thể cạn núi có thể mòn song chân lý đó không bao giờ thay đổi “ và vì chân lý đó dân tộc ta đã đổ bao máu xương để cao HĐĐ Giơ ne vơ , để đi đến thống nhất nước nhà . Vậy ai phá hoại điều khoản Tổng tuyển cử thống nhất hai miền Bắc - Nam trong HĐĐ này ? Anh hãy trả lời cho nhân dân được rõ.

Toàn văn Bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khai mạc Hội nghị Trung ương 10 khoá XIII

[CAND] Sáng 18/9, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Thủ đô Hà Nội, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã chủ trì Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành ...